Trong hành trình mang thai, bệnh lý thai kỳ là vấn đề khiến các mẹ bầu cảm thấy lo ngại nhất. Bởi vậy, thai phụ cần chuẩn bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để sẵn sàng ứng phó với bệnh lý thai kỳ khi gặp phải. Trường hợp của mẹ bầu Phạm Mai Thanh dưới đây là một trường hợp đặc biệt. Chị phải đối mặt với nhiều bệnh lý thai kỳ trong quá trình mang thai. Cùng tìm hiểu câu chuyện của chị Mai Thanh và dựa vào đó để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhé!
Bạn đang đọc: “Lãnh trọn combo” bệnh lý thai kỳ vẫn thành công đón quý tử chào đời
1. 9 tháng mang thai với đầy thử thách
Trên thực tế, có rất nhiều phụ nữ gặp phải bệnh lý thai kỳ, dẫn đến một vài biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trường hợp của thai phụ Phạm Mai Thanh là điển hình của việc mẹ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, có tác động tiêu cực tới sự phát triển của em bé trong bụng.
Chị Mai Thanh là khách hàng sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Với quan niệm “gái chửa cửa mả”, chị Mai Thanh và chồng không ngại đầu tư, chỉ cần đảm bảo được sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ, được các bác sĩ chuyên khoa từ các bệnh viện lớn hỗ trợ vượt cạn và được nhận những tiện ích tiện lợi trong thời gian lưu viện.
Cũng nhờ vào việc thường xuyên theo dõi sức khỏe, kiểm tra tình trạng thai nhi ở các mốc tuần thai quan trọng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI mà chị Mai Thanh đã được biết rõ về tình trạng của bản thân. Theo kết quả xét nghiệm máu cũng như thăm khám, kiểm tra đường huyết với nghiệm pháp dung nạp đường, chị Thanh được biết bản thân “lãnh trọn combo” bệnh lý gồm đa ối, viêm đường tiết niệu, tiểu đường thai kỳ, HBsAg(+) (viêm gan B mãn tính).
Chị Mai Thanh “lãnh trọn combo” bệnh lý gồm đa ối, viêm đường tiết niệu, tiểu đường thai kỳ, HBsAg(+)
Đầu tiên, nói về vấn đề đa ối, đây là tình trạng mà khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Đa ối là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối, xáo trộn sự cân bằng của nước ối. Tình trạng này thường xảy ra vào tuần thứ 16 – 20 của thai kỳ và dễ dẫn đến việc chuyển dạ sớm, bong rau thai, ngôi thai không thuận, sa dây rốn, nguy cơ băng huyết sau sinh,…
Tiếp theo là tình trạng viêm đường tiết niệu, một trong những tình trạng khiến chị Thanh khổ sở. Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang,… Bị viêm đường tiết niệu, chị Mai Thanh thường xuyên cảm thấy đau rát, khó chịu khi đi tiểu. tiểu nhiều hơn, đôi khi còn tiểu tiện không tự chủ, thường xuyên chuột rút và đau tức ở vùng bụng dưới. Viêm đường tiết niệu khi mang thai khiến mẹ bầu đối diện nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm bể thận, khiến thai nhi dễ bị nhiễm trùng, sinh non.
Tiểu đường thai kỳ cũng là một trong loạt bệnh lý của chị Mai Thanh trong hành trình mang thai. Đây cũng là vấn đề đã quá quen thuộc với các mẹ bầu. Chị Thanh được phát hiện tiểu đường thai kỳ sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường từ tuần 25-29 theo mốc khám nằm trong gói Thai sản. Tình trạng này khiến thai nhi trong bụng chị phát triển nhanh, kích thước vượt trội hơn các em bé khác, tụt canxi sau khi chào đời. Còn với mẹ, tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, các vấn đề về xương khớp, khả năng sinh non, băng huyết sau sinh.
Viêm gan B mãn tính HBsAg(+) cũng là bệnh lý thai kỳ mà bác sĩ khuyến cáo chị Mai Thanh nên chú ý. Tình trạng này được phát hiện qua xét nghiệm máu, xét nghiệm HBeAg, HBeAb, HBV DNA, HBcrAg, đo độ xơ hóa gan định kỳ.
Nhờ có sự quan tâm, theo sát của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI mà chị Phạm Mai Thanh đã trải qua những tháng đầu thai kỳ khá thuận lợi, suôn sẻ. Trong quá trình cải thiện các vấn đề trên, chị đã nhận được tư vấn từ bác sĩ Dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, cải thiện, ức chế được tính nghiêm trọng của những vấn đề nói trên.
Lịch trình khám thai định kỳ được bệnh viện nhắc nhở thường xuyên. Ngoài ra, khi có bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ, chị Mai Thanh đều được thăm khám không giới hạn. Các bác sĩ thực hiện khám đều là những bác sĩ đã có kinh nghiệm chuyên môn cao, là điểm tựa an tâm để các mẹ có thể giãi bày cũng như chia sẻ, nhận lời khuyên.
Siêu âm 2D, 5D định kỳ cũng giúp đánh giá được tình trạng của em bé trong bụng, từ đó xác định được một vài chỉ số cần thiết như cân nặng bé, nhịp tim, dị tật bẩm sinh, kiểm tra các cơ quan nội tạng và chỉ số ối.
Những vấn đề mà mẹ Phạm Mai Thanh gặp phải đã mang đến chỉ định mổ đẻ cho chị. Thực thế, với phương pháp mổ đẻ, em bé sẽ ra đời một cách an toàn, mẹ bầu cũng không phải gắng sức.
2. Mổ lấy thai, tưởng đáng sợ mà nhẹ nhàng không tưởng
Tới ngày sinh, chị Mai Thanh đã được bác sĩ động viên, khích lệ rất nhiều. Vì được theo dõi sức khỏe thai kỳ rất tốt, sát sao nên thai phụ bước vào phòng mổ đầy tự tin, không chút lo lắng.
Sau khi thực hiện kiểm tra sức khỏe, tiêm truyền, gắn các điện cực theo dõi chỉ số huyết áp, nhịp tim và gây tê tủy sống cho mẹ, ca mổ được diễn ra. Chỉ trong một thời gian ngắn, các bác sĩ đã thành công giúp bé trai của mẹ Mai Thanh chào đời bình an.
Những tiếng khóc chào đời của con lúc này như sự cổ vũ tinh thần cho người mẹ, cũng là minh chứng cho sự thành công với nỗ lực chăm sóc bản thân, chăm sóc con của chị Thanh trong nhiều tháng qua.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những triệu chứng ung thư vòm họng điển hình
Bé trai của mẹ Mai Thanh chào đời bình an, khỏe mạnh, bất chấp mẹ bầu “lãnh trọn combo” bệnh lý
Bé trai của mẹ Mai Thanh rất bụ bẫm, kháu khỉnh. Thực hiện kiểm tra các chỉ số sức khỏe ổn định, bé được kiểm tra cân nặng và xác nhận số cân nặng 4,13 kg. Sau đó, em bé tiếp tục được đưa tới áp da với mẹ để ổn định thân nhiệt, cảm xúc và hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ thần kinh trung ương phát triển mạnh mẽ hơn.
Đối với trường hợp của mẹ Mai Thanh nói riêng và các mẹ bầu đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói Thu Cúc TCI nói riêng, các bé sau sinh đều sẽ được tiêm vắc xin viêm gan B và vitamin K để nâng cao đề kháng tự nhiên, bảo vệ phát triển toàn diện. Trường hợp của mẹ con chị Mai Thanh, mũi tiêm vắc xin viêm gan B thực sự có ý nghĩa do những lo ngại của mẹ về việc em bé sẽ có nguy cơ bị lây truyền virus viêm gan B từ mẹ.
3. Trải nghiệm dịch vụ thai sản trọn gói tuyệt vời, trọn vẹn
Như các mẹ bầu sinh mổ khác, chị Mai Thanh được lưu lại viện 3 ngày sau sinh. Trong suốt những ngày lưu viện, các bác sĩ vẫn thường đến thăm khám, hỏi han về tình trạng của mẹ và em bé. Ngoài lời khen cho đội ngũ bác sĩ Thu Cúc TCI, chị Mai Thanh còn đặc biệt ấn tượng với đội ngũ điều dưỡng của bệnh viện:
“Mình thực sự cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn điều dưỡng tại viện. Sau sinh, mình cảm thấy khá mệt và luôn muốn được nghỉ ngơi. Ông xã thì cũng lóng ngóng, không khéo chăm vợ, chăm con. Nhờ các bạn điều dưỡng hỗ trợ, túc trực 24/24 mà mình và chồng nhàn hơn rất nhiều. Con được các cô tắm, thay tã, pha sữa, cho ăn, bế ẵm trông đêm nên mình cứ việc nghỉ và thư giãn thôi. Ngoài ra, các bạn điều dưỡng cũng rất cẩn thận, hướng dẫn mình cách cho con bú, massage ngực, hướng dẫn bố cách tắm bé. Cảm thấy có sự chăm sóc của các bạn ấy, mình khỏe và nhàn hơn rất nhiều.”
Ngoài ra, chị Mai Thanh cũng được chăm sóc chu đáo với 3 bữa ăn trong ngày khi lưu viện. Mỗi bữa ăn được tính toán lượng calories kỹ càng, cẩn thận cho từng mẹ, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Chị Thanh nhận xét đồ ăn rất ngon và luôn nóng hổi, chị hoàn toàn có thể ăn hết một phần ăn mỗi bữa.
>>>>>Xem thêm: Polyp cổ tử cung khi mang thai: những điều mẹ bầu nên biết
Những bữa cơm tại viện được tính toán calories phù hợp với nhu cầu của các mẹ sau sinh
Không chỉ các mẹ, các bé được chăm sóc, quan tâm, ngay cả người nhà vào trông nom cũng được hỗ trợ đầy đủ chỗ nghỉ, giường phụ, được sử dụng tiện ích trong phòng lưu viện. Người nhà cũng được nhận phần ăn sáng mỗi ngày trong quá trình chăm sóc sản phụ sau sinh.
Vậy là hành trình sinh nở của chị Phạm Mai Thanh cũng đã kết thúc đầy viên mãn. Từng lo ngại về các bệnh lý thai kỳ nhưng chị Thanh đã yên tâm hơn khi lựa chọn theo dõi sức khỏe các tuần thai với dịch vụ Thai sản trọn gói của Thu Cúc TCI. Để nhận tư vấn chi tiết dịch vụ Thai sản trọn gói TCI và chương trình ưu đãi đặc biệt hiện đang được áp dụng, mẹ bầu vui lòng gọi tới tổng đài 1900 5588 92 nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.