Nhổ răng khôn có lẽ là quá trình không ai muốn trải qua. Điều này là bởi cảm giác đau nhức và những biến chứng có thể xảy ra do sai sót trong quá trình nhổ. Thông thường, răng khôn sẽ mọc lên ở vị trí trong cùng của 2 hàm trên và dưới. Vậy liệu nhổ răng khôn ở 2 hàm này có gì khác nhau không? Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm hơn hàm dưới không?
Bạn đang đọc: Mức độ nguy hiểm của nhổ răng khôn hàm trên
1. Những triệu chứng mọc răng khôn hàm trên
Tình trạng mọc răng không sẽ gây nên một số triệu chứng điển hình như sau:
1.1 Đau nhức
Khi răng khôn mọc lên dù đúng hướng hay không cũng sẽ gây nên tình trạng đau nhức. Điều này là bởi trong quá trình mọc, răng cần tách lợi và đâm lên trên. Đối với những trường hợp răng mọc không đúng hướng, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện và nghiêm trọng hơn. Mức độ cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào hướng mọc cũng như độ lệch răng nhiều hay ít.
Răng khôn thường mọc gián đoạn chứ không liền mạch như răng bình thường. Do đó, triệu chứng đau nhức cũng sẽ xuất hiện rồi lại biến mất. Điều này khiến bệnh nhân mọc răng khôn hàm trên bị lệch sẽ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan.
1.2 Những bệnh lý răng miệng
Tình trạng mọc răng khôn có thể kéo theo một số bệnh lý răng miệng khác. Bệnh thường gặp nhất là viêm lợi trùm. Khi đó, phần răng khôn vùa mọc bị lợi phát triển thừa ra bao trùm lên. Hiện tượng này gây khó khăn cho người bệnh trong quá trình vệ sinh. Lâu dần, đây sẽ trở thành một túi nhỏ cho thức ăn thừa mắc vào. Nướu sẽ dẫn tới bị sưng tấy, viêm nhiễm và xuất hiện mùi hôi khó chịu trong miệng do vi khuẩn gây nên.
Bên cạnh đó, người bệnh muốn há miệng lớn cũng sẽ gặp phải khó khăn. Nguyên nhân là do răng khôn hàm trên mọc ngầm. Lúc này, xương hàm không còn đóng mở linh hoạt được như bình thường và gây ra đau nhức. Cùng với đó là triệu chứng cảm giác bị rối loạn. Đây là tình trạng không ít người gặp phải khi mọc răng khôn. Cụ thể, vị trí ở phần môi và niêm mạc đã bị răng khôn chèn ép dây thần kinh. Từ đó, những kích thích sẽ dần không còn cảm nhận được.
1.3 Răng số 7 bị tổn thương
Dưới sự tác động của răng khôn hàm trên, răng số 7 hàm trên có thể bị lung lay. Điều này xuất phát từ diện tích của xương hàm cùng mật độ các răng vốn đã vừa đủ. Việc răng số 8 mọc lên và chen lấn sẽ khiến răng bên cạnh bị ảnh hưởng. Thậm chí, nếu nghiêm trọng răng số 7 có thể bị rụng khi răng khôn không được nhổ kịp thời.
1.4 Sốt cao
Một số bệnh nhân mọc răng số 8 hàm trên bị lệch xuất hiện triệu chứng sốt cao. Trường hợp này là do cơ thể đã phải chịu quá nhiều sự đau nhức hoặc nhiễm trùng. Những cơn sốt có thể ở mức nhẹ nếu răng khôn mọc lệch mức nhẹ. Tuy nhiên, nếu răng số 8 đâm thẳng về phía răng số 7 hoặc mọc vuông góc sẽ gây sốt cao, tình trạng đau đơn kéo dài. Vùng mặt ở phía răng khôn mọc còn có thể sưng lên, xuất hiện mủ.
2. Mức độ nguy hiểm của nhổ răng khôn hàm trên
Bệnh nhân trước khi nhổ răng khôn cần được kiểm tra tình trạng và tiền sử bệnh lý kĩ lưỡng
Trước khi nhổ răng khôn dù là hàm trên hay dưới đều cần có sự chuẩn bị kĩ để hạn chế những biến chứng. Điển hình như các vấn đề về cấu trúc giải phẫu răng và xương cần được kiểm tra và khảo sát kĩ. Bên cạnh đó, tiền sử bệnh của người bệnh cũng cần thăm khám kỹ xem có bị mắc các vấn đề như bệnh tim hay máu khó đông không. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ có thể tiên lượng và chuẩn ị kĩ lưỡng.
Nếu so sánh, việc nhổ răng khôn ở hàm trên và hàm dưới không có sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, vị trí răng khôn được nhổ ở hàm dưới sẽ có thuận lợi hơn hàm trên. Cụ thể đó là sự thuận tiện cho thao tác của bác sĩ thực hiện. Đặc biệt, vị trí răng khôn ở hàm trên gần với mắt hơn nên bác sĩ thực hiện càng không thể coi nhẹ. Nếu gặp phải lỗi nghiêm trọng có thể dẫn tới ảnh hưởng thần kinh thị giác.
Dù nhổ răng khôn hàm trên khá nguy hiểm nhưng xét về tính nghiêm trọng, răng khôn ở hàm dưới vẫn là vấn đề đáng ngại hơn. Đây là vị trí chứa nhiều dây thần kinh nằm dưới niêm mạc, không bao quanh ống xương. Do đó, thuốc tê cùng kỹ thuật nhổ răng không chính xác có thể để lại di chứng vĩnh viễn.
3. Trường hợp nào cần thực hiện nhổ răng khôn hàm trên
Thông thường, những răng khôn ở hàm trên chỉ được nhổ bỏ nếu đang hoặc có nguy cơ gây hại cho răng miệng. Trong trường hợp răng mọc thẳng, không gây tình trạng khó chịu hay ảnh hưởng gì thì không cần thiết nhổ. Điều này để tránh những phiền toái, biến chứng có thể xảy ra do quá trình nhổ răng khôn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật sa tử cung
Không phải trường hợp nào răng khôn hàm trên cũng bắt buộc phải nhổ bỏ
Sau đây là một vài trường hợp răng khôn hàm trên cần được nhổ bỏ:
– Răng khôn hàm trên mọc lệch, đâm vào răng kế bên.
– Răng khôn ở hàm trên bị sâu.
– Răng khôn hàm trên mọc gây viêm nướu hoặc nhiễm trùng.
– Răng khôn hàm trên mọc dẫn tới hình thành u nang xương hàm.
– Nhổ răng khôn hàm trên để điều trị nha khoa hoặc chỉnh nha.
– Răng khôn hàm trên mọc gây nên các tổn thương khác ở gần vị trí mọc.
4. Các phương pháp nhổ răng khôn
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân ung thư gan có triệu chứng thế nào?
Piezotome là công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhổ răng khôn vượt trội
Hiện nay, 3 phương pháp nhổ răng khôn thường được áp dụng là nhổ răng bằng kìm, bằng cây bẩy và bằng máy siêu âm Piezotome. Trong đó, nhổ răng khôn với công nghệ Piezotome được đánh giá là phương pháp tiên tiến, hiện đại hơn cả với nhiều ưu điểm:
– Phương pháp có thể áp dụng cho mọi trường hợp nhổ răng khôn dù là đơn giản hay phức tạp.
– Nhổ răng công nghệ Piezotome không gây đau đớn, quá trình nhổ diễn ra nhanh chóng.
– Vết thương sau khi nhổ mau lành, hạn chế chảy máu.
– Hạn chế tình trạng xảy ra biến chứng sau khi nhổ răng khôn.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như vậy, chi phí cho một lần nhổ răng bằng công nghệ Piezotome chắc chắn sẽ tốn kém hơn những phương pháp thông thường.
Có thể thấy nhổ răng khôn dù ở hàm trên hay dưới cũng đều không phải quá trình đơn giản. Để đảm bảo độ hiệu quả và an toàn, người bệnh nên lưu ý tới một số vấn đề như: phương pháp thực hiện nhổ răng, địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.