Thời kỳ bầu bí, mẹ hay gặp phải những vấn đề về thay đổi nội tiết tố, trong đó bị viêm âm đạo khi mang thai là hiện tượng mẹ cần quan tâm. Mẹ cần nắm được những biểu hiện của bệnh lý, cũng như cách phòng tránh, điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Cùng tìm hiểu thông tin kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Bạn đang đọc: Mẹ bị viêm âm đạo khi mang thai phải làm sao?
1. Những điều cần biết về hiện tượng bị viêm âm đạo lúc mang thai
1.1. Khái niệm bị viêm âm đạo lúc mang thai
Viêm âm đạo khi mang thai xảy ra ở 10 – 20% thai phụ, và có thể xuất hiện ở bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, mùi hôi, khó chịu ở vùng kín mà còn khiến mẹ phải lo lắng cho sức khỏe thai kỳ của mình. Do đó, điều mà các mẹ mang thai quan tâm là làm sao để hiện tượng viêm âm đạo này không làm ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.
Viêm âm đạo khi mang thai xảy ra ở 10 – 20% thai phụ, và có thể xuất hiện ở bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
1.2. Một số biểu hiện khi bị viêm âm đạo khi mang thai mẹ thường gặp
Một trong số các loại bệnh lý viêm nhiễm âm đạo thường gặp ở phụ nữ mang thai đó là mẹ bị mắc nấm Candida. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mẹ gặp phải do sự ảnh hưởng của loài nấm có tên Candida. Bệnh nấm này gây ảnh hưởng đến vùng sinh dục của chị em phụ nữ trong quá trình mang thai.
Một số dấu hiệu dễ nhận biết khi mẹ bị viêm nhiễm âm đạo như sau:
– Khí hư của mẹ tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường như xanh hoặc vàng. Do bình thường khí hư thường có màu trắng đục.
– Mẹ xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát râm ran ở bộ phận vùng kín và âm đạo.
– Mẹ gặp khó khăn khi đi tiểu: bí tiểu, tiểu buốt, khó đi tiểu
– Khu vực vùng kín của mẹ xuất hiện mùi hôi.
– Xuất hiện cảm giác đau rát, khô hạn khi quan hệ vợ chồng
Nếu gặp những triệu chứng này, thì mẹ cần nghĩ ngay đến việc mình đã bị viêm nhiễm âm đạo để kịp thời đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
2. Tác hại của bệnh lý viêm nhiễm âm đạo đối với mẹ và em bé
2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu
Việc mẹ bị mắc bệnh lý viêm nhiễm âm đạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, khiến cơ thể mẹ trở nên yếu hơn. Nếu mẹ bị tình trạng nặng có khả năng còn phải can thiệp sử dụng thuốc để chữa viêm, điều này có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Viêm nhiễm âm đạo nếu kéo dài và tiến triển nặng còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cuộc sinh của mẹ.
Mẹ sẽ có khả năng bị chuyển dạ sớm, sinh non, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi lây qua đường nào?
Việc bị mắc bệnh lý viêm nhiễm âm đạo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, khiến cơ thể mẹ trở nên yếu hơn.
2.2. Gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi trong bụng mẹ
Các loại bệnh lý phụ khoa khi mẹ mắc phải trong quá trình mang thai đều có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Mẹ hoàn toàn có khả năng nhiễm khuẩn gây sinh non.
Em bé cũng có thể bị di truyền một số bệnh lý từ mẹ như: giang mai, herpes, HIV,…
Ngoài ra, mẹ bị mắc Chlamydia – tên một loại vi khuẩn, cũng dễ khiến cho em bé bị nhiễm trùng vùng mắt, gây bệnh viêm phổi, viêm kết mạc, viêm da sau quá trình sinh.
Mẹ bị mắc liên cầu nhóm B cũng có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi, thậm chí có thể gây suy thai, thai chậm phát triển.
Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan với các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo. Mẹ cần có chế độ chăm sóc sức khỏe cũng như đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
3. Mẹ cần làm gì khi bị viêm nhiễm phụ khoa lúc mang thai
>>>>>Xem thêm: Nhân xơ tử cung là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?
Mẹ nên ăn sữa chua thường xuyên để làm tăng đề kháng, bổ sung các vi khuẩn có lợi và nâng cao hệ miễn dịch.
Giai đoạn thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm đối với bất kỳ người phụ nữ nào, do lúc này nội tiết tố của mẹ thay đổi cũng dẫn tới rất nhiều hiện tượng khác so với bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tìm hiểu để phân biệt rõ được thế nào là bệnh lý với hiện tượng sinh lý khi mang thai.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà mẹ sẽ cần có những phương án điều trị khác nhau. Tuy nhiên, trên hết là mẹ vẫn nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.
Ngoài ra, mẹ cũng chú ý nên làm một số điều sau để phòng tránh, ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa:
– Mẹ có thể sử dụng tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi loại củ này có tính chất kháng viêm cao. Do đó chúng sẽ giúp mẹ nâng cao đề kháng tự nhiên và góp phần điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
– Sữa chua hộp, sữa chua uống lên men là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Mẹ nên ăn sữa chua thường xuyên để làm tăng đề kháng, bổ sung các vi khuẩn có lợi và nâng cao hệ miễn dịch.
– Một số loại men vi sinh dạng bột mẹ cũng có thể sử dụng trong thời kỳ bị viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận lựa chọn những loại men có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.
– Mẹ cần kiêng quan hệ vợ chồng trong thời điểm bị viêm nhiễm phụ khoa, để tránh việc bị nhiễm trùng cũng như làm tình hình bệnh trở nên nặng hơn.
– Mẹ nên chú ý chăm sóc, vệ sinh bộ phận vùng kín kỹ càng, cẩn thận. Có thể sử dụng các loại lá có tính chất kháng viêm tự nhiên như: lá chè xanh, lá trầu không, hoặc dung dịch vệ sinh có nồng độ pH thấp. Tuyệt đối tránh thụt rửa quá sâu vào khu vực âm đạo để tránh nhiễm trùng.
– Nên mặc đồ thoải mái, thoáng mát, tốt nhất nên mặc đồ cotton để tránh bị cọ xát vào da. Mẹ không nên mặc đồ lót bó sát, gây hầm bí, ngứa ngáy cho khu vực vùng kín.
– Không nên tự ý sử dụng các loại viên nhét âm đạo, các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.
– Mẹ không nên sử dụng quá nhiều đồ ngọt bởi chúng sẽ làm tăng khả năng bài tiết của khu vực âm đạo, làm cho vùng kín của mẹ hay bị ẩm ướt, tạo cơ hội cho vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và phát triển.
– Trên hết, mẹ nên lập tức đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để an tâm hơn trong quá trình điều trị và xử lý đúng hướng.
Liên hệ với Thu Cúc TCI nếu mẹ đang gặp phải vấn đề viêm nhiễm phụ khoa và cần tư vấn mẹ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.