Đẻ mổ lần 3 là cuộc sinh cần mẹ bầu đặc biệt quan tâm và chú ý chăm sóc sức khỏe. Bởi cuộc sinh này được thực hiện khi mẹ đã trải qua 2 lần sinh mổ trước đó, nên có thể xảy ra những biến chứng nhất định ảnh hưởng tới mẹ bầu và em bé. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đẻ mổ lần 3 mẹ bầu cần chú ý những điều gì?
1. Sinh mổ lần 3 và những điều mẹ cần lưu ý?
1.1. Đẻ mổ lần 3 nên cách đẻ mổ lần 2 bao lâu để bảo đảm an toàn cho mẹ?
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật hoàn toàn được tiến hành ở phía bụng dưới và tử cung của mẹ, để đưa em bé ra ngoài. Do đó, sinh mổ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ nhiều hơn so với phương pháp sinh thường. Đặc biệt là khi mẹ sinh mổ lần 2, sinh mổ lần 3 sẽ nguy hiểm hơn so với việc mẹ sinh mổ lần đầu tiên.
Khi mẹ sinh mổ lần 2, vết sẹo ở tử cung của mẹ đã trở nên yếu hơn so với sinh mổ lần thứ nhất. Do đó, nguy cơ mẹ bị nứt vỡ vết mổ tử cung ở lần sinh mổ thứ 3 cũng cao hơn so với lần 2. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn thận và đảm bảo vết sẹo tử cung đã hoàn toàn bình phục trước khi quyết định mang thai lần 3.
Mẹ cần hết sức cẩn thận và đảm bảo vết sẹo tử cung đã hoàn toàn bình phục trước khi quyết định mang thai lần 3.
Thông thường, vết thương ở tử cung sẽ cần 3 tháng sau sinh để dần dần lành lại. Thời gian càng dài, vết sẹo này càng dày lên và giảm nguy cơ bị nứt vỡ tử cung cho các lần mang thai sau. Do đó, khoảng thời gian tốt nhất để mẹ sinh mổ lần 3 là khoảng 3 năm sau khi mẹ kết thúc cuộc sinh mổ lần 2.
1.2. Những biến chứng có thể xảy ra khi mẹ đẻ mổ lần 3
Càng trải qua nhiều lần sinh mổ, mẹ càng phải đối mặt với nhiều biến chứng và nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và em bé. Mẹ có thể gặp phải những nguy cơ như: nứt vỡ tử cung, sảy thai,…Bởi lúc này tử cung của mẹ đã có những vết sẹo do 2 lần sinh mổ trước gây nên. Trải qua nhiều lần sinh mổ, các cơ tử cung trở nên yếu và lỏng lẻo hơn, khi tử cung co thắt sẽ dễ có hiện tượng bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung.
Mẹ còn có nguy cơ gặp phải biến chứng nhau thai bất thường, gây ra bởi những vết sẹo tử cung làm gia tăng vấn đề khi nhau thai bám vào thành tử cung: nhau bong non, nhau tiền đạo,…Điều này đòi hỏi bác sĩ sản khoa cần phải có chuyên môn giỏi để xử lý những bất thường này một cách khéo léo, nhất là trong trường hợp nhau cài răng lược.
Đây là những lý do mà sinh mổ lần 3 tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ so với những lần sinh trước. Cũng bởi vậy mà các bác sĩ sản khoa vẫn khuyên mẹ tốt nhất chỉ nên sinh mổ 2 lần để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé cũng như phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Nếu mẹ muốn sinh mổ lần 3 thì cần có sự tư vấn cặn kẽ của bác sĩ. Quá trình sinh mổ cũng cần thực hiện cẩn thận, theo sát từng bước mọi diễn biến của cơ thể để đảm bảo an toàn cho quá trình mang bầu và sinh con.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không?
Nếu mẹ muốn sinh mổ lần 3 thì cần có sự tư vấn cặn kẽ của bác sĩ sản khoa.
2. Đẻ mổ lần 3 là hình thức mổ dọc hay mổ ngang?
Trên thực tế, dù là mổ dọc hay mổ ngang đều là hình thức tạo một vết cắt trên bụng để thực hiện đưa em bé ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp mổ dọc được áp dụng sớm hơn mổ ngang. Các bác sĩ sẽ rạch dọc một đường giữa bụng để lấy em bé ra, sau đó sẽ khâu vết mổ lại bằng chỉ không tiêu để trong vòng 7-10 ngày mẹ sẽ cần đi cắt chỉ.
Vết mổ ngang mặc dù cũng là vết mổ rạch bụng nhưng có tốc độ hồi phục là nhanh hơn. Bên cạnh đó, vết mổ ngang cũng đem lại tính thẩm mỹ cao hơn do vết rạch này ở ngay trên vùng xương mu. Hầu hết các mẹ sẽ không nhìn thấy vết mổ này. Phương pháp mổ ngang cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ hơn là mổ dọc.
Mặc dù chưa có thống kê nào cho thấy phụ nữ được mổ bao nhiêu lần, tuy nhiên theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa thì mẹ chỉ nên mổ đẻ tối đa 3 lần, để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Mẹ càng mổ nhiều lần, thì vết sẹo ở thành tử cung của mẹ càng mỏng đi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với mẹ.
3. Đẻ mổ lần 3 và những điều quan trọng mẹ cần lưu ý
3.1. Mẹ nên lựa chọn bệnh viện sinh từ sớm
Khác với các mẹ bầu sinh thường hay sinh mổ lần đầu, các mẹ sinh mổ lần 3 cần đặc biệt chú ý lựa chọn, đăng ký sinh ở bệnh viện từ sớm. Điều này giúp mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo bởi lần này mẹ nên chủ động mổ lấy thai từ giai đoạn sớm hơn bình thường để phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra cho mẹ và em bé.
Ngoài ra, việc đăng ký sinh từ sớm cũng giúp mẹ được theo dõi sức khỏe thai sản liên tục và xuyên suốt hơn. Điều này cũng giúp bác sĩ đưa ra được những tư vấn, chẩn đoán phù hợp nhất với thể trạng và tình hình sức khỏe của mẹ bầu và em bé.
>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung: mối đe dọa đối với mọi phụ nữ
Các mẹ sinh mổ lần 3 cần đặc biệt chú ý lựa chọn, đăng ký sinh ở bệnh viện từ sớm.
3.2. Mẹ không nên ăn uống trước khi sinh mổ
Mẹ không làm rỗng dạ dày từ 6 – 8 tiếng trước khi vào phòng sinh. Thậm chí, từ 1 – 2 ngày trước khi sinh, mẹ cũng chỉ nên lựa chọn ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa để không bị đầy bụng.
Mẹ nên theo 1 bác sĩ xuyên suốt quá trình mang bầu, cần cung cấp đầy đủ cho bác sĩ các thông tin cần thiết về lần sinh trước đó, các biến chứng mẹ đã gặp phải trong thai kỳ (nếu có), để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe cho mẹ được tốt nhất.
Trong trường hợp mẹ gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: ra máu, đau vết mổ cũ,…mẹ cần đi thăm khám bác sĩ ngay để được kịp thời điều chỉnh và xử lý.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như: đai đỡ bụng để giúp nâng đỡ bụng bầu, giúp mẹ đỡ mệt mỏi và nặng nề hơn.
Trên đây là những thông tin quan trọng mẹ cần biết về sinh mổ lần 3. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, mẹ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.