Những điều cần biết trước khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai hiện nay được đánh giá là một trong số những biện pháp tránh thai có hiệu quả cao và đem lại khả năng ngừa thai lâu dài. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều tồn tại ưu điểm và nhược điểm nhất định. Vậy những điều cần biết trước khi bắt đầu thực hiện thủ thuật cấy que ngừa thai này là gì, nên thực hiện ở đâu, câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết trước khi cấy que tránh thai

1. Khái niệm cấy que tránh thai là như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp tránh thai khác nhau: sử dụng bao cao su, tính ngày an toàn, uống thuốc tránh thai…Trong số các biện pháp tránh thai phổ biến đó, thì biện pháp cấy que được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng.

Cấy que là việc các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện đặt một đoạn ống nhỏ, mềm dẻo có chứa thuốc tránh thai vào vị trí mặt trong cánh tay của phụ nữ. Một số thành phần tránh thai được sử dụng trong ống thuốc là levonorgestrel hoặc etonogestrel.

Các thành phần này hoạt động dựa trên hai cơ chế cơ bản đó là:

– Cản trở tinh trùng không xâm nhập được vào tử cung để gặp trứng bằng việc làm đặc dịch nhầy vốn có trong tử cung.

– Tác động đến quá trình rụng trứng vốn có.

Những điều cần biết trước khi cấy que tránh thai

Trong số các biện pháp tránh thai phổ biến đó, thì biện pháp cấy que được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng.

Trước khi thực hiện cấy que, các bác sĩ sẽ thực hiện gây tê, sau đó sử dụng các dụng cụ y tế để đưa que vào sâu trong lớp da dưới cánh tay. Thủ thuật này rất nhanh và hoàn toàn không gây đau đớn.

Tùy vào từng loại que cấy chị em lựa chọn sử dụng nhưng thông thường các loại que tránh thai này có tác dụng kéo dài trong vòng 3 năm.

2. Một số điều cần lưu ý khi cấy que tránh thai

2.1. Một số ưu điểm của biện pháp cấy que tránh thai

Theo các nghiên cứu, phương pháp cấy que phòng thai có hiệu quả cao và lâu dài. Phụ nữ sử dụng que cấy có hiệu quả ngừa thai lên tới 99%. Tác dụng của que tránh thai cũng rất cao, có thể duy trì hiệu quả ít nhất 3 năm và cao nhất là 5 năm tùy loại que.

– Phương pháp này cũng đơn giản và dễ dàng thực hiện tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám sản phụ khoa.

– Cấy que tại vị trí dưới cánh tay, hơn nữa lại ở mặt trong cũng giúp biện pháp này trở nên kín đáo và có tính thẩm mỹ hơn.

– Đem lại sự tiện lợi cho người sử dụng: Không cần phải luôn ghi nhớ thời gian uống thuốc tránh thai hàng ngày, hoặc lo nơm nớp khi nhỡ quên không sử dụng bao cao su,…

– Trong một số nghiên cứu, sử dụng que cấy tránh thai còn giúp phụ nữ khắc phục được tình trạng đau bụng khi hành kinh.

– Hạn chế các bệnh viêm nhiễm có thể xảu ra ở biện pháp đặt vòng tránh thai: viêm nhiễm âm đạo, rong kinh,….

– Không làm ảnh hưởng tới quan hệ sinh hoạt tình dục.

Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ sử dụng được bao lâu và cách chăm sóc

Những điều cần biết trước khi cấy que tránh thai

Thủ thuật cấy que rất nhanh và hoàn toàn không gây đau đớn.

2.2. Một số nhược điểm của biện pháp cấy que tránh thai

Ngoài những ưu điểm vượt trội thì phương pháp cấy que phòng thai cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định:

– Đầu tiên là về giá thành: Cấy que có giá thành cao hơn hẳn so với việc sử dụng các biện pháp khác như: đặt vòng, dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai,…Mức giá cho mỗi lần cấy que sẽ rơi vào khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 đồng tùy vào bảng giá của từng cơ sở y tế, phòng khám.

– Một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng sưng tấy, tím đỏ ở vị trí đặt que. Phản ứng này không ai giống ai, tùy thuộc vào cơ địa từng người và kỹ thuật của bác sĩ.

– Thuốc tránh thai trong ống cấy là các loại thuốc có tác động đến nội tiết nữ giới. Do đó, khi sử dụng que cấy rất có thể sẽ xảy ra một vài biểu hiện: thay đổi chu kì kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài hơn, mọc mụn, tăng cân,…

3. Một số trường hợp phụ nữ không nên sử dụng que tránh thai

Mặc dù biện pháp cấy que phòng thai hiện nay được coi là biện pháp nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được khuyên là không nên sử dụng biện pháp này:

– Phụ nữ có tiền sử bệnh nội tiết: Điều này sẽ làm giảm tác dụng của que cấy hoặc gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

– Phụ nữ đang có thai hoặc chưa chắc chắn về việc mình có mang thai hay không. Điều cần làm đầu tiên đó là cần tới các bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra lại điều này trước khi quyết định có nên cấy que phòng thai hay không.

– Người có tiền sử các bệnh lý liên quan đến gan, mật, các loại bệnh lý ung thư.

– Người đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc điều trị nội tiết: Việc kết hợp nhiều loại thuốc nội tiết tố trong thời gian dài có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người bệnh.

Những điều cần biết trước khi cấy que tránh thai

>>>>>Xem thêm: Nước tiểu màu xanh là bệnh gì? tìm hiểu nguyên nhân

Trước khi cấy que cũng cần có sự tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng về ưu nhược điểm của phương pháp này.

4. Những điều chị em phụ nữ cần biết trước khi cấy que tránh thai

Điều kiện tiên quyết trước khi cấy que vẫn là phải đảm bảo bạn hoàn toàn không có em bé.

Điều thứ hai cần lưu ý đó là về thời gian tốt nhất để cấy que: Theo lời khuyên của các bác sĩ, nên tiến hành thủ thuật cấy que trong vòng 5 – 7 ngày đầu trong chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trong vòng 5 – 7 ngày đầu tiên sau khi bị sảy thai.

Với trường hợp đang trong thời kỳ cho em bé bú: nên thực hiện cấy que vào khoảng 6 – 8 tuần sau sinh.

Với trường hợp không cho em bé bú thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện cấy que bất cứ lúc nào.

Sau khi cấy, que sẽ bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 7 – 10 ngày tính từ thời điểm cấy, do đó nếu như phát sinh quan hệ tình dục vào thời điểm đó thì cần phải sử dụng biện pháp tránh thai khác thay thế như: dùng bao cao su.

Ngoài ra, trước khi cấy que cũng cần có sự tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng về ưu nhược điểm của phương pháp này.

Nên thực hiện thủ thuật cấy que ở các cơ sở y tế, phòng khám sản phụ khoa uy tín để tránh việc gặp phải một số loại que không rõ nguồn gốc hoặc hết hạn sử dụng.

Trên đây là những thông tin về phương pháp cấy que phòng thai chúng ta cần lưu ý. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các bạn giải đáp được những câu hỏi, thắc mắc về vấn đề này. Nếu các bạn cần tư vấn thêm thông tin, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi trong thời gian sớm nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *