Trong một số trường hợp chị em phụ nữ có thể gặp tác dụng phụ của cấy que tránh thai. Điều này là phản ứng bình thường khi cơ thể phát sinh sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm được có những biểu hiện nào cần quan tâm, biểu hiện nào cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những câu hỏi kể trên.
Bạn đang đọc: Điểm danh một số tác dụng phụ của cấy que tránh thai
1. Biện pháp sử dụng que cấy tránh thai hoạt động như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp tránh thai được chị em phụ nữ sử dụng. Trong số những phương pháp đó thì việc cấy que tránh thai cũng là một phương pháp được nhiều người biết đến và sử dụng ngày càng rộng rãi. Tất cả các biện pháp này đều hoạt động dựa trên cơ chế làm thay đổi hormone, nội tiết tố của cơ thể.
Chu kỳ kinh nguyệt hay còn gọi là chuỗi sinh lý xảy ra mỗi tháng một lần để cơ thể người phụ nữ chuẩn bị cho quá trình mang thai. Sự thay đổi các chất hóa học tự nhiên trong dòng máu gọi là hormone kiểm soát quá trình này. Buồng trứng sản xuất ra hai loại hormone chính là: estrogen và progesterone. Hai hoạt chất này đóng vai trò làm loãng chất nhầy cổ tử cung, và làm buồng trứng phóng thích ra trứng. Điều này quyết định đến việc rụng trứng, và nếu gặp tinh trùng đúng lúc rụng trứng thì người phụ nữ sẽ mang thai.
Biện pháp cấy que tránh thai hoạt động dựa trên cơ chế làm thay đổi hormone, nội tiết tố của cơ thể.
Biện pháp cấy que tránh thai hoạt động trên cơ chế phóng thích các chất làm ngăn cản quá trình sinh trứng. Không có quá trình sinh trứng sẽ không có quá trình trứng kết hợp với tinh trùng. Dẫn đến việc người phụ nữ không thể mang thai.
Bên cạnh đó, các chất trong ống que cấy tránh thai cũng giữ cho lớp nhầy ở cổ tử cung luôn trong trạng thái dày lên, khiến tinh trùng không thể đi qua.
Ngoài ra, các hoạt chất này còn làm cho lớp nội mạc tử cung mỏng đi, thay vì dày lên. Kết quả là nếu quá trình thụ tinh diễn ra, lớp nội mạc tử cung quá mỏng cho việc làm tổ của trứng nên sẽ được thải ra ngoài vào lần hành kinh tiếp theo.
2. Nên thực hiện cấy que tránh thai vào thời điểm nào?
Thông thường, chị em phụ nữ nên cấy que tránh thai từ ngày 1 đến ngày 5 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này là thời điểm tốt nhất để que phát huy tác dụng.
Đối với những người mới xảy ra sẩy thai, nạo hút thai thì nên thực hiện cấy que tránh thai sau khoảng 3 tuần.
Đối với chị em phụ nữ sau sinh, phương pháp này khuyến cáo nên được thực hiện sau khoảng 4 tuần, áp dụng cho cả hình thức sinh mổ và sinh thường.
Ngoài ra, cần đảm bảo chắc chắn không mang thai trước khi quyết định cấy que tránh thai.
3. Một số điểm nổi trội của phương pháp khiến nhiều chị em sử dụng
Ưu điểm đầu tiên có thể nhắc tới đó là tỉ lệ tránh thai rất cao, lên tới 99%.
Áp dụng được cho nhiều đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, kể cả phụ nữ đang cho con bú.
Biện pháp này thực hiện đơn giản, không đau. Chỉ 1 lần cấy có tác dụng lên tới ít nhất 3 năm.
Không gây bất tiện gì tới sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ.
Không bị rơi hay tuột như vòng tránh thai.
Vòng được cấy tại vị trí mặt trong bên dưới cánh tay, do đó người ngoài khó có thể nhận ra.
Không ảnh hưởng tới khả năng mang thai khi tháo que ra. Thông thường cơ thể sẽ mất khoảng 3 – 4 tuần để ổn định lại nội tiết tố, sau đó chị em phụ nữ hoàn toàn có thể thụ thai như bình thường.
4. Một số ảnh hưởng của biện pháp cấy que chị em cần lưu ý
Tìm hiểu thêm: Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT và những điều mẹ cần biết
Cũng như các biện pháp tránh thai khác, cấy que tránh thai cũng có thể xảy ra ít nhiều tác dụng phụ.
4.1. Điểm danh tác dụng phụ của cấy que tránh thai
Cũng như các biện pháp tránh thai khác, cấy que tránh thai cũng có thể xảy ra ít nhiều tác dụng phụ. Bởi trong bản chất của que cấy có chứa nội tiết tố. Nên có thể sẽ xuất hiện một số hiện tượng sau đây:
Có thể mất kinh, kinh ít hoặc rong kinh
Đây chỉ là biểu hiện bình thường sau khi thực hiện cấy que, bởi lúc này cơ thể đang có sự thay đổi trong nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài quá lâu, đặc biệt là rong kinh kéo dài với thời gian trên 6 tháng, và không có dấu hiệu cải thiện, thuyên giảm, thì chị em phụ nữ cần đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có phương hướng xử lý phù hợp.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp sau khi cấy que, phụ nữ bị mất kinh (tắt kinh) trong khoảng thời gian đầu sau khi cấy que, sau đó đột ngột xuất hiện kinh trở lại.
Tăng cân nhẹ, mụn trứng cá
Đây là một số tác dụng phụ của cấy que có thể xảy ra đối với chị em phụ nữ. Có thể bị tăng cân nhẹ, xuất hiện mụn trứng cá, sạm da, nám da. Các triệu chứng này xảy ra cũng do tác động của thuốc nội tiết tố trong que cấy. Thời gian chúng xuất hiện và biến mất cũng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Việc tăng cân cũng vậy, có thể xảy ra với một số người. Điều này được coi là bình thường nếu chỉ tăng nhẹ và trải dài trong một khoảng thời gian nhất định. Ngược lại, nếu chị em bị tăng cân nhanh và liên tục chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân từ đâu, thì cũng nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn.
Ảnh hưởng đến quan hệ tình dục
Điều này xảy ra là do nội tiết tố trong cơ thể đang bị thay đổi, chất nhầy từ âm đạo tiết ra ít hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng do: âm đạo trở nên khô hạn hơn bình thường, giảm ham muốn tình dục.
Tím nhẹ, mẩn đỏ vùng cấy que
Chị em phụ nữ có thể gặp phải tình trạng hơi tím nhẹ, mẩn đỏ hoặc hơi ngứa ở vùng da thực hiện cấy que. Điều này xảy ra có thể do hiện tượng phản ứng với thuốc sát trùng sử dụng trước khi cấy que. Đa số hiện tượng này sẽ tự khỏi sau 1 vài ngày tùy vào cơ địa mỗi người.
Mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, căng tức ngực
Đây cũng là một số ít hiện tượng có thể xảy ra sau cấy que. Các biểu hiện này cũng thường giảm dần và biến mất sau một vài ngày.
>>>>>Xem thêm: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến hiện nay
Nên đi thăm khám bác sĩ định kỳ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe sau khi cấy que.
4.2. Làm thế nào để cải thiện tình trạng tác dụng phụ của cấy que tránh thai?
Cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ, trái cây, uống nhiều nước sẽ hỗ trợ cân bằng lại tác dụng phụ của que tránh thai.
Nên thường xuyên vận động cơ thể, tập một số môn thể thao lành mạnh giúp nâng cao thể lực, tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể, cũng như giải tỏa stress.
Ngoài ra, nên đi thăm khám bác sĩ định kỳ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về những tác dụng phụ sau cấy que, và biết cách phòng tránh, cải thiện điều này.
Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI ngay nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.