Để có thể bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả nhất, ngoài việc đến thăm khám định kỳ ở nha sĩ thì việc tự chăm sóc răng miệng tại nhà đóng vai trò rất quan trọng vì đây là việc mỗi người đều phải làm hàng ngày. Đa phần các trường hợp gặp vấn đề về răng cũng đều liên quan đến việc tự vệ sinh răng miệng tại nhà. Vậy làm thế nào để chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà hiệu quả, tìm hiểu ngay dưới đây.
Bạn đang đọc: Bí quyết chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà
1. Tần suất đánh răng thế nào là đúng?
Theo các chuyên gia, đánh răng là một trong những bước làm sạch rất quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng khi tại nhà. Đánh răng cần thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn. Đánh răng cần phải thực hiện kỹ lưỡng để có thể loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám tích tụ và phát triển. Tuy nhiên, sau khi ăn bạn nên chờ khoảng 30 phút để có thể đạt hiệu quả vệ sinh cao nhất.
2. Các bước đánh răng đúng cách
Nhiều người không quá để ý về việc đánh răng sao cho đúng nên dù là việc khá đơn giản nhưng vẫn có thể làm sai khiến răng không những không sạch mà còn gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe răng miệng như:
– Tụt nướu, chảy máu chân răng
– Men răng bị bào mòn và yếu dần đi trông thấy
– Cổ răng, chân răng bị bào mòn gây viêm xung quanh chóp răng và tủy răng, có nguy cơ mất răng
– Viêm lợi, viêm nha chu
Do vậy, hãy tuân thủ phương pháp đánh răng đúng cách theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã khuyến cáo để chăm sóc răng miệng tại nhà hiệu quả hơn.
Đánh răng đúng cách để luôn chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng
Cách đánh răng đúng
Bước 1: Súc miệng bằng nước khoảng 30 giây trước khi đánh răng
Bước 2: Vệ sinh bàn chảy bằng nước, lấy kem đánh răng với lượng nhỏ bằng hạt đậu.
Bước 3: Để bàn chải hướng 45 độ sao cho phần đầu lông bàn chải di chuyển dễ dàng ở cả răng và nướu.
Bước 4: Chải mặt ngoài răng nhẹ nhàng theo chiều thẳng đứng hoặc xoay tròn.
Bước 5: Thực hiện chải răng ở các vị trí khác giống như chải mặt ngoài.
Bước 6: Đặt bàn chải nghiêng góc 45 độ với trục răng và kéo bàn chải tới lui để chải mặt trong thật sạch sẽ.
Bước 7: Đặt mặt lông bàn chải vuông góc với mặt nhai các răng và nhẹ nhàng chải tới lui để làm sạch.
Bước 8: Vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc đầu lông bàn chải để khoang miệng không còn mùi hôi.
Bước 9: Súc miệng sạch sẽ lại bằng nước.
3. Bàn chải đánh răng cũng là điều cần lưu ý
Hãy lựa chọn những bàn chải có sợi lông mềm, không quá cứng để ngăn ngừa việc gây kích thích răng. Ngoài ra, việc sử dụng các bàn chải có lông mềm sẽ giúp lông bàn chải có thể len lỏi vào các kẽ răng để loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn.
Ngoài ra, hãy thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng / lần để luôn đảm bảo dụng cụ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ và không có vi khuẩn sinh sôi, phát triển có thể gây ảnh hưởng xấu cho răng.
4. Đừng bỏ quên việc vệ sinh lưỡi nhé!
Lưỡi là nơi mảng bám dễ dàng tích tụ nhất và là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng như hôi miệng, nhiễm nấm,… Do đó, việc vệ sinh lưỡi không chỉ đảm bảo vệ sinh cho răng miệng mà còn có thể ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do vi khuẩn gây ra.
5. Dùng nước súc miệng
Do nước súc miệng chứa nhiều chất sát khuẩn tốt như: flour, kẽm sulfat, acid boric,… để làm sạch miệng một cách tối đa, đánh bay mảng bám thức ăn, cải thiện tình trạng hôi miệng hay làm giảm thiểu khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm ở khoang miệng,… Tuy nhiên, chỉ nên súc miệng bằng nước súc miệng 1-2 lần/ ngày chứ không được tùy tiện sử dụng quá nhiều.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp kiến thức y khoa về tầm soát ung thư xương
Nên súc miệng 1-2 lần/ngày
6. Dùng kem đánh răng thành phần có chất fluoride
Ngoài việc lựa chọn kem đánh răng theo sở thích và mùi vị mong muốn, các Nha sĩ đầu ngành khuyến cáo nên chọn các loại kem đánh răng có fluoride do đây là một chất có thể bảo vệ răng khỏi các loại vi khuẩn gây hại cho răng. Đây chính là một lớp bảo vệ răng tự nhiên hiệu quả và là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng lúc tại nhà hiệu quả cao.
7. Sử dụng chỉ nha khoa/tăm nước để vệ sinh răng miệng sau khi ăn
Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để có thể loại bỏ hoàn toàn vụn thức ăn thừa còn mắc ở các vị trí khó vệ sinh. Ngoài ra, đây là các công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa mảng bám tích tụ trên răng, gây ra các bệnh về răng nướu có hại. Theo một nghiên cứu cho thấy, chỉ nha khoa có thể loại bỏ đến 80% các mảng bám và mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe răng miệng đối với những người đang chỉnh nha.
8. Thay đổi chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Các bác sĩ, nha sĩ khuyến cáo việc ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường chính là cách khiến cho răng miệng mắc bệnh lý nhanh nhất. Đây chính là môi trường thích hợp để vi khuẩn gây hại cho răng nướu tích tụ và phát triển nhanh chóng, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Ngoài ra, hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh để có thể giúp nước bọt được kích thích sản sinh ra nhiều hơn, giúp làm sạch răng, ngăn ngừa vi khuẩn, mảng bám “làm tổ” trong khoang miệng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng phát triển,…
9. Dừng hoàn toàn việc hút thuốc lá/ thuốc lá điện tử
Thuốc lá là một trong những “kẻ địch” khiến sức khỏe răng miệng yếu dần và dễ gặp các bệnh lý viêm nhiễm. Ngoài ra, thuốc lá cũng chính là tác nhân gây xỉn màu răng, viêm nướu, thậm chí là các bệnh ung thư vòm họng,….Vậy nên một trong những cách chăm sóc răng miệng tại nhà cần thiết là hãy ngưng việc hút thuốc lá và các chất kích thích để có thể bảo vệ răng lợi một cách tốt nhất.
10. Thăm khám định kỳ răng miệng tại các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng
Kể cả khi bạn đã tự chăm sóc sức khỏe răng miệng cá nhân tại nhà rất tốt thì cũng không nên bỏ qua việc thăm khám định kỳ này. Đây là cách để bạn có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện kịp thời các bệnh lý để có thể điều trị sớm, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm gây nguy hại cho răng miệng.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có được ngồi xổm không?
Thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Trên đây là top 10 cách chăm sóc răng miệng tại nhà hiệu quả. Hiểu rõ cách tự chăm sóc răng miệng thế nào cho đúng sẽ giúp cho sức khỏe răng miệng luôn được bảo đảm, răng luôn chắc khỏe, trắng sáng và không sợ các bệnh lý có khả năng phát triển. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.