Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu có kinh?

Đẻ mổ sau bao lâu có kinh chắc chắn là vấn đề được nhiều sản phụ sau sinh. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra vào lúc nào, có những dấu hiệu gì cần lưu ý, một số biện pháp phòng tránh, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt (nếu có) ra sao, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu có kinh?

1. Những điều cần biết về kinh nguyệt sau đẻ mổ

1.1. Đẻ mổ sau bao lâu có kinh?

Kinh nguyệt sau sinh là một vấn đề sinh lý của cơ thể sản phụ. Việc có kinh trở lại sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng mẹ. Trong trường hợp mẹ cho con bú thì chu kỳ hành kinh có thể sẽ trở lại muộn hơn, trung bình rơi vào khoảng từ 7 – 8 tháng sau khi sinh xong. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp sản phụ có kinh trở lại rất sớm, chỉ khoảng 2 – 3 tháng sau sinh con. Cũng có những trường hợp mẹ không thấy hiện tượng có kinh trở lại kéo dài tới 10 – 12 tháng sau sinh. Do vậy, việc sau sinh mổ bao lâu mẹ có kinh trở lại sẽ phụ thuộc vào nội tiết tố cơ thể tùy người. Tất cả những mốc thời gian có kinh nguyệt kể trên đều hoàn toàn bình thường.

Nếu trong trường hợp kinh nguyệt chưa quay trở lại đi kèm với những hiện tượng lạ như: sốt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi,…mẹ nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn bác sĩ sản khoa.

Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu có kinh?

Việc có kinh trở lại sớm hay muộn cũng tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng mẹ.

1.2. Đẻ mổ sau bao lâu có kinh – Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau đẻ mổ là gì?

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ sau sinh mổ xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ra quá nhiều/quá ít, kinh nguyệt ra không đều, có hiện tượng lạ,…Theo các bác sĩ sản khoa, sau khi sinh cơ thể mẹ còn yếu, nội tiết tố trong cơ thể mẹ vẫn chưa quay trở lại vị trí cân bằng như trước, do đó việc mẹ bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh không quá đáng lo. Bên cạnh đó, việc cơ thể sau sinh có sự thay đổi vừa để nuôi dưỡng cơ thể mẹ, vừa phải đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa cho con bú (đối với các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ) cũng là 1 phần nguyên nhân có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời, mẹ sau sinh cũng phải đối mặt với các sự thay đổi về lối sống, sinh hoạt, chăm sóc con nhỏ khiến mẹ đôi khi bị stress kéo dài, căng thẳng, nóng nảy, bực bội, cũng dễ gây ảnh hưởng tới hormone nội tiết.

1.3. Một số dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau đẻ mổ mẹ cần biết

1.3.1. Kinh nguyệt có chu kỳ khác thường

Có thể nói đặc điểm dễ nhận biết nhất để xem mẹ có bị rối loạn kinh nguyệt không là cần nhìn vào số ngày kinh nguyệt diễn ra. Một chu kỳ kinh nguyệt được coi là bình thường sẽ rơi vào khoảng 28 – 32 ngày. Phụ nữ sẽ có kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 7 ngày trong tháng. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của mẹ sau sinh ít hơn 28 ngày hoặc nhiều hơn 32 ngày, đi kèm với thời gian kinh nguyệt xảy ra ít hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày thì rất có thể mẹ đã bị rối loạn kinh nguyệt.

1.3.2. Kinh nguyệt có biểu hiện lạ

Bình thường máu kinh sẽ có màu đỏ tươi, không có mùi hôi và không có hiện tượng vón cục. Tuy nhiên, nếu sau sinh, kinh nguyệt của mẹ có màu sắc khác thường, kết hợp với nhiều cục máu đông xuất hiện, kinh nguyệt lúc có lúc tắt thì khả năng cao mẹ đã bị rối loạn kinh nguyệt.

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến tụy: Triệu chứng và nguyên nhân

Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu có kinh?

Nếu sau sinh, kinh nguyệt của mẹ có màu sắc khác thường, kết hợp với nhiều cục máu đông xuất hiện, kinh nguyệt lúc có lúc tắt thì khả năng cao mẹ đã bị rối loạn kinh nguyệt.

1.3.3. Hiện tượng vô kinh (tắt kinh) diễn ra quá lâu

Thông thường, thời gian có kinh trở lại sau sinh sẽ dao động trong khoảng 2 tháng – 12 tháng. Tuy nhiên, nếu đã quá 1 năm sau sinh mà mẹ vẫn chưa có hiện tượng có kinh trở lại thì rất có thể mẹ đã bị vô kinh (tắt kinh). Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

1.3.4. Kinh nguyệt trở lại đi kèm với các cơn đau dữ dội

Theo đó, nếu kinh nguyệt xảy ra đi kèm với các biểu hiện đau đớn liên tục ở vùng bụng dưới, có thể sốt, khó thở, mệt mỏi, kiệt sức,…thì mẹ cũng nên đi bệnh viện thăm khám bác sĩ. Điều này giúp mẹ tầm soát các nguy cơ bị mắc các bệnh lý sau sinh.

2. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ có ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ hay không?

Khi mẹ cho em bé bú, cơ thể lúc này sẽ tiết ra hormone prolactin. Đây là 1 loại hormone có tác dụng ngăn chặn hiện tượng rụng trứng xảy ra ở thời điểm này. Đồng nghĩa với việc mẹ tạm thời sẽ có ít khả năng có bầu. Tuy nhiên, hiện tượng rụng trứng trở lại đối với sản phụ sau sinh cũng khác nhau tùy vào cơ địa và nội tiết tố của mẹ. Có nhiều trường hợp mẹ cho con bú nhưng vẫn có kinh nguyệt và ngược lại, mẹ không cho con bú nhưng kinh nguyệt cũng chưa trở lại.

Việc mẹ có kinh nguyệt trở lại sau sinh hay không cũng không làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời để cung cấp cho bé dưỡng chất và sức đề kháng cần thiết. Tuy nhiên, có khả năng khi kinh nguyệt của mẹ trở lại thì lượng sữa mẹ tiết ra sẽ giảm đi. Việc mẹ cần làm là nên cố gắng cho con bú liên tục, kết hợp với hút kích sữa để có thể luôn luôn nhận được tín hiệu cần sản xuất đủ lượng sữa cho bé bú.

Do vậy, việc chu kỳ kinhh nguyệt của mẹ sau sinh mổ không phải là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Mẹ có thể tự tin và hoàn toàn yên tâm nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian có thể.

3. Một số biện pháp giúp phòng tránh, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

3.1. Mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học

Sau khi trải qua quá trình sinh nơ, cơ thể mẹ lúc này còn rất yếu. Cơ thể yếu cũng dễ khiến mẹ bị rối loạn hormone, nội tiết, từ đó gây ra rối loạn kinh nguyệt. Bởi vậy, để phòng tránh tình trạng này, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ nhóm chất, không kiêng khem quá mức và đảm bảo ăn đủ bữa. Một số nhóm chất mẹ sau sinh cần bổ sung đó là: đạm, protein, sắt, canxi, vitamin và nhóm khoáng chất. Đặc biệt mẹ nên uống đủ nước, tối thiểu là khoảng 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, mẹ cũng cần có chế độ ngủ nghỉ khoa học, nên ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya.

Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu có kinh?

>>>>>Xem thêm: Bệnh lý ung thư vòm họng có biểu hiện như thế nào?

Sau sinh, mẹ cũng cần có chế độ ngủ nghỉ khoa học, nên ngủ đủ giấc và không nên thức quá khuya.

3.2. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng

Sau đẻ mổ, mẹ nên thử sức với một số bài tập nhẹ nhàng, giúp lưu thông máu huyết, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Một số bài tập mẹ có thể áp dụng như: yoga, ngồi thiền, đi bộ,…Việc vận động nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện tinh thần của phụ nữ sau sinh, phòng tránh stress, trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực.

3.3. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc tránh thai

Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giúp tránh thai trên thị trường. Bởi rất có thể chúng sẽ gây hại tới chu kỳ kinh nguyệt và nội tiết tố sau sinh của mẹ.. Lời khuyên cho mẹ là nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng thuốc, hoặc sử dụng 1 số biện pháp khác để bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục như: bao cao su.

3.4. Không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích

Mẹ sau sinh không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu, cafe,…bởi sẽ chứa những chất gây hại cho sức khỏe của mẹ.

3.5. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Nếu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh của mẹ kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra, tránh việc bị mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Liên hệ với Thu Cúc TCI nếu mẹ cần tư vấn thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch khám với bác sĩ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *