Tham khảo: 2 cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất

Bệnh lý sâu răng có 4 giai đoạn phát triển; trong đó, ngay từ giai đoạn đầu tiên, răng sâu đã có thể bị đen. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất. Áp dụng nó, tình trạng sâu răng của bạn chắc chắn sẽ được kiểm soát, đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Bạn đang đọc: Tham khảo: 2 cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến nhất ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Bệnh lý này được xác định khi vi khuẩn ở mảng bám khử khoáng, phân rã men răng, ăn mòn ngà răng và phá hủy tủy răng.

Tham khảo: 2 cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn ở mảng bám khử khoáng, phân rã men răng.

2. Sâu răng diễn ra như thế nào?

Từ khái niệm sâu răng, chúng ta có thể thấy, quá trình phát triển của bệnh lý nha khoa này bao gồm 4 giai đoạn: Thứ nhất là sâu men răng, thứ hai là sâu ngà răng, thứ ba là viêm tủy và thứ tư là chết tủy.

– Sâu men răng: Vi khuẩn ở mảng bám tấn công men răng, khiến men răng mất khoáng, làm xuất hiện trên bề mặt răng ít nhất một điểm tổn thương có màu nâu hoặc màu đen. Khi ăn uống đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, răng ê buốt, đau nhức mức độ nhẹ.

– Sâu ngà răng: Vi khuẩn tấn công ngà răng. Bề mặt răng xuất hiện nhiều điểm tổn thương. Những điểm này phát triển to hơn và sâu hơn một cách nhanh chóng. Đi kèm với chúng là tình trạng ê buốt, đau nhức răng ở mức độ vừa.

– Viêm tủy: Vi khuẩn tấn công tủy răng, có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nướu, viêm xương hàm với nguy cơ mất răng rất cao.

– Chết tủy: Tủy răng bị vi khuẩn phá hủy hoàn toàn, chân răng, xương ổ răng và các vùng quanh chóp tổn thương trầm trọng.

3. Nhận biết sâu răng ra sao?

Nhận biết sâu răng rất dễ dàng. Nếu bạn có các triệu chứng sau, có thể khẳng định chắc chắn, bạn đã sâu răng:

– Bề mặt răng xuất hiện một hoặc nhiều điểm tổn thương: Những điểm này có màu nâu hoặc đen và theo thời gian, chúng phát triển to hơn và sâu hơn.

– Sưng và chảy máu nướu: Nướu sưng và có thể chảy máu chỉ với những tác động nhẹ nhàng như vệ sinh răng miệng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa.

– Răng ê buốt, đau nhức khi bị kích thích bởi đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.

– Hơi thở có mùi hôi.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh ung thư máu

Tham khảo: 2 cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất

Khi bị kích thích bởi đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh, răng sâu thường ê buốt, đau nhức.

4. Sâu răng có thể biến chứng hay không?

Về bản chất, sâu răng là một bệnh lý nha khoa tương đối vô hại, với điều kiện bệnh lý này được kiểm soát hiệu quả. Trường hợp ngược lại, tức không kiểm soát hiệu quả, sâu răng có thể biến chứng đến viêm nướu, viêm xương hàm, rụng răng,… và một số bệnh lý hô hấp, tim mạch, tiêu hóa.

5. Hai cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất

Ngay cả khi chưa biến chứng, răng sâu với quá nhiều biểu hiện khó chịu cũng là mối lo ngại to lớn với cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, điều trị dứt điểm răng sâu là điều mà ai bị sâu răng cũng mong muốn.

Dân gian lưu truyền nhiều phương pháp điều trị sâu răng. Tuy nhiên, TCI phải khẳng định chắc chắn với bạn một điều: Cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất là điều trị với chuyên gia nha khoa tại các cơ sở y tế uy tín.

Tại đó, sau thăm khám, tùy thuộc giai đoạn phát triển của sâu răng, chuyên gia nha khoa sẽ chỉ định bạn phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp răng sâu đã bị đen, bạn sẽ được điều trị bằng phương pháp hàn, trám răng hoặc phương pháp bọc sứ răng.

5.1. Trị răng sâu bị đen bằng hàn, trám răng

Phương pháp hàn, trám điều trị răng sâu được tiến hành như sau:

– Bước 1: Chuyên gia nha khoa sử dụng thiết bị chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn phần men và ngà răng đã bị tổn thương. Bước này được tiến hành nhằm loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn.

– Bước 2: Chuyên gia hàn, trám các vật liệu nha khoa vào phần thiếu hụt do loại bỏ men và ngà răng ở bước 1. Vật liệu nha khoa thường được sử dụng ở bước này là composite, amalgam, sứ,…

– Bước 3: Chuyên gia mài nhẵn bề mặt miếng vật liệu nha khoa được hàn, trám vào răng.

Thời gian thực hiện phương pháp hàn, trám điều trị răng sâu rất ngắn, chỉ khoảng 15 – 20 phút. Tùy thuộc cách bạn chăm sóc răng miệng, miếng hàn, trám điều trị răng sâu có thể duy trì chất lượng ổn định trong 5 – 7 năm. Sau đó, bạn có thể sẽ phải hàn, trám một miếng mới thay thế.

Tham khảo: 2 cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất

>>>>>Xem thêm: Bị áp xe vú kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Răng sâu có thể trị bằng cách hàn, trám răng.

5.2. Trị răng sâu bị đen bằng bọc sứ răng

Phương pháp bọc sứ răng được áp dụng cho những trường hợp răng sâu bị đen đã tổn thương tủy, không thể cải thiện bằng phương pháp hàn, trám răng. Phương pháp này bao gồm hai bước và được tiến hành như sau:

– Bước 1, điều trị tủy răng: Chuyên gia nha khoa sử dụng thiết bị chuyên dụng để mở một đường từ bề mặt răng vào ống tủy. Sau đó, vẫn sử dụng thiết bị chuyên dụng, chuyên gia hút hết phần tủy răng đã bị tổn thương. Tiếp theo, chuyên gia làm sạch ống tủy. Cuối cùng, chuyên gia đóng ống tủy.

– Bước 2, bọc sứ răng: Chuyên gia mài men răng, lấy dấu hàm để chế tác mão sứ. Khi mão sứ đã chế tác xong, chuyên gia chụp chúng lên trụ răng đã mài men.

Mão sứ chụp lên trụ răng có khả năng chịu lực tương đương răng thật. Răng sâu bị đen được điều trị bằng phương pháp này có thể bảo tồn tối đa khả năng ăn nhai. Nếu bạn vệ sinh răng miệng cẩn thận và thăm khám định kỳ với chuyên gia nha khoa, tuổi thọ của mão sứ có thể lên đến vài chục năm.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bạn hai cách trị răng sâu bị đen hiệu quả nhất. Theo đó, tùy mức độ tổn thương các bộ phận cấu thành răng, chúng ta có thể điều trị sâu răng bằng phương pháp hàn, trám hoặc phương pháp bọc sứ. Cả hai phương pháp điều trị răng sâu này đều hiệu quả và an toàn.

Nếu còn băn khoăn về bệnh lý sâu răng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết thắc mắc một cách nhanh chóng, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *