Nổi mụn trắng ở nướu răng là một tình trạng thường gặp ở nhiều nhóm đối tượng. Đây chính là một dấu hiệu cảnh báo về tính trạng sức khỏe răng miệng đang có vấn đề. Vậy đó là những vấn gì đề và làm cách nào để có thể cải thiện?
Bạn đang đọc: Báo động tình trạng nổi mụn trắng ở nướu răng và cách điều trị
1. Tình trạng nổi mụn trắng ở nướu răng
Hiện tượng nướu răng xuất hiện mụn trắng có thể quan sát bằng mắt thường
Mọc mụn trắng ở nướu là hiện tượng dễ dàng quan sát thấy được. Người bệnh có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua một số triệu chứng như:
– Ở nướu răng xuất hiện mụn sưng có đầu mủ trắng.
– Hôi miệng.
– Cảm thấy đau nhức răng thường xuyên. Cơn đau dữ dội hơn khi tác động vào phần nướu bị mụn.
– Cảm giác đau khi ăn uống.
– Khi bệnh nặng sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, nổi cục cứng ở phần lợi.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến giáp di căn gan
Nướu răng có mụn khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu
2. Nguyên nhân gây nổi mụn trắng ở nướu răng
2.1 Thực hiện vệ sinh răng miệng chưa phù hợp
Vệ sinh răng miệng là yếu tố cơ bản cần được đảm bảo để có một khoang miệng khỏe mạnh. Trong trường hợp quá trình vệ sinh này được thực hiện không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào khoang miệng. Vi khuẩn xâm nhập sẽ tấn công và gây ra những tổn thương. Ví dụ như việc người bệnh sử dụng bài chải quá cứng để đánh răng sẽ dễ gây chảy máu lợi. Hay việc đánh răng không kĩ lưỡng, để sót lại nhiều cặn bẩn sẽ là điều kiện cho vi khuẩn sâu răng, viêm nướu, … sinh sôi.
Bên cạnh đó, khi các vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng không được làm sạch sẽ gây tác động vào vùng mô lợi. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm và nếu kéo dài sẽ khiến xuất hiện mụn nhọt. Đặc biệt, nướu răng là vị trí rất dễ xuất hiện mụn.
2.2 Chế độ ăn uống kém khoa học
Chế độ ăn uống không được đảm bảo cũng là một trong những lý do gây nên mọc mụn ở nướu răng. Những trường hợp như ăn đồ cay nóng nhiều, ăn các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, … cũng sẽ gây tổn thương phần lợi.
Khi lợi chịu tổn thương, vùng da ở khu vực này sẽ trở nên nhạy cảm. Đây cũng chính là thời điểm các vi khuẩn dễ dàng và nhanh chóng xâm nhập vào vùng nướu. Từ đó, người bệnh sẽ bị nổi mụn trắng và thấy ngứa rát. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, nướu răng còn có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác.
2.3 Mọc răng khôn
Trong giai đoạn đang mọc răng khôn, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức hoặc sưng đỏ. Đây là những triệu chứng bình thường cần trải qua khi mọc răng khôn. Thế nhưng, trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ rất dễ gây những cơn đau nghiêm trọng. Và đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới các vị trí răng khác, nướu bị tác động khiến sưng mủ.
2.4 Sự thay đổi nội tiết tố
Cả nữ giới và nam giới đều thường sẽ có sự thay đổi nội tiết tố. Nhất là trong giai đoạn đặc biệt như chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ mang thai, … Vào thời điểm lượng hormone thay đổi sẽ khiến cho estrogen tăng cao hơn so với mức bình thường. Tình trạng này có thể khiến cho phần lợi trở nên to hơn. Đặc biệt, nếu như không được chăm sóc kĩ lợi rất có thể bị nổi mụn kèm phồng nặng.
2.5 Dấu hiệu bệnh lý
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nên mọc mụn ở nướu răng là các bệnh lý răng miệng. Người bệnh bị mắc các căn bệnh như viêm nha chu, viêm nhiễm tại nướu có thể khiến lợi bị sưng và nổi những mụn to.
Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm giác đau và rát rất khó chịu. Cảm giác khó chịu này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân thực hiện việc ăn uống. Nếu người bệnh không chủ động thăm khám, điều trị kịp thời, vết mụn sẽ dễ bị loang lổ và viêm nhiễm nặng.
3. Tình trạng nướu răng xuất hiện mụn trắng nguy hiểm không?
Sau đây là một số bệnh lý có thể nhận biết từ triệu chứng mọc mụn trắng ở nướu răng:
3.1 Áp xe răng
Bệnh áp xe răng sẽ thường xuất phát từ sâu răng. Sau đó, khi bệnh nặng sẽ phát triển thành viêm tủy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ lan xuống khu vực xương hàm dưới. Cho tới khi xương hàm bị hoại tử, chân răng sẽ nổi cục trắng. Đây chính là dấu hiệu của căn bệnh áp xe răng. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy hình thành ở nướu răng những cục trắng nhỏ rồi to dần và vỡ khi có tác động vào.
Thời điểm chất mủ thoát ra sẽ có màu vàng xanh hoặc trắng đục. Kèm theo đó, mủ có mùi hôi rất khó chịu.
3.2 Viêm nướu
Tình trạng mụn trắng mọc dưới hay ở trên nướu là một trong những dấu hiệu bị tấn công bởi vi khuẩn. Từ đó, viêm nướu được hình thành gây ra những cơn đau nhức, khó chịu. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể kéo theo viên loét hay cục mụn thịt ở trên nướu.
3.3 Hoại tử sàn miệng
Bệnh hoại tử sàn miệng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của việc nổi mụn trắng tại nướu răng. Cũng giống như tình trạng áp xe răng, các mụn trắng sẽ xuất hiện dần. Ban đầu, chúng chỉ là những nốt mụn trắng nhỏ li ti rồi dần lan rộng từ lưỡi, cằm, … Nếu không được chữa trị kịp thời, khi bệnh biến chứng nặng sẽ có thể khiến người bệnh ngừng hô hấp bất cứ lúc nào.
4. Cách điều trị nướu răng nổi mụn trắng
4.1 Với trẻ em
Với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ, việc nổi mụn trắng tại nướu thường do chế độ ăn uống không đảm bảo. Cùng đó là việc thực hiện vệ sinh răng miệng chưa đúng cách dẫn tới viêm nhiễm. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ trẻ cần lưu ý:
– Điều chỉnh lại việc ăn uống: Hạn chế ăn vặt, không cho trẻ sử dụng những món ăn chứa nhiều đường, axit hay những loại đồ uống có ga.
– Tập cho bé cách vệ sinh răng miệng phù hợp: Rèn cho trẻ thói quen đánh răng, lựa chọn loại bàn chải lông mềm, kem đánh răng có độ tẩy không quá cao, súc miệng sau khi ăn, …
4.2 Với người lớn
Đối với nhóm đối tượng bệnh nhân là người lớn, người bệnh cần chú ý hơn về chế độ vệ sinh răng miệng và ăn uống. Bên cạnh đó, một số vấn đề sau cũng cần lưu ý để đảm bảo quá trình điều trị, chăm sóc bệnh hiệu quả:
– Kiểm tra lại loại nước súc miệng đang dùng. Nước súc miệng cần đảm bảo thành phần không có công hay các thành phần hư hại cho nướu.
– Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng ấm súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần.
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ dính liền, có nên sử dụng?
Bệnh nhân cần điều trị nha khoa để có thể dứt điểm tình trạng mọc mụn ở nướu
– Thay đổi chế độ ăn uống tốt hơn cho sức khỏe: bổ sung vitamin và canxi, hạn chế thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, …
Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát và ngăn ngừa sự phát triển nhanh của bệnh. Để điều trị triệt để, bệnh nhân cần tới thăm khám và điều trị nha khoa tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.