Viêm tủy là vấn đề đã không còn hiếm gặp. Tình trạng này ngoài khiến bệnh nhân thấy đau nhức, khó chịu còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Để biết thêm về mức độ nguy hiểm và những trường hợp cần điều trị viêm tủy răng, ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Bạn đang đọc: Những trường hợp cần điều trị viêm tủy răng
1. Bệnh viêm tủy răng là gì?
Tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy trước những yếu tố gây hại
Tủy răng là một trong những tổ chức đặc biệt nằm trong khoang miệng. Tổ chức này bao gồm mạch máu, dây thần kinh, … ở một hốc giữa ngà răng gọi là hốc tủy răng. Các tổ chức tủy răng sẽ được thông với cơ thể qua những lỗ rất nhỏ ở cuống răng.
Viêm tủy là một phản ứng bảo vệ của tủy răng với những tác nhân gây bệnh. Căn bệnh này có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn với nhiều dạng tổn thương khác nhau. Ví dụ như viêm có phục hồi, viêm cấp và viêm mạn tính.
2. Những lý do gây ra tình trạng viêm tủy
Tình trạng tủy răng bị viêm thường bắt nguồn từ bệnh sâu răng không được điều trị kịp thời. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu răng và gây bệnh. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như răng bị mẻ, do chấn thương khiến đứt mạch máu nuôi dưỡng tủy răng. Ngoài ra, viêm tủy răng cũng có thể do tình trạng mòn răng quá nhiều hoặc viêm quanh răng.
Trong các tác nhân gây viêm tủy, trường hợp thường gặp nhất là do vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập và tồn tại trong khoang miệng. Chúng vào tủy răng chủ yếu qua những lỗ sâu, cuống răng. Cùng với đó, tình trạng nhiễm hóa chất như nhiễm độc chì, thủy ngân, …, sang chấn cũng có thể là nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm.
3. Các giai đoạn viêm tủy răng
3.1 Viêm tủy răng có phục hồi
Đây là giai đoạn thứ nhất của viêm tủy răng. Thông thường, biểu hiện của giai đoạn này không rõ ràng. Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn viêm có phục hồi là thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau hay ê buốt nhẹ. Chúng chỉ kéo dài trong vài giây, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi ăn những món quá nóng, quá lạnh.
Ở giai đoạn này, thường mọi người khó có thể phát hiện bản thân bị viêm tủy và tới điều trị. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời ở giai đoạn này, tủy răng hoàn toàn có thể phục hồi.
3.2 Viêm tủy răng cấp
Với giai đoạn viêm cấp, những triệu chứng đã xuất hiện khá rõ rệt. Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển ổn định , tần suất và mức độ của các triệu chứng ngày càng cao.
– Những cơn đau âm ỉ tại nơi khu trú hoặc tại các vùng lây lan.
– Những cơn đau này thường rất nặng và dai dẳng. Chúng có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Thậm chí tình trạng đau còn có thể lây lan sang các răng kế cận, nướu răng.
– Xuất hiện mủ ở trong răng và bị tấy phần nướu.
– Khoang miệng có mùi hôi, gây cản trở trong nhiều hoạt động thường nhật.
– Tê buốt khi có vật gì hoặc cặn thức ăn thừa mắc vào gây kích thích.
Bệnh viêm tủy ở giai đoạn này sẽ nguy hiểm hơn. Người bệnh lúc này sẽ thường gặp phải những rắc rối, bất tiện trong cuộc sống do ảnh hưởng của bệnh gây nên.
3.3 Viêm tủy răng hoại tử
Đây là giai đoạn tủy răng bị viêm mức độ nặng nhất. Khi đó sẽ không còn những cơn đau mà thay vào đó là tình trạng tủy chết dẫn tới không còn cảm giác gì. Các phần dịch tủy bị hoại tử sẽ chảy ra ngoài theo lỗ ở chóp. Điều này gây nên cảm giác khó chịu và tạo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của người bệnh. Ngoài ra, những dịch này còn có thể kéo theo vi khuẩn gây lây lan và viêm nhiễm các mô mềm quang răng. Tình trạng này diễn ra sẽ gây tổn thương vùng chân răng, viêm xương hay thậm chí làm tiêu xương ổ răng. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất hoàn toàn răng.
4. Những biến chứng từ bệnh viêm tủy răng
Tủy răng bị viêm sẽ dẫn tới sung huyết. Những răng chết tủy khi không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ dẫn tới viêm chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng. Thậm chí, tình trạng này có thể gây phát sinh nhiều biến chứng. Điển hình như viêm quanh cuống răng, viêm xương, rụng răng hay viêm hạch. Những biến chứng này sẽ là nguy hại lớn với sức khỏe.
Khi răng xuất hiện những triệu chứng: có lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn cùng dấu hiệu bị đau nhức từng cơn, răng đổi màu bất thường, … bệnh nhân cần tham khám bác sĩ ngay. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và điều trị phù hợp.
5. Khi nào bệnh nhân cần điều trị viêm tủy
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm sàng lọc trước sinh Double Test và kiến thức mẹ nên biết
Bệnh viêm tủy không thể tự khỏi mà cần được điều trị nha khoa phù hợp
Răng bị viêm tủy sẽ không thể tự khỏi được. Tình trạng viêm nếu không sớm điều trị, nhiễm khuẩn sẽ ngày càng lan rộng. Lâu dần, nó sẽ tiến triển thành những ổ viêm tại chân răng. Tình trạng này được gọi là viêm quang cuống răng. Tùy từng mức độ bệnh, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể:
5.1 Giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi
Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ nhận thấy những cơn đau thoáng qua. Vì vậy, việc nhận biết bệnh ở giai đoạn này rất khó. Tuy nhiên, nếu người bệnh chú ý và có thể phát hiện sớm có thể chỉ cần uống thuốc kháng sinh điều trị chứ chưa cần chưa tủy.
5.2 Tủy răng bị viêm bởi lỗ sâu hoặc vết gãy, nứt
Trong trường hợp này, vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua lỗ sâu hoặc vết gãy, nứt để tấn công. Khi tủy răng bị tấn công sẽ khiến gia tăng hoạt động của các tế bào cùng lượng máu lưu thông. Áp lực bên trong tủy sẽ được tạo nên gây đau nhức.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư dạ dày thường được tiến hành như thế nào?
Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm, chứa nhiều vi khuẩn để tránh lây lan
Ở giai đoạn này, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín điều trị tủy ngay. Bác sĩ sau khi kiểm tra sẽ lấy đi phần tủy răng có chứa nhiều vi khuẩn. Sau khi điều trị, những cơn đau sẽ dần hết.
Thực tế, có nhiều người bệnh đã tìm hiểu và muốn tự điều trị tủy răng tại nhà. Tuy nhiên, răng viêm tủy không thể tự lành mà cần có sự can thiệp của nhã sĩ. Do đó, người bị viêm tủy cần nhanh chóng đi kiểm tra và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.