Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ chưa bao giờ là một điều dễ dàng, đặc biệt trong suốt hành trình đó mẹ rất dễ bị rơi vào tình trạng bị tắc tia sữa dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày. Cụm từ “tắc tia sữa” dường như luôn trở thành một nỗi ảm ánh lớn đối với các bà mẹ sau sinh. Vậy, đâu là phương pháp giúp mẹ giải quyết được vấn đề này và không để dẫn đến những biến chứng nguy hiểm?

Bạn đang đọc: Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

1. Dấu hiệu phân biệt giữa cương sữa sinh lý và tắc tia sữa

Theo ước tính, có khoảng 15% chị em phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú từ 3-4 tuần tuổi mắc phải tình trạng bị tắc tia sữa. Hiện nay, có không ít bà mẹ sau sinh đang bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm đó là “Cương sữa sinh lý” và “tắc tia”.

1.1 Cương sữa sinh lý

Cương sữa sinh lý là tình trạng thường xảy ra vào khoảng 3-5 ngày đầu sau khi sinh. Khi bị cương sữa sinh lý, các mẹ sẽ cảm thấy ra hai bên ngực của mình đều cương lên và đều sẽ có những khối lổm nhổm đều khắp ngực của mình.

1.2 Tắc tia sữa

Đối với tắc tia sữa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào đang cho con bú. Các mẹ sẽ thấy chỉ một vùng ngực của mình bị cương lên và có khối lổm nhổm mà những vùng khác trên bầu ngực đều rất là mềm mại. Điều này khác biệt hoàn toàn so với tình trạng cương sữa sinh lý.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải phân biệt được rõ khi nào bị cương sữa sinh lý và khi nào bị tắc tia sữa để có thể tìm ra phương pháp xử lý đúng nhất.

Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

Theo ước tính, có khoảng 15% chị em phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú từ 3-4 tuần tuổi mắc phải tình trạng bị tắc tia sữa

2. TOP 4 nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa

2.1 Cho con bú chậm

Nguyên nhân đầu tiên và cũng là đơn giản nhất khiến cho các mẹ không nghĩ rằng hành động đó của mình lại dẫn đến tình trạng tắc tia sữa đó chính là: “Cho con bú chậm”.

Tức là sau khi sinh, mẹ cần hình dung rằng sữa non là một dòng sữa rất ít nhưng nó lại cực kỳ sánh đặc. Sau khi sinh xong mẹ hoàn toàn có thể đã có sữa non rồi nhưng lúc này nhiều mẹ lại không cho bé bú. Điều này sẽ khiến cho sữa non bị ứ đọng lại bên trong các ống tuyến sữa gây ra các trình trạng bít tắc và nguy cơ tắc tia sữa về sau.

Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

Cho con bú chậm là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn dến tắc tia sữa nhiều mẹ bầu hay mắc phải

2.2 Con không bú được hết cữ

Nguyên nhân thứ hai đó là do nguồn sữa của mẹ đang rất nhiều nhưng lại không cho bé bú hết cữ. Trong quá trình nuôi con, việc sữa dồi dào là mong muốn của rất nhiều mẹ. Tuy nhiên, việc sữa quá nhiều, quá dồi dào và bị dư ra quá lớn so với nhu cầu tiếp nhận của bé và mẹ không biết cách vắt bỏ hoàn toàn lượng sữa sau khi con bú đi thì nó có thể sẽ dẫn đến nguy cơ bị tắc tia sữa.

Bởi vì, sau khi bé bú xong lượng sữa không được lấy ra hoàn toàn sẽ dẫn tới tình trạng rỉ ra khỏi bầu ngực, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở vị trí đầu bầu ngực của mẹ có thể gây ra viêm nhiễm và sữa có thể bị biến chất.

2.3 Mẹ không day đều bầu ngực của mình

Trong giai đoạn mới sinh con xong thì việc tiết sữa sẽ diễn ra không được đều đặn, có lúc sữa tiết ra nhiều và cũng có lúc sữa tiết ra ít. Lúc này việc điều tiết tiết sữa của bầu ngực sẽ được hỗ trợ tối đa nếu như người mẹ biết cách day và matxa bầu ngực.

Nhưng lúc này nếu như người mẹ không biết làm thao tác này thì việc tia sữa của người mẹ không được phóng ra đều hoàn toàn có thể gây ra tình trạng ứ đọng và dẫn đến tắc tia.

Tìm hiểu thêm: Cách giúp kinh nguyệt đều hiệu quả chị em nên thử

Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

Việc mẹ không biết cách matxa đều bầu ngực cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa

2.4 Mẹ thay đổi tần suất có con bú

Việc lúc mẹ cho con bú sớm, lúc mẹ cho con bú muộn sẽ gây ra tình trạng đó là sữa lúc đến cữ sẽ tự tiết về đều và nhiều, nhưng lúc này mẹ lại không cho con bú do đó sẽ khiến cho lượng sữa tiết ra sẽ bị ứ đọng lại bên trong bầu ngực. Nếu như gặp phải tình trạng này, mẹ nên cần sự trợ giúp của máy hút sữa sau đó có thể trữ trong ngăn mát hoặc ngăn đông cho con sử dụng về sau.

3. 3 bước giúp giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa hiệu quả nhất

Bước 1: Chườm ấm bầu ngực

Khi bị tắc tia sữa, điều đầu tiên các mẹ cần làm đó chính là chườm ấm. Mẹ lưu ý khi chườm ấm, ngực của mẹ không được đỏ, nếu như trường hợp ngực đã bị chuyển qua giai đoạn viêm, sưng, nóng, đỏ đau thì các mẹ sẽ không chườm ấm nữa. Vì càng chườm ấm, các mạch máu sẽ càng giãn ra, các yếu tố viêm sẽ lại càng về và sẽ khiến cho ngực mẹ bị viêm tức nhiều hơn.

Các mẹ có thể chườm ấm bằng cách cho nước ấm vào trong tã sạch của bé sau đó đắp lên vùng ngực của mình vì cái tã nó giữ nhiệt rất là tốt. Hoặc mẹ có thể dùng một chai nước ấm và quấn khăn ở xung quanh và lăn trên vùng ngực của mình.

Bước 2: Cho bé bú càng nhiều càng tốt

Tiếp theo, nếu như mẹ nào có thể cho con bú được thì hãy tích cực cho con bú càng nhiều càng tốt. Bởi vì, khi em bé bú luôn được xem là phương pháp thông tia tốt nhất cho mẹ. Còn nếu như bé nào không bú mẹ trực tiếp mà mẹ phải hút sữa thì các mẹ phải hút mỗi 2-3 giờ/lần. Bởi vì, khi đang tắc tia mẹ không được để sữa ứ trong ngực quá 3 tiếng. Sau khi cho bé bú hoặc hút sữa xong mẹ có thể hỗ trợ thêm bằng cách bắt tay vì thực ra vắt tay đôi khi lại hiệu quả hơn so với vắt máy.

Bước 3: Chườm mát

Và cuối cùng là các mẹ sẽ chườm mát. Quy trình sẽ là, các mẹ sẽ chườm ấm trước khi cho bé bú hoặc hút 5-10 phút và chườm mát cũng 10 phút sau khi cho bé bú hoặc hút. Vì việc chườm mát sẽ giúp cho mẹ kháng viêm giảm đau ở mô ngực của mình.

Đối với chườm mát, mẹ lấy một cái thau, cho nước vào và cho thêm đá vào trong đó. Sau đó, mẹ sẽ dùng khăn sữa nhúng vào chậu rồi đắp vòng quanh vùng ngực của mình. Cứ khoảng 2-3 phút mẹ sẽ thay khăn một lần.

Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

Khi em bé bú luôn được xem là phương pháp thông tia tốt nhất cho mẹ, vậy nên tích cực cho bé bú được xem là giải pháp giúp điều trị tắc tia sữa hiệu quả

4.​ Làm sao để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa?

– Mẹ phải cho bé bú đúng khớp ngậm, việc bé bú sai khớp ngậm sẽ làm tổn thương đầu ti và đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho vi trung phát triển, đi sâu vào vùng ngực của mình và gây nên tình trạng tắc tia sữa.

– Không được để sữa ứ nhiều trong thời gian dài, nếu ngực mẹ quá căng sữa thì có thể vắt bớt ra nhưng tránh vắt cạn. Vì sữa khi càng vắt cạn sẽ có xu hướng ra càng nhiều.

– Không nên lạm dụng máy hút sữa, mẹ không cần phải hút sữa quá nhiều, không cần phải hút sau mỗi cữ bú của con.

– Không mặc áo ngực quá chật. Áo ngực quá chất sẽ làm chèn ép các ống sữa gây nên tình trạng tắc tia sữa.

– Nên tránh ăn đồ ăn béo, ví dụ như móng giò. Bởi vì chất béo đó sẽ khiến cho sữa đặc quánh và đã đến tắc tia.

– Mẹ nên phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, tránh căng thẳng. Bởi vì, stress và căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây tắc tia sữa cho các mẹ.

Đâu là giải pháp giúp mẹ giải quyết tình trạng bị tắc tia sữa?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Gói tầm soát ung thư vòm họng bao nhiêu tiền?

Mẹ không nên mặc áo ngực quá chật khi đang trong thời kỳ đang cho con bú làm ảnh hưởng đến tuyến tiết sữa

Nếu như, khi mẹ bị tắc tia sữa và đã cố gắng xử lý rồi mà sau 24-48 tiếng mà tình trạng không có nhiều cải thiện hoặc càng ngày càng có xu hướng nặng hơn thì hãy lập tức đi khám bác sĩ. Việc tiếp tục cố gắng điều trị ở nhà lúc này sẽ rất nguy hiểm bởi có thể tình trạng tắc tia đã xuất hiện mủ bên trong bầu ngực gây ứ đọng. Lúc này, đội ngũ bác sĩ sẽ có các phương pháp thăm khám để theo dõi được tình tình của mẹ cũng như có cách điều trị chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *