Răng hàm vỡ chỉ còn chân răng có gây nguy hiểm?

Răng hàm còn có tên gọi là răng cối, là loại răng đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ăn nhai. Do nằm ở vị trí sâu nhất trong hàm răng nên răng hàm thường dễ bị sâu, bị vỡ. Đối với tình trạng bị sâu khiến răng hàm vỡ chỉ còn chân răng, rất nhiều người đặt ra câu hỏi về mức độ nguy hiểm và cách điều trị.

Bạn đang đọc: Răng hàm vỡ chỉ còn chân răng có gây nguy hiểm?

1. Tổng quan về răng hàm bị vỡ

1.1 Cấu tạo của những chiếc răng hàm

Răng hàm có cấu tạo 2 phần cơ bản như những chiếc răng khác. Trong đó, phần thân răng ở trên lợi, có thể nhìn thấy còn chân răng là phần nằm phía dưới lợi, phía trong xương ổ răng, không thể nhìn thấy. Mỗi răng hàm sẽ có từ 2 – 4 chân răng. Ở phần đỉnh của mỗi chân răng là nơi thần kinh và mạch máu đi vào trong răng. Đây được gọi là vùng chóp răng.

Răng hàm vỡ chỉ còn chân răng có gây nguy hiểm?

Răng hàm bị sâu ở giai đoạn nhẹ sẽ xuất hiện những vết đen nhỏ

Ở phần thân răng, cấu tạo gồm lớp men răng ngoài cùng, tiếp đến là lớp ngà răng. Ở giữa răng có một buồng rỗng ở cả thân răng và các chân răng chính là buồng tủy và các ống tủy. Trong đó có mạch máu và các dây thần kinh của mỗi răng gọi là tủy răng. Đối với phần men răng và ngà răng là tổ chức cứng đóng vai trò bảo vệ tủy.

1.2 Tình trạng răng hàm vỡ chỉ còn chân răng

Răng hàm bị sâu là khi tổ chức cứng của răng bị xâm nhập, tấn công và tiêu dần đi. Trên mặt răng sẽ xuất hiện lỗ hổng sâu. Tình trạng này sẽ diễn biến theo nhiều giai đoạn. Đầu tiên, khi răng bị sâu nhẹ, những vết đen li ti sẽ xuất hiện cùng với một vài lỗ nhỏ ở trên mặt răng. Khi lỗ sâu bắt đầu to dần kéo theo những cơn đau nhức cũng là lúc tình trạng răng sâu có chuyển biến nặng. Sâu răng càng nặng, răng sẽ càng chịu nhiều tổn thương. Thậm chí, nếu không được điều trị sớm, sâu răng sẽ tấn công và khiến cho rằng hàm vỡ hết chỉ còn chân răng.

2. Mức độ nguy hiểm của răng hàm vỡ chỉ còn chân răng

Tình trạng răng cối bị sâu dẫn tới vỡ chỉ còn chân răng rất nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

2.1 Ảnh hưởng chức năng ăn nhai của răng

Khi tổ chức cứng của răng bị phá hủy càng nhiều, răng sẽ càng dễ vỡ. Thời điểm răng chỉ còn lại chân, chức năng ăn nhai của răng cũng sẽ mất.

2.2 Viêm lợi

Sâu răng sẽ tạo ra những lỗ, hốc sâu. Đây chính là vị trí thuận lợi để răng sâu lưu giữ thức ăn. Lâu ngày, điều này sẽ dẫn tới hình thành ổ vi khuẩn, gây hôi miệng. Bên cạnh đó, khi răng xuất hiện hốc sâu, lợi sẽ dễ có xu hướng lấp kín hốc sâu đó. Phần lợi này sẽ dễ bị viêm, sưng, chảy máu cho phải chà sát nhiều trong quá trình ăn nhai.

2.3 Viêm tủy, nhiễm trùng chóp răng

Tìm hiểu thêm: 5 Dấu hiệu của bệnh ung thư phổi cần lưu ý

Răng hàm vỡ chỉ còn chân răng có gây nguy hiểm?

Khi tình trạng sâu răng hàm chuyển biến nặng sẽ dẫn tới đau nhức, viêm tủy, viêm chóp răng gây nguy hiểm

Sâu răng khi chuyển nặng, sâu xuống dưới và vào tủy sẽ khiến răng bị đau nhức do viêm tủy. Khi tình trạng viêm tủy trở nên nghiêm trọng, lan sâu xuống chóp răng sẽ gây viêm nhiễm vùng chóp. Khi này, răng sẽ bị đau, lung lay, phần lợi xung quang sẽ sưng to. Lâu ngày, ổ abscess chóp răng sẽ hình thành. Vấn đề này không được xử lý sớm sẽ chính là nguy cơ mất răng và lây lan sang cả những răng lân cận.

Ổ nhiễm trùng chóp răng lây lan sẽ gây viêm xương hàm. Sau đó, nếu không được khắc phục, phần mềm và các tổ chức lân cận cũng sẽ bị ảnh hưởng tạo nên ổ nhiễm trùng lớn rất khó để kiểm soát.

Khi ổ nhiễm trùng lan rộng sẽ tạo ra nang to. Chúng phá hủy xương hàm và khiến xương hàm bị gãy, gây tổn thương thần kinh, đường mạch máu, …

3. Phương pháp điều trị răng hàm bị vỡ

Để có phương pháp điều trị răng hàm bị vỡ hiệu quả, bệnh nhân cần thực hiện kiểm tra nha khoa. Tùy vào tình trạng chân răng hàm còn lại, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

3.1 Khi chân răng còn tốt

Trong trường hợp phần chân răng cối còn tốt, viêm vùng chóp răng không lan rộng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:

– Làm vệ sinh vùng quang chân răng, loại bỏ phần lợi thừa lấp kín chân răng.

– Thực hiện chữa tủy với phần chân răng còn lại: Lấy hết những tủy viêm ở mỗi chân răng. Sau đó, bác sĩ thực hiện làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy.

– Tùy vào tổ chức cứng của răng còn lại ít hay nhiều, bác sĩ sẽ tái tạo lại thân răng. Điều này sẽ đem lại sự khỏe mạnh cho răng khi mang răng sứ ở bên ngoài.

– Làm chụp răng sứ ở phía ngoài. Chụp răng sứ này đóng vai trò bảo vệ phần răng bên trong và cũng là để bảo toàn chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của răng.

Do răng hàm có nhiều chân nên việc giữ lại một chân răng tốt để làm khung mang chụp răng là điều cần thiết. Để thực hiện điều này, bác sĩ sẽ làm theo quy trình:

– Tách, chia các chân răng.

– Nhổ bỏ những chân răng không giữ được.

– Những chân răng giữ lại sẽ được thực hiện chữa tủy. Bác sĩ sẽ tạo chốt tái tạo lại phần thân răng và làm chụp răng bọc bên ngoài để chức năng ăn nhai được đảm bảo bền vững.

3.2 Khi chân răng không thể bảo tồn

Khi chân răng quá yếu, bị viêm nhiễm lan rộng và không thể giữ lại, bác sĩ sẽ thực hiện:

– Nhổ bỏ phần chân răng, nạo sạch ổ răng bị nhiễm trùng ở vùng chóp để tránh nhiễm trùng lan rộng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Răng hàm vỡ chỉ còn chân răng có gây nguy hiểm?

>>>>>Xem thêm: Sưng lợi răng hàm – biểu hiện của một số bệnh lý

Để đảm bảo hàm răng luôn khỏe mạnh, hãy rèn luyện thói quen khám nha khoa định kỳ

– Thực hiện làm răng giả. Điều này là để bù vào phần răng đã mất, phục hồi chức năng ăn nhai thức ăn và tính thẩm mỹ.  Kế hoạch và quy tình làm răng giả sẽ được các bác sĩ thảo luận, trao đổi kỹ lưỡng với bệnh nhân. Quá trình này là rất quan trọng với những trường hợp bị mất răng.

Đối với răng hàm bị sâu và vỡ chỉ còn chân răng là tình trạng sâu răng rất nặng. Lúc này, răng đã xuất hiện những biến chứng viêm nhiễm chóp răng. Do đó, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Do đó, ngay từ khi hàm răng còn khỏe mạnh và chưa gặp bất kì vấn đề nào, chúng ta hãy chú ý tới việc bảo vệ răng miệng. Cụ thể hãy làm vệ sinh, chăm sóc răng đúng cách, thực hiện chế độ ăn uống khoa học và rèn cho mình thói quen khám nha khoa định kì 6 tháng một lần để sức khỏe răng miệng luôn được kiểm soát tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *