Làm sao để xử lý tình trạng nhổ răng còn sót chân an toàn?

Tiêu chí quan trọng cho một ca nhổ răng thành công chính là không để sót chân. Thế nhưng cho tới nay, vẫn tồn tại rất nhiều trường hợp người bệnh nhổ răng xong phát hiện chưa nhổ hết chân. Tình trạng nhổ răng còn sót chân nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Làm sao để xử lý tình trạng nhổ răng còn sót chân an toàn?

1. Nỗi sợ mang tên nhổ răng sót chân

Tình trạng đau đớn, khó chịu, nguy cơ viêm nhiễm, … là những điều có thể xảy ra khi nhổ răng bị sót chân. Tuy nhiên, đó là với răng thường thôi, nhổ sót chân răng khôn còn nguy hiểm và đau đớn hơn nhiều.

Anh Đ – một khách hàng của Thu Cúc TCI có chiếc răng không mọc từ khá lâu. Anh đã quyết định nhổ bỏ sau khi phát hiện răng mọc ngầm và lệch gây nhiều đau nhức. Và nơi đầu tiên anh lựa chọn thực hiện nhổ răng khôn là một nha khoa gần nhà.

Để tiết kiệm chi phía, anh Đ lựa chọn nhổ răng bằng kìm. Đây là quyết định đã khiến anh ám ảnh suốt về sau. Do răng mọc khá sâu và lệch nhiều, nên dù đã tiêm thuốc tê anh vẫn thấy đau đớn và sợ hãi dù đã được tiêm thuốc tê. Không thể chịu nổi, anh đã bỏ về trong khi chân răng vẫn còn sót lại chưa được lấy ra ở phía sâu bên dưới. Cũng chính chiếc chân răng ấy đã hành hạ anh đau nhức không thể ăn ngủ suốt một ngày.

2. Dấu hiệu nhận biết nhổ răng còn sót chân

Làm sao để xử lý tình trạng nhổ răng còn sót chân an toàn?

Khi nhổ răng vẫn còn sót chân, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, nướu sưng tấy

Sau đây là 3 dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng sót chân sau khi nhổ răng:

2.1 Cảm thấy đau nhức, sưng tấy

Sau khi nhổ răng, người bệnh có cảm giác đau nhức là điều bình thường. Tuy nhiên nếu sau 2 – 3 ngày, tình trạng này không dần thuyên giảm mà càng nặng thêm, nướu có biểu hiện sưng tấy thì rất có thể chân răng được nhổ không hết. Khi đó, người bệnh nên tới gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra.

2.2 Số chân răng nhổ không đủ

Sau khi đã thực hiện nhổ răng xong, người bệnh nên chủ động kiểm tra lại số chân răng. Như vậy, ta có thể biết ngay được là nhổ răng có bị sót chân hay không. Nếu số chân răng đã nhổ không đúng với thực tế và răng được nhổ không còn nguyên vẹn thì rất có thể bác sĩ đã để sót chân răng.

2.3 Chụp X-quang kiểm tra

Nếu bản thân nghi ngờ về tình trạng nhổ răng bị sót chân, bệnh nhân nên trực tiếp đến bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra. Sau khi chụp X-quang, ta sẽ thấy có tình trạng bản thân có bị nhổ sót chân răng hay không.

3. Vì sao nhổ răng bị sót chân?

3.1 Nguyên nhân chủ quan

Trong một số trường hợp, việc sót chân răng là do bác sĩ chủ động để lại. Điều này là bởi nếu lấy hết chân răng đi trong một lần nhổ sẽ gây tác động nhiều tới cấu trúc giải phẫu ở dưới răng. Điều này sẽ gây ra những biến chứng gây nguy hiểm nghiêm trọng. Ví dụ như tổn thương các mô xung quanh, tê nửa hàm, mất máu, …

Sau đây là những trường hợp bác sĩ cần để lại một phần chân răng:

– Răng nằm ở vị trí nguy hiểm như nằm sâu trong hàm, nằm gần với ống thần kinh và các đường mạch máu.

– Chân răng bị biến dạng. Cụ thể là những trường hợp như chân răng bị cong, quặp, … Tình trạng như vậy sẽ gây cản trở và khả năng bị biến chứng cao.

– Chân răng bị dính với xương hàm: Khi này, chân răng dính với phần xương hàm, lấy chân răng sẽ gây tổn thương tới xương. Do đó, trong trường hợp này bác sĩ sẽ xem xét kĩ có nên loại bỏ hết chân răng không.

3.2 Nguyên nhân khách quan

Có 2 nguyên nhân khách quan thường xảy ra khiến chân răng nhổ bị sót:

– Nguyên nhân khách quan đầu tiên chính là tay nghề của bác sĩ. Với những bác sĩ còn ít kinh nghiệm sẽ dễ gặp phải tình trạng nhổ răng còn sót chân.

– Trong quá trình thực hiện thăm khám, nếu bác sĩ điều trị không tiến hành chụp X-quang cẩn thận sẽ rất dễ khiến nhổ răng bị sót chân. Điều này là do bác sĩ chưa nắm rõ tình trạng và lên phác đồ điều trị rõ ràng trước khi nhổ.

4. Mức độ nguy hiểm của nhổ răng sót chân

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm “vàng” giúp ngừa ung thư gan hiệu quả

Làm sao để xử lý tình trạng nhổ răng còn sót chân an toàn?

Tình trạng chân răng bị sót sau khi nhổ nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nguy hiểm

Với những nguyên nhân nhổ sót chân răng do chủ đích của bác sĩ, người bệnh không cần lo lắng. Các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị rõ ràng cũng như thời gian dự kiến cho lần tới. Nguy cơ bị biến chứng trong trường hợp này là rất thấp.

Ngược lại, đối với trường hợp nhổ sót chân răng do nguyên nhân khách quan, người bệnh cần sớm có can thiệp để điều trị. Việc nhổ răng còn sót chân có thể do cách nhổ được lựa chọn chưa phù hợp. Khi bị sót chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức răng, nướu bị sưng, có mủ răng, sốt nhẹ, … Đặc biệt, đây chính là thời cơ để những vi khuẩn gây hại xâm nhập. Chúng tấn công gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, những răng khỏe mạnh lân cận cũng có thể bị ảnh hưởng xấu.

Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng về tình trạng này. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, hàm răng sẽ nhanh chóng về lại trạng thái bình thường, không gây biến chứng.

5. Cách xử lý nhổ răng còn sót chân an toàn

5.1 Chân răng còn sót không gây viêm nhiễm

Trong trường hợp chân răng bị sót lại không gây ra viêm nhiễm hay đau nhức, người bệnh không cần thiết. Thời gian chỉ định nhổ có thể kéo dài tới một vài năm sau. Khi đó, chăn răng được lấy lên từ từ, không còn ở vị trí nguy hiểm nữa thì việc loại bỏ chân răng sẽ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, nếu vị trí chân răng không quá khó lấy, khi thực hiện lấy luôn sẽ kéo dài thời gian nướu răng bị tổn thương. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến ống dây thần kinh. Bệnh nhân sẽ bị mất nhiều máu. Trường hợp này, ta cũng không nên thực hiện lấy chân răng ngay.

5.2 Chân răng còn sót gây biến chứng

Làm sao để xử lý tình trạng nhổ răng còn sót chân an toàn?

>>>>>Xem thêm: Đa nang buồng trứng là bệnh gì?

Trường hợp chân răng bị sót lại gây đau nhức, chảy máu, viêm nhiễm, … người bệnh cần điều trị viêm trước khi nhổ chân răng

Trường hợp chân răng bị sót lại gây đau nhức, chảy máu, viêm nhiễm, … Khi đó, người bệnh cần sớm thực hiện nhổ bỏ. Như vậy có thể tránh được những nguy cơ biến chứng nguy hiểm hơn.

Nếu bệnh nhân đang bị tình trạng viêm nhiễm quá nặng và cần được xử lý, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Bệnh nhân cần phối hợp uống thuốc điều trị cùng thực hiện vệ sinh kĩ lưỡng, phù hợp. Điều này là để tránh tình trạng viêm nhiễm bị lây sang những răng xung quang. Đồng thời, ta có thể đảm bảo việc nhổ chân răng được thực hiện sớm và an toàn nhất.

Sau khi thực hiện lấy chân răng còn sót xong, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lần cuối. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chụp X-quang để đánh giá tổng thể tình trạng của hàm răng sau khi thực hiện nhổ răng có vấn đề gì bất thường không.

6. Nhổ răng khôn bằng phương pháp Piezotome

Quay trở lại với trường hợp nhổ sót chân răng khôn của anh Đ, sau một đêm không chịu nổi, anh đã phải tới ngay Thu Cúc TCI để điều trị.. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Đỗ Thị Tú Anh, trưởng khoa Răng hàm mặt, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI đã tư vấn phương pháp nhổ răng công nghệ Piezotome để điều trị cho anh Đ. Phương pháp này mở nướu bằng sóng siêu âm. Việc cắt và tạo hình khung xương cũng như nâng xoang hàm nhưng không xâm lấn các mô mềm. Quá trình nhổ sẽ giảm thiểu ma sát với men răng, hạn chế chảy máu. Thực hiện theo phương pháp nhổ răng Piezotome chỉ sau khoảng 10 phút, vấn đề của anh Đ đã được giải quyết. Phần chân răng được lấy ra một cách nhanh chóng.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về tình trạng nhổ răng còn sót chân, hy vọng sẽ có ích cho mọi người. Với những trường hợp đã nhổ xong chân răng còn sót, chúng ta lưu ý cần tái khám cũng như rèn luyện thói quen khám định kỳ 2 lần mỗi năm để tình trạng răng miệng luôn được kiểm soát tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *