Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật sinh mổ, mẹ cần tìm hiểu để nắm được thông tin về vấn đề đẻ mổ xong kiêng những gì. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ hồi phục sức khỏe sau sinh cho mẹ. Mẹ có thể tham khảo qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.
Bạn đang đọc: Đẻ mổ xong kiêng những gì? Mẹ cần đặc biệt lưu ý
1. Đẻ mổ xong kiêng những gì? – Sản phụ sinh mổ cần biết
1.1. Thời gian kiêng cữ sau sinh mổ kéo dài bao lâu?
Đối với bất kỳ bà mẹ nào, dù là sinh thường hay sinh mổ đều cần phải kiêng cữ thật tốt để phòng tránh nguy cơ gây hại tới sức khỏe cũng như làm ảnh hưởng tới khả năng phục hồi sau sinh của cơ thể.
Đặc biệt đối với sản phụ sinh mổ, thời gian kiêng cữ còn kéo dài lâu hơn sinh thường. Bởi sau khi sinh mổ, khả năng hồi phục của cơ thể mẹ cũng chậm hơn so với sinh thường. Vết mổ của mẹ lúc này cũng cần rất nhiều thời gian mới có thể lành lại hoàn toàn và không gây cảm giác đau đớn.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, mẹ sau sinh mổ nên kiêng cữ tốt trong vòng 42 ngày sau ca phẫu thuật. Khoảng thời gian này giúp cơ thể mẹ được nghỉ ngơi và phục hồi tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sau khoảng thời gian này, mẹ vẫn cảm thấy chưa khỏe lại thì mẹ vẫn nên tiếp tục nghỉ ngơi, kiêng cữ.
Mẹ sinh mổ thời gian kiêng cữ sẽ kéo dài lâu hơn sinh thường.
1.2. Những điều kiêng cữ sau khi mổ mẹ cần lưu ý
Để cơ thể mẹ được bình phục một cách tốt nhất, mẹ cần chú ý tới những điều kiêng cữ sau đây
1.2.1. Mẹ không nên nằm ngửa trong thời gian dài
Trong thời gian đầu sau khi ca phẫu thuật của mẹ kết thúc, mẹ có thể cảm thấy đau đớn và gặp khó khăn trong việc thay đổi tư thế nằm. Mẹ thường chỉ nằm ngửa và rất ít khi xoay người. Tuy nhiên, tư thế này không tốt nếu như mẹ nằm ngửa quá lâu trong một khoảng thời gian dài. Bởi nếu nằm ngửa quá lâu, tử cung của mẹ sẽ co thắt mạnh, gây cho mẹ những cảm giác đau đơn và khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên nằm tư thế nghiêng sẽ có tác dụng tốt hơn cho tử cung và khả năng phục hồi cơ thể của mẹ.
1.2.2. Không nên nằm trên giường quá lâu
Mẹ không nên nằm trên giường một chỗ quá lâu, bởi điều này sẽ làm mẹ có khả năng bị dính ruột. Hơn nữa, việc mẹ nằm nhiều cũng làm ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi của cơ thể, tử cung không được đàn hồi và co bóp cũng khiến mẹ lâu lành vết thương. Tuy nhiên, mẹ cũng cần cân đối với tình hình sức khỏe của bản thân. Trong vòng 12 – 24 giờ sau mổ, nếu mẹ cảm thấy còn quá mệt và không thể tự ngồi dậy được, thì mẹ cũng không nên cố quá sức. Mẹ chỉ cần cố gắng thay đổi tư thế là cũng đã giúp máu huyết lưu thông trong cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể nhờ sự trợ giúp của người nhà, điều dưỡng bệnh viện để có thể tự đi lại nhẹ nhàng trong phòng.
1.2.3. Mẹ nên chú ý không ăn uống quá nhiều một lúc
Sau sinh, mẹ rất cần bổ sung các chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể và đẩy nhanh khả năng phục hồi. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn uống quá nhiều trong một bữa. Bởi điều này sẽ gây bùng phình to lên, tạo áp lực lên vết mổ và thành bụng. Vết mổ có thể sẽ bị căng tức và gây đau đớn cho mẹ.
Ngoài ra, việc mẹ ăn quá no trong một bữa cũng dễ khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Lâu dần thức ăn sẽ có khả năng tích tụ lại và khiến mẹ gặp phải tình trạng táo bón.
Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa trong khoảng thời gian đầu sau sinh mổ.
1.2.4. Mẹ nên sử dụng nước ấm để tắm thay vì nước lạnh
Sau khi đẻ mổ là thời điểm cơ thể mẹ rất dễ nhiễm lạnh (hàn khí). Do vậy, điều quan trọng nhất là mẹ cần phải giữ ấm cơ thể, ăn uống đồ ấm, tắm nước ấm và tắm nhanh chứ không kì cọ quá lâu. Đặc biệt mẹ không nên tắm và gội đầu cùng một lúc. Sau khi tắm xong mẹ cũng cần lau khô người ngay và giữ ấm cơ thể, đi tất mỏng, sấy khô tóc ngay.
Mẹ cũng không nên ngâm mình quá lâu trong bồn sau đẻ mổ, thay vào đó mẹ hãy sử dụng vòi hoa sen để tắm. Ngoài ra, mẹ cần chú ý tới vết mổ, nên thấm khô vết mổ, tránh nhiễm trùng và chảy dịch ở vết mổ.
1.2.5. Cần hạn chế các đồ ăn tanh, chua cay, đồ dầu mỡ
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu rong kinh và phương pháp điều trị rong kinh hiệu quả
Mẹ nên ưu tiên bổ sung nhiều các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, và có lợi cho dạ dày của mẹ như: rau xanh, trái cây,…
Mẹ nên ưu tiên bổ sung nhiều các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, và có lợi cho dạ dày của mẹ như: rau xanh, trái cây,…Cần hạn chế dung nạp các loại đồ ăn tanh, chua cay, dầu mỡ bởi điều này dễ khiến mẹ đầy bụng, đi ngoài, đầy hơi.
Bên cạnh đó, việc mẹ bổ sung đồ ăn tanh quá sớm có thể làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của em bé, làm cho em bé bị đi ngoài, phân sống,…Do lúc này, em bé hấp thụ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ nên mẹ cần đặc biệt lưu ý điều này.
Ngoài ra, mẹ cũng nên kiêng các loại đồ ăn, trái cây có tính chua, cay sau đẻ mổ như: dấm, chanh, cam chua, một số gia vị có vị cay nồng,…
1.2.6. Mẹ cần nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sớm
Thời gian đầu sau đẻ mổ là lúc cơ thể mẹ chưa thể phục hồi lại như ban đầu. Do đó, lúc này mẹ cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm việc quá sức và bê vác các vật nặng. Mẹ cũng cần giữ tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực bởi điều này sẽ dễ khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh.
1.2.7. Mẹ cần chăm sóc, vệ sinh vùng kín thường xuyên
Mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh vùng kín để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường âm đạo, cổ tử cung. Nên sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh có độ pH thấp, có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng nhưng không gây mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo. Nên rửa theo chiều từ trước ra sau, tuyệt đối không thụt rửa quá sâu hay tự ý sử dụng các loại viên thuốc phụ khoa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên thay đồ lót thường xuyên, ưu tiên lựa chọn đồ lót có chất liệu cotton mềm mại, thoáng mát.
1.2.8. Tránh quan hệ vợ chồng quá sớm sau sinh mổ
Mặc dù mẹ sinh mổ không trực tiếp ảnh hưởng tới vùng âm đạo. Tuy nhiên, cơ thể mẹ lúc này còn rất yếu và cần được nghỉ ngơi. Việc mẹ quan hệ vợ chồng quá sớm sau sinh mổ sẽ làm ảnh hưởng tới vết mổ, có khả năng bị bục, rách vết mổ hoặc gây đau vết mổ.
Bên cạnh đó, việc quan hệ vợ chồng quá sớm sau đẻ mổ cũng dễ làm tăng nguy cơ mẹ bị mắc một số bệnh phụ khoa. Theo lời khuyên của chuyên gia thì mẹ nên quan hệ tình dục sau khoảng 6 – 8 tuần kể từ lúc ca mổ của mẹ kết thúc.
1.2.9. Tuyệt đối không nên gen bụng quá sớm sau sinh mổ
Mặc dù mẹ rất nóng lòng được chăm sóc sắc đẹp và tránh việc bụng xổ sau đẻ mổ. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý tới thời gian sử dụng sao cho đúng cách mà không gây ảnh hưởng đến vết mổ và sức khỏe của mẹ.
Đeo gen bụng quá sớm sẽ gây chèn ép vết mổ, có khả năng làm bục, rách vết mổ. Ngoài ra, đeo gen quá chặt lên vết mổ sẽ gây sản sinh vi khuẩn phát triển, gây tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
Do vậy, mẹ nên bắt đầu sử dụng gen bụng sau khoảng 4 tuần hoặc cho tới khi vết mổ của mẹ đã lành và không còn cảm giác đau đớn nữa.
2. Những dấu hiệu bất thường mẹ cần thăm khám bác sĩ
>>>>>Xem thêm: Ung thư bàng quang: tỷ lệ sống cao nếu điều trị sớm
Mẹ nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ nếu xảy ra một số hiện tượng bất thường.
Mẹ nên nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ nếu xảy ra một số hiện tượng lạ sau:
– Mẹ bị sốt kéo dài, hoặc sốt cao bất thường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ gặp vấn đề nhiễm trùng vết mổ.
– Lượng sản dịch của mẹ ra nhiều, có mùi hôi, màu sắc bất thường cũng là một trong những dấu hiệu mẹ cần đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
– Vết mổ có dấu hiệu bị sưng, phù nề, chảy dịch hay bị rách, bục vết mổ mẹ nên tới bệnh viện ngay để được xử lý và điều trị.
– Ngoài ra, mẹ không nên tự ý chườm đắp lên vết mổ, hay sử dụng các loại thuốc, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nếu mẹ còn có thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp về đẻ mổ xong kiêng những gì, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.