Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý triệt để

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý mà hầu hết phụ nữ đều đã gặp phải một lần trong đời. Bệnh không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh lý, tâm lý của chị em mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe sinh sản. Vì vậy, phòng và điều trị hiệu quả, dứt điểm ngay từ đầu sẽ là tiền đề để bạn tránh xa “cơn ác mộng” này! 

Bạn đang đọc: Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý triệt để

1. Viêm nhiễm phụ khoa – Vấn đề đau đầu của nhiều chị em phụ nữ

Đây là bệnh lý mà không chỉ có những chị em đã quan hệ tình dục, lập gia đình mà cả những chị em còn “trinh nguyên” cũng có thể gặp phải. Cụ thể, viêm nhiễm phụ khoa là tên gọi chung của tình trạng viêm nhiễm, tổn thương tại các cơ quan sinh dục như: Âm đạo, tử cung, cổ tử cung, vùng chậu, phần phụ, vòi trứng,…

Viêm phụ khoa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nguy cơ phát triển từ cấp tính sang mãn tính rất cao. Bệnh có tính chất đặc trưng là thường xuyên tái phát, gây ngứa ngáy, khó chịu với cấp độ ngày càng nghiêm trọng.

Thực tế, dựa trên những tổn thương tại các cơ quan sinh dục, sinh sản, viêm phụ khoa được xác định cụ thể với một số bệnh lý như:

– Viêm âm hộ: Âm hộ – bộ phận nằm ngoài âm đạo bị viêm nhiễm, tổn thương. Chủ yếu viêm xuất phát từ thói quen vệ sinh chưa đúng cách của người phụ nữ.

– Viêm âm đạo: Âm đạo bị tổn thương, sưng đỏ, ngứa rát, dịch nhầy âm đạo bất thường kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống.

– Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Viêm nhiễm gây tổn thương phần lộ tuyến tại bề mặt cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành 3 cấp độ, tương ứng với diện tích bề mặt bị viêm. Ngoài ra, đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn.

– Viêm cổ tử cung: Là tình trạng viêm do nấm, khuẩn, tạp khuẩn tấn công các tế bào niêm mạc tại cổ tử cung, gây sưng, đau, loét, chảy máu,… Tình trạng này kéo dài cũng có thể phát triển thành mãn tính, giảm khả năng miễn dịch, tự cân bằng tại âm đạo và cổ tử cung. 

– Viêm phần phụ: Là tình trạng viêm nhiễm tại vòi trứng, buồng trứng, dây chằng đi quanh tử cung,… Viêm phần phụ thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ hoặc những đối tượng quan hệ tình dục không an toàn. Viêm cũng thường phát triển từ cấp tính sang mãn tính rất nhanh chóng.

– Viêm vùng chậu: Là tình trạng nhiễm trùng tại các cơ quan sinh sản nữ, cụ thể gồm tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng buồng trứng và dễ dẫn tới vô sinh.

Đối với những bệnh viêm nhiễm phụ khoa kể trên, người bệnh có thể nắm bắt thông qua các triệu chứng cụ thể, từ đó có kế hoạch thăm khám, kiểm tra sức khỏe kịp thời. Thông qua đó, điều trị sớm, có hướng xử lý phù hợp sẽ giúp chị em thoát khỏi nỗi lo bệnh phụ khoa dai dẳng, an tâm hơn về sức khỏe sinh sản.

Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý triệt để

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý dai dẳng, đem lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe người bệnh

2. Một số nguyên nhân gây viêm phụ khoa thường gặp

Nguyên nhân gây viêm phụ khoa thường bắt nguồn từ ý thức, cách vệ sinh cơ quan sinh dục của người phụ nữ. Rất nhiều bệnh viêm nhiễm xuất phát từ sự tăng sinh của các loại khuẩn, nấm như Chlamydia trachomatis, ký sinh trùng, nấm Candida,…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều nguyên nhân khác như:

– Mất cân bằng nội tiết tố.

– Quan hệ tình dục không an toàn, không dùng các biện pháp bảo vệ, tránh lây nhiễm nấm, khuẩn.

– Nạo phá thai thường xuyên.

– Thực hiện phẫu thuật điều trị các vấn đề tại các cơ quan sinh dục mà không đảm bảo an toàn vệ sinh trong, sau quá trình.

– Lạm dụng kháng sinh, gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm hộ, âm đạo.

3. Những dấu hiệu không thể nhầm lẫn của viêm nhiễm phụ khoa

Bệnh thường được xác định thông qua những biểu hiện bất thường tại vùng kín. Cụ thể, khi có những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để tránh tình trạng bệnh kéo dài, gây viêm diện rộng.

– Ngứa rát vùng kín: Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu kéo dài kèm theo sưng đỏ, phù nề là biểu hiện thường gặp ở những người bị viêm phụ khoa. 

– Khí hư bất thường: Khí hư bất thường là khi có màu sắc (xanh, trắng đục, vàng, có lẫn máu,…) và mùi lạ (hôi, tanh, chua,…). Biểu hiện này thường khiến chị em tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày và cũng khiến tình trạng viêm nhiễm khó kiểm soát hơn.

– Đau bụng dưới, đau vùng chậu: Một số bệnh lý viêm nhiễm khi trở nên nghiêm trọng có thể gây đau bụng dưới, đau vùng chậu. Biểu hiện này thường bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa, vậy nên chị em cần chú ý theo dõi thường xuyên.

– Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục: Những tổn thương tại âm đạo, tử cung hoặc vùng chậu,… có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu khi quan hệ tình dục.

– Sốt: Với những trường hợp viêm nhiễm nặng, gây tổn thương, nhiễm trùng, người bệnh có thể bị sốt hoặc ớn lạnh.

– Đau khi đi vệ sinh: Tổn thương tại vùng kín, vùng chậu khiến cho việc đi vệ sinh của người bệnh trở nên khó khăn, có thể kèm theo những cơn đau.

4. Viêm phụ khoa kéo dài có ảnh hưởng thế nào?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài có thể dẫn tới nhiều hệ quả nghiêm trọng chứ không chỉ dừng lại ở việc gây phiền toái cho chị em trong cuộc sống, sinh hoạt. Một số biến chứng mà người bệnh viêm phụ khoa có thể gặp:

– Viêm phát triển diện rộng, sâu, khó điều trị. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở những phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,…

– Viêm dính, áp xe, ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan sinh dục.

– Viêm phụ khoa ở các mẹ bầu có thể dẫn đến tình trạng sinh non, thai ngoài tử cung, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

– Hầu hết các trường hợp viêm nhiễm kéo dài đều có khả năng tiến triển thành mãn tính, khả năng tái phát cao, dễ gây vô sinh, hiếm muộn.

Tìm hiểu thêm: Thai 38 tuần bé chuẩn bị chào đời, khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra gì?

Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý triệt để

Viêm phụ khoa có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, sinh dục của chị em phụ nữ

5. Chẩn đoán và điều trị viêm nhiễm phụ khoa như thế nào?

Để kiểm soát tốt tình trạng viêm phụ khoa, chị em cần thực hiện thăm khám định kỳ 6 tháng/lần và lắng nghe những chỉ định, hướng dẫn cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa.

5.1. Phương pháp chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa

Để chẩn đoán viêm phụ khoa, các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm tử cung, buồng trứng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được làm xét nghiệm, soi tươi dịch âm đạo để phát hiện khuẩn, nấm, tạp trùng gây bệnh.

Một số trường hợp viêm nhiễm phụ khoa tại các cơ quan sinh sản, người bệnh có thể được thực hiện các xét nghiệm như: 

– Kiểm tra, siêu âm xác định bất thường tại vùng chậu.

– Phân tích các chỉ số thông qua xét nghiệm nước tiểu.

– Sinh thiết, phân tích tế bào nội mạc tử cung.

– Nội soi để đưa ra những chỉ định cần thiết.

5.2. Khắc phục viêm nhiễm phụ khoa

Thông qua kết quả thăm khám, chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng dẫn người bệnh cách điều trị phù hợp.

– Với những bệnh nhân viêm nhiễm âm đạo, có thể sử dụng thuốc đặt, thuốc kháng sinh dạng bôi để tiêu diệt khuẩn, nấm, cải thiện tổn thương viêm để lại.

– Với trường hợp viêm tắc tại vòi trứng, người bệnh sẽ được sử dụng một số loại kháng sinh phù hợp để điều trị.

– Với những bệnh nhân viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ có thể chỉ định cắt, đốt diệt tuyến để bảo vệ tử cung, cổ tử cung, đảm bảo được sức khỏe sinh sản.

– Với những trường hợp như viêm vùng chậu, viêm phần phụ, người bệnh sử dụng kháng sinh đường uống để điều trị, cùng với đó là dừng quan hệ tình dục để đảm bảo kết quả phục hồi được tốt nhất.

6. Làm thế nào để phòng tránh mắc viêm nhiễm phụ khoa?

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người bệnh cần có những kiến thức phòng ngừa viêm phụ khoa để bảo vệ bản thân khỏi những hệ lụy không đáng có.

– Vệ sinh vùng kín đúng thao tác, sử dụng sản phẩm làm sạch phù hợp. Tránh thụt rửa sâu, tránh sử dụng những sản phẩm làm sạch có tính kiềm cao.

– Sử dụng đồ lót thông thoáng. Thay đồ lót thường xuyên.

– Quan hệ tình dục chú ý an toàn, có biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm, nấm lây từ người này sang người kia.

– Ăn uống khoa học. Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ, trái cây vào khẩu phần ăn.

– Thăm khám phụ khoa định kỳ và thường xuyên chú ý tới những bất thường tại các cơ quan sinh dục.

Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý triệt để

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu cách để phát hiện ung thư gan sớm

Thường xuyên thăm khám phụ khoa giúp chị em phòng và phát hiện bệnh kịp thời, tránh những ảnh hưởng không đáng có

Như vậy, chị em cần chú ý tới sức khỏe phụ khoa và nên có kế hoạch thăm khám, phát hiện sớm, tránh bỏ lỡ thời điểm lý tưởng để chữa bệnh. Khám sàng lọc bệnh phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là lựa chọn phù hợp để bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi đăng ký khám tại Thu Cúc TCI, người bệnh được thực hiện đầy đủ những phương pháp sàng lọc như siêu âm, soi dịch âm đạo, nội soi,… với trang thiết bị tân tiến. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm thực hiện khám, điều trị sẽ đưa ra những hướng xử lý tốt nhất, có những lời khuyên hữu ích nhất cho chị em gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *