Mẹ cần lưu ý gì về phương pháp đẻ mổ chủ động?

Đẻ mổ chủ động là phương pháp sinh phổ biến hiện nay được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn. Vậy mẹ bầu cần biết những điều gì về mổ chủ động, nên mổ ở tuần thai thứ bao nhiêu, sau mổ chủ động mẹ cần lưu ý gì, hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.

Bạn đang đọc: Mẹ cần lưu ý gì về phương pháp đẻ mổ chủ động?

1. Một số điều mẹ cần biết về đẻ mổ chủ động?

1.1. Tại sao mẹ bầu lại chọn đẻ mổ chủ động?

Mổ đẻ chủ động áp dụng cho những mẹ có sự bất thường về sức khỏe, hay thai nhi gặp phải một số biến chứng gây ra những điều bất lợi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của cuộc sinh. Một số vấn đề về ngôi thai của em bé làm cho mẹ bầu buộc phải lựa chọn mổ chủ động đó là: ngôi thai ngược, ngôi mông, nhau tiền đạo,…Lúc này mẹ sẽ được đưa ra lời khuyên nên mổ đẻ nếu mẹ là đẻ mổ lần đầu. Tiếp tục ở lần mang bầu thứ 2, sau khi thăm khám bác sĩ và có sự kiểm tra tổng quát sức khỏe, bác sĩ thường sẽ khuyên mẹ bầu nên lựa chọn mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.

Mẹ cần lưu ý gì về phương pháp đẻ mổ chủ động?

Mổ đẻ chủ động áp dụng cho những mẹ có sự bất thường về sức khỏe, hay thai nhi gặp phải một số biến chứng gây ra những điều bất lợi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của cuộc sinh.

Ngoài ra, vì lý do cá nhân từng gia đình, mà mẹ bầu có xu hướng lựa chọn mổ chủ động để em bé được chào đời đúng ngày, giờ đẹp đã chọn. Trường hợp này cũng gọi là mổ chủ động. Đối với trường hợp này, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ sản khoa trước để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên và hỗ trợ mẹ xếp lịch, ngày giờ như mẹ yêu cầu.

Một trong số lý do mẹ lựa chọn mổ chủ động nữa đó là mẹ sợ cảm giác đau đẻ và không muốn phải trải qua thủ thuật rạch tầng sinh môn.

1.2. Mẹ bầu nên lựa chọn đẻ mổ chủ động vào thời gian bao nhiêu tuần?

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp mổ chủ động, mẹ nên lựa chọn thực hiện ca sinh vào lúc thai 39 tuần là lý tưởng nhất trừ khi mẹ có hiện tượng đau bụng chuyển dạ, cấp cứu trước thời gian đó.

39 tuần tuổi là thời điểm thai nhi đã phát triển hoàn thiện tất cả các cơ quan cơ thể, nước ối lúc này vẫn còn sạch. Nếu mẹ để sang tuần 40 hoặc lâu hơn thì bé sẽ rất dễ phải sống trong môi trường nước ối đục. Lúc này em bé sẽ rất dễ nuốt phải phân su, bao gồm phân và nước tiểu của bé.

2. Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi bước vào cuộc đẻ mổ chủ động

2.1. Mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi mổ thật vững vàng

Hiện nay, với công nghệ kỹ thuật hiện đại, cũng như y học rất phát triển, việc sinh mổ là một điều vô cùng bình thường và được áp dụng phổ biến. Theo thống kê, có tới 40% mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ cho hành trình “vượt cạn” của mình. Con số này lớn hơn đối với các tỉnh, thành phố lớn. Do vậy, nếu mẹ buộc phải sinh mổ thì mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, bình tĩnh và tránh căng thẳng làm ảnh hưởng tới cuộc sinh.

2.2. Mẹ cần hiểu rõ về quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào

Tìm hiểu thêm: 4 Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sinh

Mẹ cần lưu ý gì về phương pháp đẻ mổ chủ động?

Mẹ cần hiểu rõ về quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào.

Đầu tiên, trước mỗi cuộc sinh, bác sĩ sẽ trao đổi với mẹ về các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sinh mổ, từ những điều mẹ cần tuân thủ cho đến thời gian ca mổ kết thúc,…

Trước khi chính thức bước vào giai đoạn mổ lấy thai, mẹ sẽ được gây tê tủy sống nhằm làm mất cảm giác từ vùng bụng trở xuống 2 chân, giúp mẹ không cảm thấy đau đớn trong suốt ca phẫu thuật.

Sau khi thuốc tê ngấm và phát huy tác dụng, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường trên bụng của mẹ để đưa em bé ra ngoài. Quá trình này thông thường chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.

Em bé sau khi ra đời sẽ được các bác sĩ nhi thăm khám, kiểm tra tổng quát về tình trạng sức khỏe, lau gây quanh người và đem đi cân nặng. Trong lúc đó, mẹ sẽ được các bác sĩ khâu vết mổ và thực hiện nốt các công đoạn còn lại.

Tiếp theo, em bé sẽ được da kề da với mẹ, đeo vòng định danh và tùy từng trường hợp sẽ được da kề da với bố/người thân.

Mẹ sẽ được đưa về phòng lưu viện sau khoảng 1-2 tiếng nếu không gặp bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào. Tại phòng lưu viện, em bé sẽ được trả về với gia đình ngay sau đó. Mẹ sẽ được đội ngũ điều dưỡng khuyến khích cho bé bú càng sớm càng tốt. Mẹ có thể được tiêm thuốc giảm đau ngay sau khi về phòng. Sau đó, nếu cần thiết mẹ có thể yêu cầu sử dụng thêm viên nhét hậu môn nhằm giảm đau.
Mẹ và bé sẽ có thời gian khoảng 3 ngày tại viện trước khi xuất viện về nhà.

2.3. Mẹ cần lưu ý gì sau khi quá trình đẻ mổ chủ động kết thúc

Mẹ cần lưu ý gì về phương pháp đẻ mổ chủ động?

>>>>>Xem thêm: 10 thực đơn cho mẹ đẻ mổ hồi sức nhanh, lợi sữa cho con bú

Mẹ cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng làm ảnh hưởng đến tinh thần và lượng sữa của mẹ.

Mẹ cần lưu ý nên tập đi lại nhẹ nhàng sau khi đẻ mổ. Điều này giúp mẹ tránh khả năng dính ruột sau mổ, cũng như giúp máu huyết lưu thông tốt, làm cho quá trình hồi phục cơ thể diễn ra nhanh hơn.

Mẹ nên đem theo một bộ quần áo để mặc khi xuất viện, cùng một số vật dụng khác như: bông bịt tai, khăn mỏng trùm đầu, tất đi chân,…để tránh gió làm ảnh hưởng tới sức khỏe sau sinh.

Trước khi xuất viện về nhà, mẹ nên kiểm tra lại đồ đạc, giấy tờ cá nhân, các loại thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh,…để tránh quên đồ trước khi ra về.

Khi về nhà, mẹ cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, tránh thức khuya, căng thẳng làm ảnh hưởng đến tinh thần và lượng sữa của mẹ.

Ngoài ra, mẹ có thể tập luyện một số bộ môn thể dục nhẹ nhàng như: yoga, ngồi thiền, kegel để giúp lưu thông máu huyết, đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương và giúp thư giãn tinh thần.

Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ hãy lập tức tới viện thăm khám bác sĩ để kịp thời có biện pháp xử lý và điều trị.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI nếu mẹ cần hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *