Hành trình sinh mổ khó quên của mẹ bầu thai nhi thắt nút dây rốn

Sinh con là một điều thiêng liêng mà ai đã từng làm mẹ cũng đều được trải qua. Sản phụ Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1989 cũng đã trải qua hành trình sinh mổ lần 2 đầy khó quên tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI khi ở lần sinh này chị gặp phải vấn đề là thai nhi bị thắt nút dây rốn. Cùng với sự giúp đỡ của các bác sĩ và đội ngũ điều dưỡng, ca phẫu thuật đã thành công tốt đẹp.

Bạn đang đọc: Hành trình sinh mổ khó quên của mẹ bầu thai nhi thắt nút dây rốn

1. Chuẩn bị cho thai kỳ bình tĩnh và đầy đủ hơn

Theo kế hoạch thì vợ chồng chị Hạnh sẽ sinh 2 em bé, cho nên sau khi sinh bé đầu được một thời gian anh chị đã lên kế hoạch để sinh đứa thứ 2. Về phần chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi tập luyện đều được anh chị nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng.

Hành trình sinh mổ khó quên của mẹ bầu thai nhi thắt nút dây rốn

Chị Hạnh và em bé kề da ngay sau sinh mổ thai nhi bị thắt nút dây rốn

Anh chị đã chủ động tìm hiểu và quyết định đăng ký gói dịch vụ thai sản của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI. Từ đó quá trình mang thai của chị Hạnh trở nên nhẹ nhàng hơn. Sức khỏe thai kỳ của chị cũng được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi, tư vấn sát sao cùng với chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất: protein (thịt bò, trứng, thịt nạc, các loại hạt,…), các loại vitamin từ các loại rau củ quả, sắt và magie,….Chị Hạnh còn kết hợp chế độ tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga và luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất.

2. Chị Hạnh vượt cạn thành công với tình trạng thai nhi bị thắt nút dây rốn

Khi thai nhi được 37 tuần 3 ngày, chị Hạnh nhập viện ĐKQT Thu Cúc TCI trong tình trạng đã có các cơn co tử cung. Sau khi được kiểm tra, thăm khám thì bác sĩ phát hiện ra chị có dấu hiệu suy thai. Ngay lập tức sản phụ được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả mẹ và em bé. Ca phẫu thuật diễn ra trong phòng mổ vô khuẩn 1 chiều, cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến. Bác sĩ phụ trách mổ cho chị Hạnh là bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó giám đốc bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, kiêm Trưởng khoa Phụ Sản.

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, ca mổ đã thành công tốt đẹp. Em bé chào đời mạnh khỏe, bình an, không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Khi đón em bé, bác sĩ Hà nhận thấy tình trạng thai nhi dây rốn thắt nút.

Dây rốn thắt nút trong quá trình mang thai là trường hợp hiếm gắp và cũng rất khó để có thể phát hiện nhưng nó lại là nguyên nhân gây nguy hiểm cho thai nhi. Bởi vì trong thai kỳ, dây rốn đóng vai trò vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất từ cơ thể mẹ sang thai nhi, đảm bảo và nuôi dưỡng sự sống của em bé khi ở trong bụng mẹ. Do một nguyên nhân hay yếu tố nào đó mà khiến dây rốn bị thắt nút sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất, tùy vào nút thắt chặt hay lỏng sẽ gây ra các biến chứng cho em bé trong thai kỳ.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về ung thư tuyến tụy giai đoạn III

Hành trình sinh mổ khó quên của mẹ bầu thai nhi thắt nút dây rốn

Hình ảnh thai nhi bị thắt nút dây rốn khi trào đời

Trường hợp của chị Hạnh xuất hiện cơn co tử cung ở 37 tuần 3 ngày, rất may mắn vì đã được chỉ định mổ đẻ kịp thời đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Nếu chậm trễ hơn có thể dẫn tới rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé vì thai nhi bị dây rốn thắt nút. Nếu tuần hoàn bị cản trở có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay khi em bé còn trong bụng mẹ.Thai sinh thường cũng có thể sẽ bị thiếu máu não, bại não hoặc trường hợp xấu nhất đó là tử vong ngay sau sinh (trong trường hợp nút thắt dây rốn bị chặt).

Chị Hạnh chia sẻ : “Đầu tiên chị được chỉ định gây tê tủy sống, lúc tiêm vào chỉ hơi nhói 1 chút. Quá trình này diễn ra khoảng 1 – 2 phút. Thật diệu kỳ, chỉ khoảng sau 20 phút là chị đã nghe thấy tiếng em bé khóc, lúc này chị mới vỡ òa vì hạnh phúc”.

Hành trình sinh mổ khó quên của mẹ bầu thai nhi thắt nút dây rốn

>>>>>Xem thêm: Sót rau sau sinh phải làm sao?

Thắt nút dây rốn thai nhi

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng thai bị bị dây rốn thắt nút

Theo các tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ thai nhi có dây rốn bị thắt nút chỉ chiếm khoảng 0,3 – 2,2%. Thai nhi này có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần thai nhi bình thường. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời bởi bác sĩ có tay nghề cao cùng với cơ sở vật chất hiện đại thì mẹ và em bé sẽ gặp nguy hiểm. Trường hợp của chị Hạnh là một trong những ca đẻ mổ đặc biệt, yêu cầu bác sĩ thực hiện ca mổ phải là người có trình độ chuyên môn cao cũng như bề dày kinh nghiệm để có thể xử lý kịp thời. Chúng ta không thể biết trước được các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình sinh đẻ, đó cũng chính là lý do mà các mẹ cần phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở bệnh viện đảm bảo.

Cũng từ trường hợp của chị Hạnh, các bác sĩ sản khoa tại Thu Cúc TCI khuyên các mẹ bầu rằng: “Các mẹ cần chú ý kiểm tra và theo dõi cử động thai thường xuyên, nếu mẹ  thấy có dấu hiệu nào bất thường thì cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Đặc biệt là vào các tuần cuối trước khi sinh”.

Hiện nay tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang có rất nhiều gói thai sản đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các mẹ bầu. Nếu các mẹ đang có nhu cầu tư vấn thêm thông tin chi tiết, mẹ vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ chi tiết và nhanh nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *