“Khi đi khám thai tuần 12 có cần nhịn ăn không?” là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu. Có thể mẹ chưa biết, 12 tuần được xem là một dấu mốc vô cùng quan trọng và được xem là thời điểm vàng để bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ mắc dị tật thai nhi từ khi còn rất nhỏ. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm trong mốc thai kỳ này sẽ có những yêu cầu nhất định mà mỗi mẹ bầu bắt buộc phải tuân thủ.
Bạn đang đọc: Khi đi khám thai tuần 12 có cần nhịn ăn không?
1. Mốc thai kỳ 12 tuần quan trọng như thế nào?
Khám thai 12 tuần được xem là bước ngoặt khởi đầu cho quá trình phát triển của thai nhi. Trong quá trình thăm khám này, bác sĩ sẽ phát hiện và đưa ra được những chẩn đoán được dị tật thai nhi. Để từ đó giúp mẹ sớm nắm bắt được tình hình phát triển của con cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời nếu như có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Trong lần thăm khám tuần thứ 12 này mẹ bầu sẽ cần làm các hạng mục thăm khám như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test, siêu âm 5D.
Đến giai đoạn này, theo các chuyên gia đánh giá, em bé đã có cân nặng khoảng 55gr với độ dài khoảng 5,5 cm, các bộ phận trên cơ thể cũng đang dần được hoàn thiện, xương khớp cũng dần được cứng cáp hơn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của bé cũng đã hoàn thiện, thận bài tiết nước tiểu, khuôn mặt và các chi cùng hệ thần kinh cũng dần phát triển nhanh chóng. Việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc trong tuần thai 12 này được xem là có khả năng mang lại kết quả chính xác nhất, nếu như vượt qua thời gian này thì hiệu quả thu lại sẽ không được như mong muốn.
Trong lần thăm khám tuần thứ 12 mẹ bầu sẽ cần làm các hạng mục thăm khám như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test, siêu âm 5D.
2. Khi đi khám thai tuần 12 có cần nhịn ăn không?
Có không ít mẹ bầu thường chung một nỗi băn khoăn đó là: “Khám thai 12 tuần có cần nhịn ăn không?”. Trả lời cho câu hỏi này đó là có và cần nhịn ăn tối thiếu 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm, việc nhịn ăn là một điều vô cùng cần thiết và bắt buộc mẹ phải thực hiện.
Bởi vì, trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ cần thực hiện xét nghiệm đường huyết của mẹ và việc ăn trước khi làm xét nghiệm sẽ khiến cho chỉ số đường huyết tăng cao bất thường. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả thăm khám.
Có một kinh nghiệm khi thực hiện các xét nghiệm cần nhịn ăn đó là mẹ nên đi khám vào buổi sáng. Nếu như mẹ đi sớm thì khoảng 9h là mẹ đã có thể ăn sáng để giúp cho mình không bị đói. Còn nếu như mẹ thăm khám vào buổi chiều sẽ phải nhịn ăn trưa, như vậy sẽ khiến cho cơ thể khá là mệt.
Mẹ bầu cần bắt buộc nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện phẫu thuật
3. Các bước thăm khám trong tuần thai thứ 12 là gì?
3.1 Siêu âm sàng lọc 5D
Với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật y học hiện nay, thiết bị siêu âm 5D dường như đã có mặt ở rất nhiều cơ sở thăm khám trên cả nước. Thông thường, vào tuần thai thứ 12, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp siêu âm 5D để có thể đo độ mờ da gáy thông qua lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ của em bé.
Qua đó, sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc phải các hội chứng dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như là: hội chứng Down, dị tật tim, chi,….
Bên cạnh đó, nhờ vào máy siêu âm 5D bác sĩ còn có thể đánh giá được các yếu tố quan trọng khác của em bé như là: dự kiến ngày dự sinh, số lượng thai nhi, dự quán các nguy cơ mắc tiền sản giật của mẹ, cấu trúc giải phẫu thai,… để giúp mẹ quản lý thai kỳ được hiệu quả hơn, đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và em bé.
Hiện nay, tại các cơ sở thăm khám của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đều đã được trang bị hệ thống máy siêu âm 5D hiện đại, giúp mẹ có thể ngắm nhìn từng biểu cảm đắt giá của con như đang theo dõi trực tiếp. Bên cạnh đó, mẹ sẽ có đội ngũ bác sĩ siêu âm giàu kinh nghiệm đồng hành cùng mẹ, giải thích cho mẹ mọi chỉ số của con một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
Tìm hiểu thêm: Thai nhi gò méo bụng là hiện tượng thế nào?
Vào tuần thai thứ 12, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp siêu âm 5D để có thể đo độ mờ da gáy thông qua lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ của em bé.
3.2 Xét nghiệm máu
Trong tuần thai thứ 12, xét nghiệm máu thuộc nhóm xét nghiệm đặc biệt quan trọng. Thông qua quá trình xét nghiệm máu của mẹ sẽ giúp cho các bác sĩ Sản khoa đánh giá được các chỉ số quan trọng như là:
– Xét nghiệm được nhóm máu: quá trình này các bác sĩ sẽ chú trọng đến nhóm máu ABO và Rh, đây là 2 nhóm máu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu cho mẹ khi vượt cạn.
– Xét nghiệm công thức máu để xác định được số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Dựa vào đó, bác sĩ có thể phát hiện được mẹ có đang bị thiếu hụt máu, khả năng đông máu hay mắc bệnh nhiễm trùng hay không.
– Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi: Đây chính là xét nghiệm Double test mà mẹ sẽ cần thực hiện dựa trên việc phân tích máu của mẹ. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ phát hiện được em bé có nguy cơ mắc phải các dị tật nguy hiểm như là: hội chứng Down, trisomy 18 hay trisomy 13 không. Kết hợp cùng với kết quả siêu âm độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Nếu như, em bé có nguy cơ cao, mẹ sẽ cần phải tiếp tục làm xét nghiệm xâm lấn như là chọc ối để có kết luận chính xác.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm phổ biến trong kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung
Trong tuần thai thứ 12, xét nghiệm máu thuộc nhóm xét nghiệm đặc biệt quan trọng
3.3 Xét nghiệm sang lọc Rubella IgM và IgG
Đây chính là hai loại kháng thể Rubella, nếu như bác sĩ tìm thấy virus ở mẹ bầu vào tuần thai thứ 13, em bé khi sinh ra có thể gặp những biến chứng Rubella bẩm sinh nguy hiểm như là: điếc, mù, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh,… Nếu như mẹ nhiễm Rubella, việc xét nghiệm này ở tuần thai 12 là bắt buộc để có thể phát hiện sớm và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
3.4 Xét nghiệm nước tiểu
Với xét nghiệm nước tiểu, mẹ không chỉ cần thực hiện trong tuần thứ 12 mà cần phải tiến hành định kỳ trong suốt quá trình mang thai mỗi lần thăm khám. Sở dĩ, đây là một loại xét nghiệm hết sức quan trọng là do dựa vào chỉ số xét nghiệm nước tiểu bác sĩ có thể kiểm tra được mức độ của protein, máu và glucose cũng như xác định được các dấu hiệu nhiễm trùng.
Thông qua những bất thường phát hiện được, bác sĩ sẽ biết được mẹ bầu có nguy cơ mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng trận, bàng quang,… hay không. Với mẹ bầu, việc phát hiện sớm các bệnh lý này là điều rất quan trọng. Bởi vì, nếu như mẹ không được phát hiện sớm thì sự phát triển của thai nhi rất dễ bị tác động xấu. Do đó, bên cạnh việc nắm rõ được khi khám thai 12 tuần có cần nhịn ăn không, mẹ cũng cần phải nắm rõ được mỗi tuần thai sẽ cần thực hiện những xét nghiệm quan trọng nào để chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ của mình.
Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết này của chúng tôi đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi khám thai 12 tuần có cần nhịn ăn không và nắm được các xét nghiệm quan trọng trong tuần thai này. Nếu như mẹ còn câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp cho Thu Cúc TCI để được trả lời nhanh nhất và chính xác nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.