Viêm tụt lợi: Dấu hiệu và cách điều trị đơn giản

Viêm tụt lợi không phải tình trạng hiếm gặp khi vừa gây mất thẩm mỹ vừa gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi bị tụt lợi bệnh nhân sẽ thấy răng bị ê buốt khi đánh răng khiến khó vệ sinh răng lợi hơn. Về lâu dài tụt lợi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất răng. Vậy dấu hiệu và cách điều trị đơn giản viêm tụt lợi là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu các vấn đề về tụt lợi ngay qua bài viết dưới đây nha.

Bạn đang đọc: Viêm tụt lợi: Dấu hiệu và cách điều trị đơn giản

1. Tìm hiểu viêm tụt lợi là tình trạng gì?

Viêm lợi tụt lợi là tình trạng mà nướu lợi bị viêm và có thể dẫn đến sự xuống cấp của chân răng. Điều này có thể dẫn đến việc răng trông dài hơn so với bình thường khi bạn tự kiểm tra trên gương. Trong trường hợp không có biện pháp điều trị thích hợp, răng có thể tiếp tục lộ ra ngoài. Hiện tượng này thường xảy ra nhiều nhất với các răng ở vùng mặt ngoài của miệng, chẳng hạn như răng nanh hoặc răng cửa.

Viêm tụt lợi: Dấu hiệu và cách điều trị đơn giản

Tụt lợi gây đau đớn thậm chí là chảy máu chân răng (minh họa).

Tụt lợi ở hàm trên thường gây ra vấn đề về thẩm mỹ và có thể dễ dàng nhận thấy. Nướu thường rút xuống sâu, tạo ra các khoảng trống rõ ràng giữa chân răng. Tuy nhiên, việc phát hiện tụt lợi ở hàm dưới có thể khó khăn hơn. Điều này xảy ra do mặt bên trong của môi dưới thường che khuất nướu và răng. Nếu không phát hiện kịp thời, sự tụt lợi này có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn trong tương lai.

2. Dấu hiệu dễ thấy của tình trạng viêm tụt lợi

Tình trạng tụt lợi là một vấn đề phổ biến liên quan đến sức khỏe răng miệng, nhưng dễ bị bỏ qua. Một phần nguyên nhân là do các triệu chứng của tụt lợi phát triển chậm và khó phát hiện bằng mắt thường. Việc duy trì kiểm tra nướu thường xuyên tại phòng khám nha khoa là quan trọng.

Tìm hiểu thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung – Nguyên nhân, triệu chứng

Viêm tụt lợi: Dấu hiệu và cách điều trị đơn giản

Dấu hiện dễ thấy nhất ở người bị tụt lợi là nướu sưng đỏ, chảy máu…

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng sau đây, có thể bạn đang trải qua tình trạng tụt lợi:

– Sự thu lại của nướu:

Dấu hiệu đầu tiên của tụt lợi là nướu dần rút lại và tiến về phía nướu chân răng. Điều này làm cho răng trở nên lớn hơn và có thể làm lộ chân răng.

– Tăng độ nhạy cảm của răng:

Khi tụt lợi được đà tiến triển, răng nhạy cảm hơn bình thường nhiều lần. Bạn có thể trải qua các vấn đề như chảy máu nướu, cảm giác ê buốt, đau răng và răng trở nên yếu hơn.

– Gây ra các bệnh lý xung quanh vấn đề răng miệng:

Nếu không được chữa trị kịp thời, tụt lợi có thể dẫn đến các vấn đề nha khoa nghiêm trọng như lung lay răng, mất răng vĩnh viễn, viêm nhiễm lan rộng,…

3. Cách điều trị đơn giản cho viêm tụt lợi

Cách điều trị bệnh tụt lợi thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Mức độ nghiêm trọng này sẽ ảnh hưởng đến độ phức tạp của phương pháp điều trị.

3.1 Viêm và tụt nướu ở độ nhẹ

Đối với tình trạng tụt lợi ở mức độ nhẹ, dấu hiệu thường thấy là khi bệnh chỉ ảnh hưởng đến một số ít răng. Lúc này, việc chân răng bị lộ ra ít, nướu vẫn còn gắn chặt vào chân răng. Trong trường hợp này, điều trị thường bắt đầu bằng việc làm sạch cao răng, sau đó sử dụng gel chứa fluor hoặc thuốc chống viêm lợi. Đánh răng và duy trì vệ sinh miệng đúng cách cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tái phát sau quá trình điều trị.

3.2 Viêm và tụt nướu mức độ nặng

Đối với tình trạng tụt lợi nghiêm trọng hơn, khi nó ảnh hưởng đến nhiều răng, chân răng bị lộ ra nhiều, và nướu viêm đỏ sưng tấy. Khi ấy thì phương án điều trị phức tạp hơn và thường đòi hỏi can thiệp phẫu thuật. Có ba phương án phẫu thuật chính để điều trị tụt lợi:

– Giải phẫu loại bỏ các túi nha giả hoặc thu nhỏ kích thước của chúng:

Phương pháp này được gọi là nạo túi nha chu. Bằng cách loại bỏ các tế bào vi khuẩn có hại khỏi túi nha giả và sau đó khâu lại mô lợi ở vị trí gốc của răng, phương án này giúp giảm kích thước của túi nha giả.

Viêm tụt lợi: Dấu hiệu và cách điều trị đơn giản

>>>>>Xem thêm: Đi đẻ như “bà hoàng” cùng gia đình MC Diệp Chi

Bệnh nhân cần đến nha sĩ để xác định mức độ tụt lợi và chữa trị (minh họa).

– Sử dụng mô ghép từ bên trong khoang miệng để bù lại phần mất đi của mô lợi:

Mô ghép này có chức năng tái tạo nướu bình thường, giúp phục hồi những tổn thương và ngăn ngừa bệnh tái phát. Phương án này có thể thực hiện bằng cách ghép mô liên kết dưới biểu mô hoặc ghép nướu tự do tự thân.

– Phẫu thuật ghép xương:

Phương pháp này thường được áp dụng khi xương răng bị hủy hoại nặng nề. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật ghép xương và chọn vật liệu phù hợp với răng người bệnh.
Để xác định phương án điều trị phù hợp, bác sĩ cần tiến hành một cuộc khám cụ thể để đánh giá tình trạng bệnh và xem xét các yếu tố khác về sức khỏe răng miệng của bạn.

4. Bệnh viêm dẫn đến tụt lợi có thể tự khỏi không?

Khả năng tự khỏi của tụt lợi là một thắc mắc phổ biến mà nhiều người đặt ra. Tuy nhiên, bệnh viêm tụt lợi không thể tự phục hồi mà cần phải điều trị lâu dài. Bởi vì nướu không có khả năng tự tái tạo như ban đầu. Trong trường hợp tụt lợi nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách tập trung vệ sinh răng. Bên cạnh đó tuân thủ đúng liều thuốc kháng sinh để kiểm soát viêm như chỉ định bởi bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tụt lợi đã tiến triển đến mức nghiêm trọng, thì chân răng sẽ bị lộ nhiều. Việc tìm kiếm sự can thiệp từ các nha khoa uy tín là điều cần thiết để giải quyết tình trạng này một cách hoàn toàn.

5. Các biến chứng có thể xuất hiện trong tình trạng tụt lợi răng

Tình trạng viêm tụt lợi răng có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe răng miệng. Cụ thể, viêm tụt lợi răng có thể gây ra các biến chứng sau:

– Tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn bám vào kẽ răng, dẫn đến tình trạng kết dư thức ăn.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra nhiều bệnh khoang miệng.

– Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của hàm răng khiến bạn thiếu tự tin. Ngoài ra, làm cho răng trông dài hơn và có khoảng cách giữa răng, khó nhai thức ăn.

– Tụt lợi làm cho chân răng không được bảo vệ, dẫn đến mòn răng dần và dễ tổn thương.

– Tiêu xương ổ răng, răng trở nên yếu dần và có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

– Bệnh nhân bị tụt lợi răng thường trải qua cảm giác ê buốt răng kéo theo đau sưng tấy.

– Có thể gây ra viêm tủy răng.

Hy vọng những thông tin về dấu hiệu và cách điều trị viêm tụt lợi kể trên hữu ích với bạn đọc. Đừng chủ quan mà hãy đi khám sớm khi thấy nướu có dấu hiệu viêm và lợi bị tụt bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *