Phụ nữ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Chăm sóc thế nào?

Khi nhắc tới sinh thường, thai phụ thường nghĩ nhất định phải rạch tầng sinh môn. Điều này vô tình trở thành nỗi ám ảnh khiến nhiều mẹ bầu có quyết định đẻ mổ. Tuy nhiên, thực tế phụ nữ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Tại sao phải thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn? Cách chăm sóc vết rạch ra sao để đảm bảo tính thẩm mỹ sau sinh?

Bạn đang đọc: Phụ nữ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Chăm sóc thế nào?

1. Vị trí và chức năng của tầng sinh môn

Tầng sinh môn là “cửa ngõ” của quá trình giao hợp, giúp tinh trùng di chuyển vào tử cung, đồng thời cũng góp phần vào việc nuôi dưỡng thai nhi.

1.1. Tầng sinh môn nằm ở đâu?

Vị trí của tầng sinh môn nằm giữa hậu môn và âm đạo, có độ dài từ 4 đến 5cm. Tầng sinh môn là sự kết hợp của các mô mềm, dây chằng, cơ bịt dưới khung chậu.

Tầng sinh môn có tất cả 3 tầng gồm tầng sâu, tầng giữa, tầng nông:

– Tầng sâu có cơ nâng hậu môn cùng với cơ ngồi cụt. Hai cơ này được bảo vệ bởi hai lá cân tại tầng sinh môn sâu.

– Tầng giữa lại gồm cơ ngang sâu, cơ thắt niệu đạo. Được hai lá cân tầng sinh môn giữa bao bọc nên vị trí của hai cơ này đều ở tầng sinh môn trước.

– Cuối cùng là tầng nông với năm cơ là cơ ngang nông, cơ ngồi hang, cơ hành hang, cơ khít âm môn, cơ thắt hậu môn. Cơ thắt hậu môn nằm tại tầng sinh môn sau, bốn cơ còn lại có vị trí ở tầng sinh môn trước.

1.2. Chức năng của tầng sinh môn

Tầng sinh môn có chức năng chính là nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan tại vùng chậu gồm âm đạo, tử cung, trực tràng, bàng quang,… Đồng thời, đây cũng là nơi tiếp nhận tinh trùng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tình dục của phụ nữ.

Phụ nữ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Chăm sóc thế nào?

Tầng sinh môn nằm tại vị trí giữa hậu môn và âm đạo

Đặc biệt, trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn sẽ liên tục giãn nở để em bé có thể thuận lợi, dễ dàng ra ngoài hơn. Phụ nữ sở hữu tầng sinh môn không có khả năng giãn nở, giãn nở kém sẽ gặp khó khăn trong quá trình sinh con. Bộ phận này sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, bị rách, khó phục hồi. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ tầng sinh môn mà còn khiến cho việc quan hệ tình dục sau này của chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi giao hợp, phụ nữ có thể cảm thấy đau, mất cảm hứng, khó “lên đỉnh”. Lâu dần, tình trạng này dẫn đến lãnh cảm, giảm ham muốn, khiến tình cảm vợ chồng nguội lạnh.

2. Phụ nữ đẻ thường có phải thực hiện rạch tầng sinh môn không? Có hệ lụy gì không?

Khi đẻ thường, chị em phụ nữ thường rất quan tâm tới vấn đề rạch tầng sinh môn. Có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ lo ngại về việc đẻ thường  phải thực hiện tiểu phẫu rạch tầng sinh môn:

– Lo ngại rạch tầng sinh môn gây mất thẩm mỹ.

– Sợ sau khi rạch, việc quan hệ vợ chồng sẽ bị ảnh hưởng.

– Lo ngại các vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe như nhiễm trùng tại vùng rạch, viêm nhiễm phụ khoa,…

2.1. Thai phụ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không?

Theo số liệu thực tế, có tới 95% phụ nữ phải rạch tầng sinh môn khi đẻ thường. Trong quá trình thai nhi ra ngoài, tầng sinh môn sẽ liên tục giãn nở để hỗ trợ trẻ chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tầng sinh môn giãn nở kém, tử cung bị áp lực nặng nề trong quá trình co bóp không hoặc đầu em bé quá to dẫn tới việc phải cắt, rạch tầng sinh môn để đưa bé ra ngoài dễ dàng hơn, tránh bị ngạt.

Việc rạch tầng sinh môn với những thai phụ sinh thường được tiến hành như sau:

– Khi đầu bé bắt đầu ló ra tại cửa mình, các bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện thủ thuật rạch một đường mảnh, ngắn, chếch một khoảng 45 độ.

– Sau khi mở đường, em bé sẽ được đưa ra ngoài dễ dàng hơn mà mẹ không tốn quá nhiều sức lực.

Tìm hiểu thêm: Nam giới cần sàng lọc ung thư đại tràng sớm hơn nữ giới

Phụ nữ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Chăm sóc thế nào?

Đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Việc rạch tầng sinh môn giúp em bé ra ngoài dễ dàng hơn

Bên cạnh mục đích hỗ trợ các em bé ra ngoài dễ dàng hơn, việc rạch tầng sinh môn khi sinh thường cũng là để giúp các mẹ phòng tránh những vấn đề Sản khoa cần xử lý gấp như ngạt, sang chấn, mất máu nhiều, nguy cơ bị nứt, rách tầng sinh môn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đặc biệt là đời sống tình dục của chị em sau này.

Đối với những trường hợp sau đây, rạch tầng sinh môn là việc cần thiết để chị em sinh nở dễ dàng, thuận lợi hơn:

– Mẹ đẻ con so, tầng sinh môn giãn nở kém.

– Vùng chậu, đáy chậu bị viêm nhiễm, gây ra phù nề.

– Các mẹ bị viêm âm đạo trong thai kỳ.

– Thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh đầu bất đối xứng với khung chậu của mẹ.

– Thai phụ có những cơn co tử cung yếu.

– Mắc các bệnh lý cấp, mãn tính, đặc biệt về huyết áp, tim mạch.

2.2. Khi đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Những hệ lụy của rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn khi đẻ thường, nếu không được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm, tay nghề vững vàng, không được xử lý cẩn thận thì rất có thể sẽ dẫn tới một số hệ lụy:

– Vết rạch lâu lành, khó phục hồi.

– Gây bất tiện trong sinh hoạt của phụ nữ sau sinh.

– Dễ bị viêm, nhiễm trùng do nằm ở vị trí gần với hậu môn, âm đạo.

– Để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến đời sống tình cảm vợ chồng.

3. Chăm sóc thế nào để vết rạch tầng sinh môn nhanh lành?

Để vết rạch tầng sinh môn nhanh lành, chị em cần phải lưu ý chăm sóc, giữ gìn cẩn thận khu vực tầng sinh môn. Vết rạch tầng sinh môn sẽ còn đau trong khoảng từ 1 tới 2 tuần đầu sau sinh và lành sau khoảng 4 tuần đến 1 tháng. Trong thời gian này, các mẹ bỉm cần chú ý:

– Vệ sinh cẩn thận: Sản phụ có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn betadine pha loãng để vệ sinh khu vực rạch tầng sinh môn nhẹ nhàng.

– Sử dụng đồ lót dùng 1 lần hoặc giặt, vệ sinh đồ lót hàng ngày.

– Không thụt rửa, không nên sử dụng các loại đồ lót chật, bí, chất liệu thấm hút kém.

– Nên sử dụng đệm ngồi để tránh bị đau.

– Kiêng quan hệ trong thời gian vết rạch tầng sinh môn bình phục.

– Bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây trong bữa ăn, giúp nhuận tràng, tránh rặn hoặc gây áp lực xuống hậu môn.

– Hạn chế vận động mạnh, đi đứng nhẹ nhàng và hết sức cẩn thận.

– Nếu cần sử dụng thuốc giảm đau, các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, tránh lạm dụng thuốc sai chỉ định.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các mẹ bầu đã hiểu hơn về thủ thuật rạch tầng sinh môn khi đẻ thường. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp những thông tin hữu ích, giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn, sớm phục hồi sau sinh.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, phụ nữ sinh thường được thực hiện tiểu phẫu rạch tầng sinh môn khi cần thiết. Với sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa Sản, có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, các mẹ sẽ không cần lo ngại về vấn đề rạch tầng sinh môn để lại những hệ lụy sau sinh.

Phụ nữ đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Chăm sóc thế nào?

>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư vú hết bao nhiêu tiền là hợp lý?

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, phụ nữ sinh thường được thực hiện tiểu phẫu rạch tầng sinh môn và khâu thẩm mỹ sau sinh

Ngoài ra, với dịch vụ Thai sản trọn gói TCI, thai phụ cũng sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ thường xuyên, được hỗ trợ tư vấn, nhận những lời khuyên hữu ích để việc sinh nở diễn ra thuận lợi. Trong quá trình khám thai, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho các mẹ làm thế nào để có thể hạn chế việc rạch tầng sinh môn trong quá trình đẻ thường.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào hay cần được tư vấn cụ thể hơn về quy trình chăm sóc thai sản, đẻ thường tại Thu Cúc TCI, các mẹ bầu có thể liên hệ Thu Cúc TCI ngay nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *