Cơ thể con người bình thường sẽ chịu được 45 cấp độ đau, nhưng khi phụ nữ sinh con họ sẽ phải chịu tới 57 cấp độ, việc này tương đương với việc họ bị gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp gây tê ngoài mang cứng ra đời đã giúp hàng triệu phụ nữ trải nghiệm cảm giác “đẻ không đau”, giúp cho quá trình vượt cạn trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm đẻ không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng
1. Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê vùng là một kĩ thuật giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Theo đó, bác sĩ gây mê sẽ đưa một lượng thuốc tê phù hợp vào khoang ngoài màng cứng để giảm thiểu cảm giác đau đẻ do các cơn co thắt tử cung. Trong suốt quá trình chuyển dạ, lượng thuốc tê với nồng độ thấp sẽ được truyền liên tục thông qua một ống thông siêu nhỏ được luồn vào khu vực dưới thắt lưng, nhằm ức chế các dây thần kinh và làm giảm sự đau đớn mà không ảnh hưởng đến các vận động của sản phụ trong quá trình sinh.
Gây tê ngoài màng cứng giúp sản phụ tận hưởng cảm giác đẻ không đau
Thời gian ngấm thuốc tê từ 5 – 10 phút sau khi gây tê. Từ lúc này trở đi, sản phụ sẽ cảm thấy ít đau hoặc không đau kể cả khi các cơn co thắt tử cung ngày càng dồn dập.
2. Gây tê màng cứng được thực hiện vào lúc nào?
Phương pháp gây tê vùng thường được thực hiện khi cổ tử cung bắt đầu mở từ 3 – 5cm. Với những sản phụ sức khỏe yếu hoặc không có sức chịu đau có thể được tiến hành sớm hơn từ khi tử cung mở được 2cm. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu mẹ có yếu tố hoặc tiền sử bệnh lí sẽ bị chống chỉ định với gây tê màng cứng.
3. Những trường hợp không được thực hiện gây tê ngoài màng cứng
Gây tê màng cứng sẽ không được áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Sản phụ có ngưỡng chịu đau tốt, không có nhu cầu giảm đau
– Sản phụ đang theo dùng thuốc chống đông máu
– Sản phụ có tiền sử từng bị kích ứng với thuốc tê
– Sản phụ đang bị nhiễm trùng vùng gây tê
– Sản phụ có tiền sử về bệnh tim mạch
– Sản phụ đã từng phẫu thuật chỉnh hình sống lưng hoặc có đặt các dụng cụ kim loại tại cột sống
4. Những trường hợp đủ điều kiện thực hiện phương pháp đẻ không đau
– Đẻ không đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ được áp dụng đối với thai phụ không có các tiền sử bệnh lý như đã đề cập ở trên, sức khỏe tốt và đáp ứng đủ các điều kiện để sinh thường.
– Những sản phụ có ngưỡng chịu đau kém, hoặc căng thẳng vì lần sinh đầu tiên có thể lựa chọn dịch vụ đẻ không đau để được giảm tỏa tâm lí và hỗ trợ sinh con an toàn.
5. Gây tê ngoài màng cứng có những ưu và Nhược điểm gì?
Gây tê ngoài màng cứng được coi là phương pháp đẻ không đau giúp làm giảm áp lực và hạn chế cơn đau cho các bà mẹ trong quá trình vượt cạn. Cũng giống như các thủ thuật y khoa khác, gây tê ngoài màng cứng cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm nhất định:
5.1 Ưu điểm
– Sản phụ vẫn hoàn toàn cảm nhận được các đợt gò tử cung trong lúc chuyển dạ
– Chỉ làm giảm các cơn đau mà không ức chế khả năng vận động của sản phụ, vì vậy mẹ vẫn được trải qua quá trình rặn đẻ như bình thường.
– Sức khỏe thai nhi không bị ảnh hưởng bởi gây tê ngoài màng cứng
– Giúp sản phụ duy trì thể lực, tránh tình trạng mất sức kéo dài do các cơn co tử cung
– Trong trường hợp phải chuyển mổ, mẹ sẽ chỉ cần tăng lượng thuốc gây tê để phẫu thuật mà không cần đến gây tê tủy sống.
5.2 Nhược điểm
– Gây hạ huyết áp: Đây là tác dụng phụ dễ thấy nhất do thuốc tê tác động lên các dây thần kinh mạch máu gây ra hiện tượng hạ huyết áp. Nhiều trường hợp sẽ bị nôn ngay sau khi gây tê ngoài màng cứng. Vì vậy huyết áp thai phụ sẽ được theo dõi sát sao trong suốt thời gian sinh để đảm bảo xử lí kịp thời khi xuất hiện dấu hiệu bất thường về huyết áp.
– Kích ứng da: Một số sản phụ sẽ gặp tình trạng ngứa ran trong hoặc sau khi sinh
– Đi tiểu mất kiểm soát: Khi gây tê màng cứng mẹ sẽ không có cảm giác căng cứng ở bàng quang. Điều này không quá nguy hiểm vì sau khi hết thuốc tê sẽ trở lại trạng thái cảm nhận bình thường. Trong quá trình sinh bác sĩ có thể đặt ống thông tiểu cho sản phụ.
– Đau lưng: Các cơn đau xung quanh khu vực gây tê có thể gây khó chịu trong vài ngày và sẽ giảm dần từ 1 – 2 tuần sau sinh.
– Tụ máu ngoài màng cứng: Tỉ lẹ biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng nếu lỡ mắc phải sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của sản phụ.
6. Dịch vụ gây tê ngoài màng cứng – Đẻ không đau tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giúp sản phụ giảm thiểu tối đa các cơn đau chuyển dạ và đặc biệt có thể chủ động điều chỉnh cường độ và thời gian giảm đau phù hợp với từng cơ địa của mẹ. Phương pháp này đã được triển khai áp dụng rộng rãi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc dành cho các mẹ có ý định sinh thường và được đa số sản phụ đón nhận, giúp cuộc sinh nở của họ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây bệnh ung thư buồng trứng
Sản phụ được theo dõi huyết áp và nhịp tim thai nhi trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ đẻ không đau
Khi đăng kí dịch vụ đẻ không đau tại Thu Cúc TCI, mẹ sẽ được khám tiền gây tê để loại bỏ những nguy cơ và biến chứng trong quá trình sử dụng thuốc tê. Bên cạnh đó, mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng với đội ngũ bác sĩ gây mê giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm từng công tác tại các bệnh viện trung ương tuyến đầu. Các bác sĩ sẽ tính toán liều lượng thuốc tê phù hợp với từng sản phụ để các mẹ có cuộc sinh nở dễ chịu và an toàn nhất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh con nhẹ nhàng như đi nghỉ dưỡng của nhiều mẹ bầu hiện đại, Hệ thống Thu Cúc TCI đã triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé từ trước, trong và sau sinh với đa dạng gói thai sản từ 8 tuần đến chuyển dạ để mẹ dễ dàng chọn lựa.
– Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành đến từ các bệnh viện lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Phụ sản Hà Nội với hơn 40 năm kinh nghiệm trực tiếp đỡ đẻ/mổ đẻ.
– Hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại như công nghệ siêu âm 5D, siêu âm Doppler, xét nghiệm bằng robot tự động, hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều tân tiến nhất hiện nay giúp giảm thiểu tỉ lệ nhiễm trùng cho mẹ và bé.
– Áp dụng các phương pháp gây tê ngoài màng cứng, chiếu plasma sau sinh cho mẹ và bé, kẹp dây rốn chậm, da kề da, dịch vụ sàng lọc lấy máu gót chân, lưu trữ máu cuống rốn.
– Dịch vụ phòng sinh gia đình, cho phép bố hoặc người thân đồng hành cùng mẹ trong lúc sinh con.
– Hệ thống phòng lưu viện tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ tiện nghi, cho mẹ cảm giác tận hưởng thoải mái như đi nghỉ dưỡng, phục vụ đầy đủ các bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ và người nhà mà không phát sinh thêm chi phí.
– Điều dưỡng, y tá chăm sóc mẹ và bé 24/24, hỗ trợ tắm bé, cho bé uống sữa, chăm sóc bé ban đêm để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Ưu nhược điểm của phương pháp sinh con thuận tự nhiên
Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được nhiều mẹ lựa chọn là nơi chào đón con yêu
Với những thông tin vừa chia sẻ, hi vọng chúng tôi đã giúp mẹ bầu có thêm kiến thức về phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần tìm hiểu về các dịch vụ thai sản trọn gọi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bạn hãy liên hệ qua tổng đài với chúng tôi để được phản hồi sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.