5 Lý do răng bọc sứ ăn bị đau và cách khắc phục

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa có thể áp dụng để cải thiện nhiều khiếm khuyết của răng. Để phương pháp thẩm mỹ nha khoa này phát huy hiệu quả một cách toàn diện, nha sĩ thực hiện bọc răng sứ phải có tay nghề cao. Nếu không, người bọc răng sứ có thể sẽ phải chịu một số vấn đề khó chịu, trong đó có tình trạng đau khi ăn. Vậy, cụ thể thì răng bọc sứ ăn bị đau là vì sao và làm thế nào để khắc phục?

Bạn đang đọc: 5 Lý do răng bọc sứ ăn bị đau và cách khắc phục

1. Bọc sứ có thể cải thiện hầu hết các khiếm khuyết của răng

Bọc sứ là một phương pháp mà trong đó, nha sĩ sẽ chụp và cố định mão sứ chuyên dụng lên cồi răng, nhằm cải thiện “diện mạo” của răng. Phương pháp này được tiến hành thông qua 6 bước sau: Thăm khám và lập kế hoạch, mài răng, lấy dấu răng, bọc răng sứ, điều chỉnh và hoàn thiện, hướng dẫn chăm sóc răng sau bọc sứ.

Hầu hết các khiếm khuyết của răng đều có thể cải thiện bằng bọc sứ. Cụ thể, chúng ta có thể điểm danh các khiếm khuyết đó như sau: Răng ố vàng, xỉn màu; răng nứt, vỡ, sứt, mẻ; răng khấp khểnh nhẹ; răng có kích thước nhỏ; răng có hình dạng không hài hòa; răng thưa; răng sâu,…

5 Lý do răng bọc sứ ăn bị đau và cách khắc phục

Bọc sứ là phương pháp mà trong đó mão sứ chuyên dụng được chụp và cố định lên cồi răng.

2. 5 Lý do răng bọc sứ ăn bị đau

Sau bọc sứ, bạn có thể cảm thấy đau khi ăn, đặc biệt là khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua. Tại sao vậy? Theo chuyên gia, tình trạng đó có thể xuất hiện do 1 trong 5 lý do sau:

– Cơ thể chưa thích ứng với mão sứ: Khi mão sứ mới được đặt, răng có thể sẽ cần thời gian để thích nghi với mão. Trong khoảng thời gian này, răng xuất hiện dị cảm khi ăn là một hiện tượng bình thường.

– Nha sĩ mài men răng quá nhiều: Để đặt mão sứ, một phần men răng phải được loại bỏ. Men răng là lớp ngoài cùng của răng; khi mất men, răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Thông thường, nếu men răng được loại bỏ đúng quy chuẩn, tình trạng đau hay ê buốt khi ăn sẽ không xuất hiện ở răng bọc sứ. Tuy nhiên, nếu men răng bị mài quá nhiều thì lại khác.

– Nhiễm trùng: Nếu răng bị nhiễm trùng sau bọc sứ, bạn có thể sẽ cảm thấy đau, khi ăn và ngay cả khi không ăn.

– Mão sứ không được đặt đúng vị trí: Nếu mão sứ được đặt không đúng vị trí, không hìa hòa với các răng xung quanh, khi ăn, bạn có thể sẽ cảm thấy đau, do áp lực ăn nhai tác động lên răng sứ và các răng xung quanh không đồng đều.

– Căng thẳng cơ hàm: Cắn quá mạnh có thể tạo áp lực lớn lên răng bọc sứ, làm phát sinh cảm giác đau khi ăn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân & cách trị hôi miệng hiệu quả nhất

5 Lý do răng bọc sứ ăn bị đau và cách khắc phục

Nếu răng bị nhiễm trùng sau bọc sứ, bạn có thể sẽ cảm thấy đau khi ăn.

3. Phương pháp khắc phục tình trạng răng bọc sứ ăn bị đau

Khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị đau khi ăn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của vấn đề. Chính vì vậy, cách tiếp cận toàn diện nhất để khắc phục tình trạng này là thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín. Tại đó, bạn sẽ được nha sĩ chẩn đoán xác định nguyên nhân phát sinh tình trạng đau khi ăn và chỉ định phương pháp điều trị cụ thể thích hợp. Theo đó, các phương pháp đó có thể là:

– Nếu răng bọc sứ bị đau khi ăn do cơ thể chưa thích ứng với mão sứ hoặc do nha sĩ mài men răng quá nhiều: Để hạn chế cảm giác đau, khi vệ sinh răng miệng, bạn nên sử dụng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm và kem đánh răng chứa Fluoride hoặc các thành phần khác, có cùng công dụng là giảm đau, củng cố men răng.

– Nếu răng bọc sứ bị đau khi ăn do nhiễm trùng: Nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tình trạng nhiễm trùng. Để điều trị tình trạng đó, thuốc kháng sinh có thể sẽ được kê trong một số trường hợp.

– Nếu răng bọc sứ bị đau khi ăn do mão sứ được đặt không đúng vị trí, không hài hòa với các răng xung quanh: Nha sĩ sẽ tiến hành đặt lại mão sứ. Trong trường hợp mão sứ bị mất tính năng, nha sĩ có thể sẽ đề xuất thay thế mão sứ mới.

– Nếu răng bọc sứ bị đau khi ăn do căng thẳng cơ hàm: Nếu bạn có thói quen cắn mạnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các động tác chống cắn răng. Bên cạnh phương pháp đó, nha sĩ còn có thể chỉ định bạn sử dụng dụng cụ nha khoa đặc biệt để giải tỏa căng thẳng cho răng bọc sứ và hàm.

Áp dụng những phương pháp trên, tình trạng răng bọc sứ ăn bị đau có thể sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, tình trạng đó có thể xuất hiện một hoặc nhiều lần nữa, đặc biệt là nếu chúng phát sinh do men răng bị mài quá nhiều hoặc do nhiễm trùng. Để hạn chế nguy cơ tình trạng răng bọc sứ bị đau khi ăn, bạn cần chăm sóc răng bọc sứ cẩn thận, theo 2 lưu ý sau:

– Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải ít nhất 2 lần mỗi ngày, trong 2 – 3 phút, sau khi ăn tối thiểu nửa giờ. Ngoài bàn chải, hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám ở những vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận.

– Ăn uống: Hạn chế thực phẩm kích thích, thực phẩm có tính acid, thực phẩm cứng, thực phẩm sẫm màu,…

5 Lý do răng bọc sứ ăn bị đau và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Nên đặt vòng tránh thai ở đâu Hà Nội?

Để vệ sinh răng miệng, ngoài bàn chải, hãy sử dụng thêm chỉ nha khoa.

Phía trên là 5 lý do răng bọc sứ bị đau khi ăn và cách khắc phục tương ứng. Hãy nhớ rằng việc khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị đau khi ăn phụ thuộc vào tình trạng riêng của bạn và nên được thảo luận với bác sĩ nha khoa để tìm ra giải pháp tốt nhất cho tình huống của bạn. Nếu còn băn khoăn về vấn đề này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng mọi thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *