Đẻ mổ có bị sa tử cung không? Cách phòng tránh ra sao?

Đẻ mổ có bị sa tử cung không là một vấn đề thắc mắc của rất nhiều sản phụ. Tuy nhiên mẹ cần hiểu rõ khái niệm sa tử cung là gì, cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng này. Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

Bạn đang đọc: Đẻ mổ có bị sa tử cung không? Cách phòng tránh ra sao?

1. Những thông tin cần biết về hiện tượng sa tử cung đối với sản phụ sinh mổ

1.1. Khái niệm hiện tượng sa tử cung là gì?

Sa tử cung là hiện tượng mà tử cung phụ nữ có chiều hướng tụt xuống gần với khu vực âm đạo. Bệnh lý này được chia thành nhiều cấp độ, tương ứng với chiều hướng sa xuống khác nhau.

– Độ 1: Đã xảy ra hiện tượng sa vùng tử cung nhưng tử cung lúc này vẫn ở trong khui vực âm đạo, chưa lộ ra bên ngoài.

– Độ 2: Lúc này tình hình bệnh lý đã nặng hơn. Chị em cần đi thăm khám bác sĩ và điều trị kịp thời.

– Độ 3: Giai đoạn này hiện tượng sa tử cung đã trở nặng. Khu vực tử cung rất có thể đã tụt hẳn xuống ra khỏi khu vực âm đạo. Nếu không được xử lý và điều trị thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

Đẻ mổ có bị sa tử cung không? Cách phòng tránh ra sao?

Sa tử cung là hiện tượng mà tử cung phụ nữ có chiều hướng tụt xuống gần với khu vực âm đạo.

1.2. Đẻ mổ có bị sa tử cung không?

Sinh mổ là phương pháp mổ lấy thai được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong trường hợp em bé ra đời qua phương pháp sinh mổ, phần âm đạo và khu vực vùng kín của mẹ không bị ảnh hưởng như phương pháp sinh thường. Phần dây chằng và vùng xương chậu của mẹ cũng không phải chịu tác động kéo giãn ra quá nhiều. Do đó, nếu xét về bệnh lý thì mẹ đẻ mổ ít có nguy cơ bị sa tử cung hơn các mẹ đẻ thường.

Tuy nhiên, các mẹ sinh mổ vẫn có khả năng bị xảy ra hiện tượng sa tử cung do mẹ vẫn bị giãn dây chằng trong lúc mang thai. Nếu sau sinh không có biện pháp chăm sóc và lựa chọn tư thế ngồi đúng cách, cũng như không quan tâm và giữ gìn sức khỏe thì mẹ cũng vẫn sẽ dễ gặp phải bệnh lý sa tử cung.

Vậy nên tổng kết lại là nguy cơ bị bệnh lý sa tử cung ở sản phụ dù đẻ thường hay đẻ mổ là đều có thể xảy ra. Các mẹ đẻ mổ nguy cơ này sẽ thấp hơn một chút mà thôi.

1.3. Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng sa tử cung

Sa tử cung là bệnh lý gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp sản phụ dễ bị sa tử cung như:

– Sản phụ có thời gian chuyển dạ kéo dài quá lâu, sản phụ khó sinh.

– Sản phụ mang thai to, mang đa thai.

– Sản phụ đã trải qua nhiều lần sinh nở trước đó

– Sản phụ không có chế độ kiêng khem sau sinh tốt, lao động nặng quá sớm sau sinh

– Sản phụ thường xuyên bị táo bón nặng, táo bón kéo dài mà chưa được điều trị kịp thời.

– Một số trường hợp mẹ bầu gặp dị tật bẩm sinh: cổ tử cung ngắn hoặc dài bất thường, phần tử cung có 2 buồng,…

2. Những biểu hiện khi mắc bệnh lý sa tử cung mẹ cần nhớ

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây sảy thai trong 3 tháng đầu

Đẻ mổ có bị sa tử cung không? Cách phòng tránh ra sao?

Sa tử cung gây ra hiện tượng vùng bụng có cảm giác nặng nề, bị trĩu xuống. Bụng phình to ra đặc biệt là ở khu vực xương chậu.

Trong trường hợp hiện tượng sa tử cung vẫn còn ở dạng nhẹ, đa số sẽ chưa gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ. Lúc này, mẹ cần đi thăm khám mới có thể phát hiện ra được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, có một số biểu hiện cụ thể mà mẹ cần ghi nhớ sau đây, bởi rất có thể đó là hiện tượng sa tử cung:

– Vùng bụng có cảm giác nặng nề, bị trĩu xuống. Bụng phình to ra đặc biệt là ở khu vực xương chậu.

– Gặp khó khăn khi đi vệ sinh: tiểu buốt, khó đi tiểu, tiểu rắt,…

– Quan hệ vợ chồng bị đau rát

– Gặp tình trạng táo bón kéo dài không cải thiện

– Khu vực lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng bị đau mỏi

– Một số biểu hiện khi bệnh nặng lên như: sốt cao bất thường, đau tức ngày càng nhiều,…

3. Sản phụ cần làm gì để phòng tránh hiện tượng sa tử cung

Dù là đẻ mổ hay đẻ thường đều sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh lý sa tử cung. Do đó, mẹ sau sinh cần hết sức chú ý tới những điều sau đây để giúp tình trạng bệnh này không xảy ra hoặc không tiến triển nặng hơn.

– Sau khi sinh xong, sản phụ không nên nằm một chỗ quá lâu mà nên cố gắng vận động nhẹ nhàng và dần dần. Bởi khi mẹ vận động, cơ thể cũng có sự vận động, lưu thông khí huyết. Tử cung cũng co hồi và co bóp đàn hồi được tốt hơn. Từ đó phòng tránh được hiện tượng tử cung bị chảy và sa xuống thấp. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vận động lâu và quá sức sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau sinh của mẹ. Tốt nhất là mẹ nên nhờ tới sự hỗ trợ và giúp đỡ của người thân trong gia đình.

Đẻ mổ có bị sa tử cung không? Cách phòng tránh ra sao?

>>>>>Xem thêm: Áp xe vú có nguy hiểm không? Có điều trị được không?

Nên uống đủ ít nhất 1,5 – 2 lít nước/ngày. Có thể đan xen giữa việc uống nước lọc với các loại nước trái cây, sữa,…

– Sản phụ sau sinh không nên làm việc nặng quá sớm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tử cung và sức khỏe của mẹ.

– Sản phụ nên lưu ý tới tư thế ngồi sao cho đúng cách. Không nên ngồi xổm. Nên lựa chọn tư thế ngồi trên ghế hoặc có chỗ dựa lưng.

– Mẹ sau sinh cũng rất cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm đầy đủ. Mẹ nên ăn đa dạng các món ăn, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, mẹ nên uống đủ lượng nước để cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Nên uống đủ ít nhất 1,5 – 2 lít nước/ngày. Có thể đan xen giữa việc uống nước lọc với các loại nước trái cây, sữa,…

– Mẹ nên tích cực cho con bú sau sinh. Bởi lúc cho con bú là thời điểm tử cung được kích thích nhiều nhất. Cơ thể mẹ lúc này cũng giải phóng ra oxytocin, hormone có lợi cho việc phục hồi tử cung về trạng thái ban đầu.

– Nên tìm cách cải thiện tình trạng táo bón nếu gặp phải. Để tình trạng táo bón kéo dài quá lâu cũng làm ảnh hưởng đến bệnh lý sa tử cung.

– Mẹ không nên cố gắng nhịn tiểu.

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng với một số bộ môn tốt cho sức khỏe và rèn luyện sự dẻo dai như: yoga, kegel, đi bộ,… Tuy nhiên, không nên cố gắng tập luyện quá sức. Hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt và bắt đầu lại vào hôm sau.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sa tử cung ở sản phụ bất kể đẻ thường hay đẻ mổ. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp hay có nhu cầu đặt lịch khám bác sĩ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *