Khi thực hiện niềng răng chỉnh nha, ta cần tới sự hỗ trợ của rất nhiều loại khí cụ. Tùy theo tình trạng, nhu cầu khác nhau mà bác sĩ sẽ lựa chọn những loại khí cụ riêng phù hợp với từng đối tượng. Trong đó, dây thun liên hàm là một “trợ thủ” không thể thiếu. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của thun liên hàm
Bạn đang đọc: Tác dụng của thun liên hàm khi niềng răng
1. Thế nào là thun liên hàm?
Dây thun liên hàm có độ đàn hồi cao và được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha
1.1 Định nghĩa thun liên hàm
Dây thun liên hàm là một loại thun cao su. Chúng có độ đàn hồi cao và được áp dụng phổ biến trong chỉnh nha. Các bác sĩ sẽ gắn những dây thun liên hàm từ hàm trên xuống hàm dưới. Từ đó, lực kéo các răng về đúng vị trí sẽ được tạo ra.
1.2 Có mấy loại thun liên hàm
Hiện nay trên thị trường có 3 loại dây thun liên hàm:
– Dây thun liên hàm loại 1:
Tác dụng của dây thun liên hàm loại 1 là đóng các khe hở của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dây thun mọc từ phần vị trí răng 1 hoặc 2 hàm trên nối cùng răng cối thứ nhất hoặc răng cối thứ hai của hàm dưới. Điều này giúp đảm bảo lực kéo cho răng.
– Dây thin liên hoàn loại 2:
Tác dụng của thun liên hàm loại 2 là di chuyển răng cửa ở hàm trên xuống đằng sau. Điều này nhằm giúp đường lệch giữa hai bên cung răng khi được kéo về hai hướng khác nhau sẽ điều chỉnh hiệu quả hơn.
– Dây thun liên hàm loại 3:
Tác dụng của thun liên hàm loại 3 giúp nâng phần răng thuộc hàm trên lên khi răng hàm dưới bị hở. Khi răng được nâng lên đồng thời sẽ rút lại phần răng của hàm dưới.
– Dây thun liên hàm loại 4:
Dây thun liên hàm loại 4 được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan tới khớp cắn. Thiết kế của loại thun này khá đặc biệt. Chúng giúp tăng độ co giãn và đàn hồi của các cơ cùng dây chằng khớp cắn.
Bên cạnh 4 loại dây thun trên còn có những loại thun liên hàm đặc biệt khác như thun liên hàm đóng, mở, thun liên hàm tự động, … Tùy vào tình trạng và mục đích sử dụng, mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ được sử dụng loại thun liên hàm phù hợp riêng.
2. Tác dụng của thun liên hàm trong quá trình niềng răng
2.1 Tác dụng chính
Tìm hiểu thêm: Cin 1,2,3 cổ tử cung là gì?
Việc đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng đem tới nhiều hỗ trợ
Thun liên hàm được đeo lên lúc niềng răng sẽ giúp căn chỉnh lại khớp cắn. Khớp cắn giữa hàm trên và dưới sẽ được đều nhau hơn. Đồng thời, răng khểnh, răng mọc lệch, … sẽ được kéo lại về đúng vị trí mong muốn.
Trong quá trình niềng răng, nhờ có tác dụng lực kéo của hệ thống mắc cài cùng dây cung, các răng sẽ được kéo lại vị trí như mong muốn. Thế nhưng, lúc này răng sẽ chỉ đều riêng biệt ở mỗi hàm. Trong khi đó, nguyên tắc của chỉnh nha cần đảm bảo đúng khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới.
Vì vậy, khi đeo thun liên hàm, các sợi dây thun sẽ được gắn vào mắc cài ở trên hàm. Từ đó, lực kéo sẽ được tạo ra để kéo các răng và giữ các răng tương ứng ở mỗi hàm được cân đối với nhau, về đúng với khớp cắn.
2.2 Tác dụng phụ
Bên cạnh tác dụng chính là kéo răng về đúng vị trí, thời gian đầu đeo thun liên hàm, một số tác dụng phụ cũng sẽ xuất hiện. Ví dụ như những cơn đau nhức, khó chịu, … Lúc đó, người đeo tuyệt đối không được tự ý tháo thun liên hàm ra. Hành động này sẽ chỉ khiến thời gian niềng răng kéo dài lâu hơn. Tốt hơn hết, ta nên tập làm quen với nó. Tới khi răng đã di chuyển dần dần, trung bình sau khoảng 4 – 5 ngày, cảm giác đau nhức sẽ biến mất.
3. Cần đeo thun liên hàm ở giai đoạn niềng răng nào?
Mặc dù đeo dây thun liên hàm sẽ giúp cân đối lại khớp cắn nhưng không phải trong mọi trường hợp niềng răng đều cần đeo dây thun liên hàm. Giai đoạn niềng răng cần đeo dây thun liên hàm của mỗi người là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và quá trình di chuyển của răng trong quá trình đeo niềng.
Đa phần, những trường hợp cần đeo thun liên hàm đều cần đeo ngay khi mới bắt đầu niềng răng. Tuy nhiên, để biết chính xác thời điểm cụ thể, ta cần tới sự kiểm tra và tư vấn từ phía bác sĩ.
Mỗi ngày, khoảng thời gian đeo dây thun liên hàm lý tưởng nhất là 20 tiếng đồng hồ. Do đó, người dùng cần thực hiện đeo thun ngay cả khi đang ngủ. Thun liên ham chỉ nên được bỏ ra khi thực hiện việc ăn uống và vệ sinh.
4. Lưu ý khi đeo thun liên hàm
Quy trình đeo thun liên hàm sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Người dùng cần chú ý để có thể ghi nhớ các bước. Trong những lần tiếp theo tự đeo, ta có thể thực hiện trước gương để dễ dàng quan sát cho tới khi thành thục hơn. Đồng thời, người dùng cần lưu ý một số điều sau để việc đeo thun liên hàm đạt hiệu quả:
– Trước khi đeo thun liên hàm phải thực hiện vệ sinh tay thật sạch.
– Không nên há miệng quá to hay cử động quá mạnh trong quá trình đeo thun liên hàm.
– Nên thay thun liên hàm từ 2 – 3 lần / ngày. Thời gian tối thiểu đeo thun là 12 tiếng và lý tưởng là 20 tiếng.
– Trong quá trình ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng, thun liên hàm nên được tháo để tránh tình trạng đứt thun.
– Người đeo cần giữ gìn thun cẩn thận, tránh để thun ở những nơi ẩm ướt.
– Người dùng không tự ý đeo nhiều thun một lúc. Điều đó sẽ gây hại đối với chân răng.
5. Niềng răng cần đeo thun liên hàm trong bao lâu?
>>>>>Xem thêm: Phụ nữ trên 35 đến 40 tuổi có nên sinh con không
Thời gian đeo thun liên hàm của mỗi người không hề giống nhau
Việc đeo thun liên hàm trong bao lâu không thể xác định với một con số chung nhất. Điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố hư tình trạng răng, cấu trúc răng, … Sẽ có những trường hợp chỉ cần đeo thun liên hàm trong những ngày đầu nhưng cũng có những người cần đeo vào tháng cuối.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo thun liên hàm dựa trên những tiêu chí như sau:
– Quá trình răng dịch chuyển.
– Độ chênh lệch của các răng ở trên cung hàm.
– Khớp cắn của khách hàng có chênh lệch nhiều hay ít.
Qua 3 yếu tố trên, bác sĩ điều trị sẽ quyết định xem bệnh nhân có cần thiết đeo chun liên hàm không. Cùng với đó, thời gian đeo chun liên hàm sẽ được chỉ định rõ, phù hợp nhất với từng cá nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.