Tình trạng mòn men răng và cách phục hồi

Người ta thường biết tới men răng là lớp ngoài cùng của răng. Đây là bộ phận có chức năng bảo vệ răng. Thế nhưng đa phần mọi người lại không biết lớp men này cũng dễ bị tổn thương và mất đi khi phải chịu những tác động. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình trạng mòn men răng và cách để phục hồi.

Bạn đang đọc: Tình trạng mòn men răng và cách phục hồi

1. Vai trò của lớp men răng

Tình trạng mòn men răng và cách phục hồi

Men răng đóng vai trò bảo vệ cho răng

Phần men răng là một loại vật chất với công dụng giống như phần vỏ trứng. Lớp men này có khả năng bảo vệ những phần mềm bên trong. Tuy nhiên, không giống như vỏ trứng, men răng mỏng và dẻo dai hơn. Lớp men này có thể đứng vững dù răng thực hiện các thao tác nhai, cắn, gặm, … suốt hàng chục năm. Tất nhiên, để đạt được khoảng thời gian như vậy còn phải dựa vào tình trạng men răng và cách chăm sóc răng phù hợp.

2. Tổng quan về tình trạng mòn men răng?

2.1 Định nghĩa về mòn men răng

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị

Tình trạng mòn men răng và cách phục hồi

Mòn men răng có thể khiến màu sắc răng thay điổi

Chứng mòn men răng là hiện tượng men răng bị tổn thương do chịu phải tác động tấn công. Khi đó, men răng sẽ bị mòn đi, không còn khả năng bảo vệ tốt cho răng. Khi men răng bị mòn, phần ngà răng sẽ hở ra. Điều này có thể gây ra những hơn đau hoặc sự nhạy cảm của răng miệng

2.2 Dấu hiệu nhận biết tình trạng mòn men răng

Tùy vào từng giai đoạn, dấu hiệu để nhận biết mòn men răng sẽ khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình của tình trạng mòn men răng:

– Mức độ nhạy cảm của răng tăng lên. Cụ thể, răng sẽ trở nên dễ bị kích thích bởi mùi vị, đồ ăn, nhiệt độ, đồ ăn cứng, … Đặc biệt là đồ ngọt với lạnh sẽ đem tới cảm giác đau nhói nghiêm trọng.

– Răng có sự biến đổi về màu sắc. Khi men răng bị mòn khiến ngà răng lộ ra nhiều hơn. Cùng với đó răng sẽ bị ngả màu, chuyển sang ố vàng.

– Trên răng xuất hiện các vết nứt và vỡ. Ngoài ra, các phần cạnh của răng sẽ bị thô ráp hơn. Răng không đều và có tình trạng bị lởm chởm.

– Răng bị mất đi khoáng chất dẫn tới bề mặt nhẵn và bóng láng. Bên cạnh đó, vết lõm sẽ xuất hiện trên bề mặt răng ở vị trí trực tiếp cắn và nhau.

– Răng bị bào mòn men sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn. Các lỗ sâu răng nhỏ có thể ban đầu sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu để các vi khuẩn sâu răng phát triển, xâm nhập vào lớp men cứng lâu ngày sẽ tiến vào phần thân chính của răng. Từ đó, các dây thần kinh răng cũng có thể bị ảnh hưởng.

3. Nguyên nhân gây mòn men răng

Mòn men răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Trong đó 2 nhóm lý do chủ yếu là từ yếu tố trong cơ thể và thói quen sinh hoạt:

3.1 Do yếu tố bên trong cơ thể

– Tuyến nước bọt bị suy yếu khả năng hoạt động. Từ đó dẫn tới việc miệng bị khô, axit của thực phẩm khi ăn không thể trung hòa và tồn đọng lại trên men răng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây mòn lớp men răng.

– Từ khi sinh ra, nếu trẻ bị sinh non, phần men răng đã không thể có cấu tạo hoàn chỉnh. Vấn đề này do sự thiếu canxi, thiếu chất hay mắc bệnh lý tan máu.

– Các bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày khiến axit bị đẩy ngược lên miệng. Nếu không sớm khắc phục, điều này sẽ làm mòn men răng.

– Các bệnh lý về răng miệng. Ví dụ như sâu răng, viêm chân răng, … cũng khiến vi khuẩn tấn công và làm suy yếu men răng.

3.2 Do thói quen sinh hoạt hàng ngày

Men răng là phần trực tiếp tiếp xúc với đồ ăn, thức uống mỗi ngày. Do đó, nếu ta không có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, men răng sẽ suy yếu. Điển hình như:

– Chế độ ăn quá nhiều tinh bổ, đường và những thực phẩm chứa axit.

– Răng miệng không được thực hiện vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn. Điều này khiến các mảng bám thức ăn dư thừa tồn đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi.

– Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: đánh răng quá mạnh, đánh răng theo chiều ngang, …

– Sử dụng một số loại thuốc có khả năng bào mòn men răng trong thời gian dài. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, dùng thuốc kháng sinh nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới men răng của bé. Bé sinh ra răng sẽ dễ bị xỉn màu, nhiễm màu kháng sinh.

– Điều trị ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng. Khi đó, kỹ thuật thực hiện có nhiều thiếu sót dẫn tới ảnh hưởng lớp men răng ngoài cùng.

4. Biện pháp điều trị tình trạng mòn men răng

4.1 Bổ sung thêm khoáng chất cho răng

Việc bổ sung chất khoáng thường xuyên là một cách giúp men răng phục hồi hiệu quả. Vì vậy, ta nên sử dụng viên uống hay bổ sung thêm những thực phẩm nhiều vitamin D, canxi vào bữa ăn hàng ngày để giúp làm dày thêm men răng.

Bên cạnh đó, ta cũng nên sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo. Điển hình như phô mai, sữa tách kem, … để tăng lượng nước bọt được sản xuất. Như vậy, độ pH có thể được duy trì. Cùng với đó, ta nên tránh ăn những đồ quá dai, cứng để giảm sự bào mòn đối với men răng.

Đặc biệt, hãy tránh xa những chất gây kích thích có trong kẹo, bánh, trái cây chua, nước có ga, …

4.2 Thực hiện đúng cách vệ sinh răng miệng

Đánh răng quá nhiều đôi khi không giúp răng sạch hơn mà còn làm hư hại men răng. Và cách để cải thiện tình trạng men răng chính là hãy điều chỉnh lại chế độ vệ sinh răng miệng sao cho phù hợp.

Hãy duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Ta nên lưu ý thao tác chải răng nhẹ nhàng và theo chiều xoay tròn. Kem đánh răng được chọn cần có chứa Fluoride để ngăn ngừa tình trạng bào mòn men răng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng cũng rất cần thiết.

4.3 Kiểm tra nha khoa định kỳ

Tình trạng mòn men răng và cách phục hồi

>>>>>Xem thêm: Có bầu bị sốt xuất huyết và những điều cần biết

Sau khi điều trị mòn men răng, người bệnh vẫn nên thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ

Ngoài những cách phục hồi răng trên, người bệnh nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín và kiểm tra nha khoa. Sau khi đã có kết quả về tình trạng răng, bác sĩ sẽ tư vấn, đề xuất những phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp.

Sau khi tình trạng men răng đã được cải thiện, người bệnh vẫn cần duy trì chế độ thăm khám định kỳ 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp tình trạng răng miệng luôn được kiểm soát ổn định.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *