Sinh thường là phương pháp đẻ con được các bác sĩ sản khoa khuyên mẹ nên lựa chọn, quá trình đẻ thường của mẹ bầu theo đó cũng diễn ra từ lúc mẹ bắt đầu có các dấu hiệu cho đến khi em bé được chào đời an toàn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé!
Bạn đang đọc: Quá trình đẻ thường của mẹ bầu diễn ra như thế nào?
1. Khái niệm sinh thường là gì?
Sinh thường là phương pháp sinh nở thuận tự nhiên. Em bé sẽ ra ngoài qua ngả âm đạo hay còn được gọi là ống sinh sản của mẹ. Phương pháp sinh thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo là phương pháp tốt nhất đối với sức khỏe sinh sản của cả mẹ và em bé.
Thời gian hồi phục cơ thể sau khi sinh thường cũng nhanh hơn so với phương pháp sinh mổ. Do vậy, nếu mẹ không gặp bất cứ bệnh lý hay trở ngại nào ảnh hưởng tới cuộc sinh thì mẹ nên ưu tiên lựa chọn phương pháp sinh thường, để mang lại nhiều lợi ích tốt nhất sau này.
2. Mẹ bầu nào không nên thực hiện quá trình đẻ thường?
Sinh thường là phương pháp sinh nở thuận tự nhiên. Em bé sẽ ra ngoài qua ngả âm đạo hay còn được gọi là ống sinh sản của mẹ.
Mẹ bầu đã có tiền sử sinh mổ trước đó sẽ không nên sinh thường ở lần mang thai sau.
Mẹ bầu gặp một số biến chứng thai sản ảnh hưởng đến sức khỏe của cuộc sinh thường như: huyết áp cao, tiền sản giật, một số bệnh lý về tim, các bệnh nhiễm trùng âm đạo,…
Em bé gặp một số vấn đề: ngôi ngược, dây rốn quấn cổ, em bé nặng cân,…
Một số trường hợp cấp cứu, chuyển dạ nhưng không đẻ thường được như: cổ tử cung không mở, em bé có hiện tượng ngạt, suy thai, mẹ không đủ sức đẻ thường,…
3. Cận cảnh quá trình đẻ thường như thế nào?
Sinh con là giai đoạn gần cuối của quá trình đẻ thường. Thời gian sinh sẽ kéo dài trung bình từ 12 đến 19 giờ cho lần sinh con đầu lòng (con so) và ngắn hơn ở những lần sinh sau đó. Khoảng 280 ngày sau khi thụ thai thành công (tương đương với 40 tuần), quá trình sinh em bé sẽ bắt đầu. Những em bé được chào đời vào thời điểm trên 37 tuần được coi là sinh đủ tháng, dưới 37 tuần thai gọi là sinh thiếu tháng. Trong trường hợp mẹ đã mang thai quá 40 tuần mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, lúc đó bác sĩ sẽ cân nhắc tới biện pháp kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai.
3.1. Quá trình đẻ thường – Dấu hiệu con sắp chào đời
Khi thai nhi đã gần đủ ngày đủ tháng, mẹ hãy chú ý tới những dấu hiệu sắp sinh quan trọng dưới đây:
– Những cơn gò tử cung xuất hiện từ thưa thớt cho đến dồn dập: Sắp đến ngày sinh, tử cung sẽ tạo ra những cơn gò để kích thích cổ tử cung giãn ra, tạo điều kiện cho em bé lọt qua. Lúc đầu, những cơn đau sẽ bắt đầu giống như tình trạng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt, dần dần dồn dập hơn. Nhưng nếu các cơn gò này không dồn dập và biến mất khi mẹ đổi tư thế, thì rất có thể đây chỉ là các cơn chuyển dạ giả.
– Hiện tượng đau lưng: Cùng với những cơn gò, đau lưng là hiện tượng phổ biến báo hiệu em bé sắp sửa chào đời. Các cơn đau thường bắt đầu ở lưng và di chuyển ra phía trước cơ thể. Kèm với đó, mẹ có thể bị chuột rút. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể thử chườm nóng, chườm lạnh hoặc massage.
Sắp đến ngày sinh, tử cung sẽ tạo ra những cơn gò để kích thích cổ tử cung giãn ra, tạo điều kiện cho em bé lọt qua.
– Hiện tượng mẹ bị vỡ ối: Trong suốt hành trình thai kỳ, em bé sẽ lớn dần lên trong một túi chất lỏng bảo vệ được gọi là túi ối. Túi này sẽ vỡ ra khi gần đến thời điểm em bé chào đời. Hiện tượng vỡ ối sẽ xảy ra với một dòng chất lỏng hoặc có thể chỉ một vài giọt rỉ ra từ phía âm đạo. Khi đó, mẹ nên sắp xếp để nhập viện ngay vì rất có thể mẹ sẽ sinh em bé ngay sau đó. Trong một số trường hợp, mẹ sẽ chuyển dạ ngay cả khi chưa vỡ ối. Do đó, bác sĩ sẽ cần can thiệp phá vỡ túi ối nhằm kích thích quá trình đẻ thường diễn ra suôn sẻ.
– Mẹ bị bật nút nhầy ở cổ tử cung: Khi mẹ mang thai, sẽ có một chất nhầy chặn ở cổ tử cung để bảo vệ em bé nằm bên trong. Khi cổ tử cung trở nên mềm và lớn hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, nút nhầy này sẽ lỏng và dần dần tụt ra ngoài. Biểu hiện của việc bật nút nhầy ở cổ tử cung đó là một ít chất dịch tiết màu hồng hoặc nâu, thậm chí đặc quánh như cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt của mẹ. Nút nhầy ở cổ tử cung thường bật ra ngay trước giai đoạn chuyển dạ tích cực bắt đầu.
– Cổ tử cung của mẹ có dấu hiệu mở: Để đủ chỗ cho em bé chui ra ngoài, cổ tử cung buộc phải mong đi và mở rộng hơn. Do vậy, khi chuẩn bị sinh em bé, bác sĩ thăm khám và báo kết quả là cổ tử cung đã mở được 2cm, 4cm,…là báo hiệu mẹ đã chuẩn bị bước vào giai đoạn rặn để đưa em bé ra ngoài. Cơn gò tử cung gây đau vùng bụng dưới là dấu hiệu mẹ sắp sinh em bé rõ rệt nhất.
3.2. Quá trình đẻ thường – 3 giai đoạn sinh con
Thông thường, mẹ sẽ trải qua 3 giai đoạn chính của hành trình sinh con: bắt đầu chuyển dạ, sinh con, sau khi sinh con
Tìm hiểu thêm: Thực hiện điều trị ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Chuyển dạ là giai đoạn dài nhất trong cả quá trình mẹ hạ sinh em bé, có thể kéo dài lên tới 20 giờ đồng hồ.
3.2.1. Giai đoạn chuyển dạ
Đây là giai đoạn dài nhất trong cả quá trình mẹ hạ sinh em bé, có thể kéo dài lên tới 20 giờ đồng hồ. Giai đoạn này bắt đầu khi cổ tử cung của mẹ bắt đầu hé mở và kết thúc khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10cm). Chuyển dạ được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là: chuyển dạ tiềm thời và chuyển dạ
Chuyển dạ tiềm thời: là giai đoạn báo hiệu cơn chuyển dạ bắt đầu. Mẹ sẽ cảm nhận rất rõ những cơn gò nhẹ, các cơn cách nhau 15 – 20 phút. Mỗi cơn gò kéo dài từ 60 – 90s. Tần suất các cơn gò ngày càng ngắn, cho đến khi chúng cách nhau chưa đầy 5 phút. Các cơn gò này khiến cổ tử cung của mẹ mở ra, chuẩn bị cho việc sinh em bé.
Trong giai đoạn này, cổ tử cung của mẹ mở ra từ từ, dịch âm đạo tiết ra dịch có màu trong suốt hoặc hồng nhạt. Đây còn gọi là máu báo. Tuy nhiên, nếu các cơn gò xuất hiện dưới 1-2 cơn trong vòng 10 phút thì có thể mẹ vẫn chưa tới thời điểm sinh em bé.
3.2.2. Giai đoạn hoạt động
Khi cổ tử cung giãn ra từ 4cm trở lên, đây là lúc mẹ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn hoạt động và cần nhập viện ngay lập tức. Vào lúc này, các cơn gò tử cung trở nên mạnh hơn, liên tục hơn, mỗi cơn gò cách nhau khoảng 3 phút, mỗi cơn gò kéo dài khoảng 45s, đi kèm với đó là những cơn đau lưng, chảy máu nhiều hơn từ phía âm đạo của mẹ. Nếu mẹ bị vỡ ối ở giai đoạn đẻ thường này, thì các cơn gò càng trở nên mạnh và liên tục hơn. Tổng thời gian cho giai đoạn này có thể kéo dài tới khoảng 4 – 8 giờ.
Mẹ có thể cảm thấy áp lực đang được dồn xuống trực tràng, đồng thời các cơn đau lưng trở nên tồi tệ hơn. Mẹ có cảm giác như em bé đang được dần đẩy ra ngoài.
3.2.3. Quá trình đẻ thường – Giai đoạn sinh con
>>>>>Xem thêm: Vì sao gây tê ngoài màng cứng bị đau lưng? Làm gì để cải thiện?
Giai đoạn sinh thường này bắt đầu khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn tới mức 10cm và sẽ kết thúc khi em bé chào đời.
Giai đoạn đẻ thường này bắt đầu khi cổ tử cung giãn ra hoàn toàn tới mức 10cm và sẽ kết thúc khi em bé chào đời. Quá trình này có thể kéo dài 1 – 2 giờ hoặc thậm chí lâu hơn. Lúc này, các cơn co thắt tử cung diễn ra nhiều hơn, liên tục kéo dài trong khoảng 60 – 90s. Mẹ sẽ cảm thấy có những cơn rặn mạnh mẽ kéo đến khi cơn gò xuất hiện. Việc mẹ cần làm là hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, y tá để biết cách lấy hơi và rặn em bé đúng cách.
Trong lúc mẹ rặn đẻ, tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có thể dùng thuốc giảm đau hoặc sử dụng dao phẫu thuật để cắt tầng sinh môn nếu cần thiết. Cắt tầng sinh môn là thủ thuật mà bác sĩ sẽ rạch một vết cắt nhỏ giữa hậu môn và âm đạo nhằm mở rộng cửa âm đạo giúp đưa em bé ra ngoài nhanh và dễ dàng hơn. Giai đoạn này kết thúc khi nhau thai đã được tách khỏi thành tử cung và được lấy ra qua đường âm đạo.
3.2.4. Kết thúc quá trình đẻ thường – Giai đoạn sau sinh con
Sau khi em bé ra đời, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây rốn cho em bé, lau gây sạch sẽ, kiểm tra tổng quát sức khỏe ban đầu. Sau đó em bé sẽ được da kề da với mẹ. Trong lúc này, bác sĩ sẽ xử lý khâu vết rạch tầng sinh môn cho mẹ (nếu có).
Liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn về các gói thai sản mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.