Trên thế giới đã có rất nhiều người từng và đang mắc bệnh sâu răng. Đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến nhưng những ảnh hưởng nó đem lại cũng không thể coi thường, đặc biệt với tình trạng bị sâu 2 răng cửa.
Bạn đang đọc: Bị sâu 2 răng cửa và cách điều trị
1. Nguyên nhân khiến bị sâu 2 răng cửa
Sâu răng là bệnh lý khiến răng bị tổn thương phần mô cứng. Ban đầu, lớp men răng ở ngoài cùng sẽ bị làm mòn. Tiếp đến là tình trạng nặng hơn vào tới ngà răng, tủy răng dẫn tới viêm tủy hoặc hoại tử tủy. Quá trình này sẽ diễn ra khi răng mất khoáng do vi khuẩn ở những mảng bám hay vụn thức ăn gây nên.
Chủ yếu, răng cửa bị sâu sẽ do lối sống không lành mạnh của mỗi người. Điều này được thể hiện qua chế độ ăn uống, vệ sinh và chăm sóc răng hàng ngày:
– Không thực hiện đánh răng đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc đánh răng sai cách cũng có thể khiến cho những cặn bẩn, thức ăn thừa còn bám ở kẽ răng, chân răng. Đây là điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn tấn công, phát triển.
– Cao răng hình thành nhiều trong một khoảng thời gian không được làm sạch dẫn tới gây hại cho răng và nướu. Điều này không chỉ khiến răng cửa bị sâu mà còn nhiều bệnh lý khác như viêm nướu, viêm chân răng, …
– Không uống đủ nước mỗi ngày khiến khoang miệng khô, giảm tình trạng tiết nước bọt và có thể dẫn tới sâu răng. Điều này là bởi vai trò của nước bọt rất quan trọng. Nước bọt sẽ giúp rửa sạch những mảng bám và trung hòa axit ở trong khoang miệng.
– Những thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, đồ có lượng tinh bột cao hoặc ăn vặt nhiều sẽ là yếu tố gia tăng nguy cơ bị sâu răng. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở răng cửa và răng hàm.
2. Triệu chứng của tình trạng sâu răng cửa
Bệnh nhân sâu răng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau
Khi mắc phải tình trạng sâu răng cửa, thông thường bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng rõ ràng khi bệnh đã chuyển biến nặng như:
– Răng ngả màu nâu đen: Đây là một trong những biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy của tình trạng sâu răng. Cụ thể, men răng đang bị vi khuẩn ở trong khoang miệng phá hủy nên sẽ mất đi lớp sắc tố tự nhiên bên ngoài. Điều này sẽ khiến cho răng bị ngả sang màu nâu đen. Lúc này, tình trạng răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, nướu cũng dễ bị tổn thương.
– Thường xuyên bị ê buốt răng: Khi răng bị sâu, người bệnh sẽ có cảm giác bị ê buốt. Đặc biệt, quá trình ăn những đồ quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cảm giác đau nhức rõ hơn.
– Miệng có mùi hôi: Khi bị sâu răng cửa,, những vi khẩn vốn đang trong quá trình lên men sẽ tấn công vào sâu trong gây nên những mùi hôi khó chịu. Cùng với đó, răng sẽ thường xuyên bị đau buốt do đang gặp tổn thương.
3. Những ảnh hưởng từ việc răng cửa bị sâu
3.1 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ
Răng cửa có thể coi như bộ nhận diện chính của hàm răng do nằm ở vị trí ngoài cùng, lộ ra ngoài mỗi ngày. Răng cửa bị sâu sẽ khiến cho nụ cười của người bệnh trở nên kém thẩm mỹ hơn. Từ đó, việc giao tiếp, làm việc mỗi ngày cũng sẽ thêm khó khăn. Lâu ngày, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, xã giao mỗi ngày.
3.2 Gây mùi hôi trong miệng
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của bệnh lý sâu răng cửa chính là tạo nên những mùi hôi khó chịu từ khoang miệng. Cụ thể, vị trí răng đang bị sâu là nơi vi khuẩn từ các mảng bám đang phát triển mạnh mẽ. Những vi khuẩn này khiến răng hư hỏng, bốc lên những mùi khó chịu. Thậm chí trong trường hợp này, cấu trúc răng cũng có thể bị tổn hại.
3.3 Ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe răng miệng
Tình trạng sâu răng cửa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe răng miệng nói chung của người bệnh. Điển hình, đây có thể là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh khác có liên quan như bị viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm xương hàm, …
Theo thời gian, sâu răng có thể gây lây lan tới tủy răng, bị nhiễm trùng. Răng có thể bị gãy hẳn, cần phục hình răng giả. Hay nguy hiểm hơn, tính mạng người bệnh cũng có thể bị đe dọa.
3.4 Ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe toàn thân
Khi bị sâu răng không chỉ sức khỏe răng miệng và còn nhiều cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này là bởi các bộ phận trong cơ thể có sự liên kết với nhau nên khi bị sâu 2 răng cửa thì những bộ phận khác cũng sẽ chịu tác động. Điển hình nhất là những ảnh hưởng về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp. Trường hợp khi răng bị sâu nặng sẽ dẫn đến viêm nhiễm và tái lại nhiều lần. Khi đó, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, … cũng sẽ tăng.
3.5 Tinh thần bệnh nhân bị ảnh hưởng
Sâu răng cửa còn là yếu tố gây ảnh hưởng tới tinh thần của nhiều người. Những cơn đau nhức, khó chịu kéo dài sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dễ khiến bệnh nhân suy nghĩ trở nên tiêu cực. Điều này được lý giải bởi dưới mỗi răng đều tồn tại những dây thần kinh. Do đó, khi sâu răng, các dây thần kinh này sẽ bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân căng thẳng, lo âu.
4. Phương pháp điều trị khi bị sâu 2 răng cửa
Quá trình điều trị răng sâu thông thường gồm 2 bước:
4.1 Loại bỏ phần răng bị sâu
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư
Phương pháp điều trị răng sâu được bác sĩ chỉ định cụ thể tùy theo từng trường hợp
Để điều trị sâu răng cửa, bước thứ nhất, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần răng đã bị sâu để tránh tình trạng lâu lan. Kỹ thuật nạo đi vết sâu sẽ loại bỏ được triệt để phần răng đã bị sâu. Đặc biệt, thao tác này sẽ không gây ra bất kì tác động nào tới những mô răng lành. Nếu răng đã bị sâu vào tủy, bác sĩ sẽ cần tiến hành diệt tủy.
4.2 Phục hình răng
Quá trình điều trị tiếp theo sẽ tùy thuộc vào mức độ răng bị hư hỏng. Bác sĩ thường sẽ chỉ định một trong hai phương pháp: hàn trăm răng và bọc răng sứ.
Hàn trám răng được thực hiện đối với những vết sâu nhỏ hoặc vị trí mặt trong răng cửa. Khi đó, bác sĩ sẽ trám lỗ sâu bằng vật liệu có màu sắc tương đồng với răng thật.
>>>>>Xem thêm: Hot mom Quỳnh Giang sinh con: Bí quyết sinh mổ lần 2 nhẹ tênh
Sau khi điều trị sâu răng, bệnh nhân cần lưu ý thăm khám định kỳ để duy trì hiệu quả, tránh tái sâu
Với phương pháp bọc răng sứ, bác sĩ sẽ chỉ định khi răng đã bị sâu nặng, không còn nhiều men răng khỏe. Khi đó, việc lấy ra và sửa chữa những phần răng hư hỏng sẽ được tiến hành. Kế tiếp, một mão răng sứ sẽ được lắp lên để thay cho phần răng đã hỏng.
Trên đây là những điều cần biết khi gặp tình trạng bị sâu 2 răng cửa. Sau khi đã áp dụng điều trị thành công, mọi người cũng hãy nhớ khám định kỳ 6 tháng / lần để sức khỏe răng miệng luôn được đảm bảo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.