Viêm âm đạo, căn bệnh phụ khoa hơn 90% phụ nữ chủ quan

Theo thống kê, có tới hơn 90% phụ nữ từng mắc viêm âm đạo. Đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất, tập trung chủ yếu ở phụ nữ từ độ tuổi 15 đến 45. Cũng vì phổ biến, triệu chứng ban đầu không quá phức tạp nên nhiều chị em còn khá chủ quan với bệnh. Tuy nhiên, đây cũng là một dạng viêm nhiễm phụ khoa có khả năng tái phát cao, để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Bạn đang đọc: Viêm âm đạo, căn bệnh phụ khoa hơn 90% phụ nữ chủ quan

1. Viêm âm đạo là gì?

Âm đạo là bộ phận hình ống dẹt nằm giữa cổ tử cung và âm hộ. Chính vì vậy, bộ phận này rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài, dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm âm đạo là hiện tượng âm đạo bị vi khuẩn tấn công, tạo nên những tổn thương và một số triệu chứng đặc trưng. Bệnh thường được biết tới với nguyên nhân do vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Tuy nhiên, thực tế lại có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này như thay đổi nội tiết tố, rong kinh, quan hệ tình dục không an toàn, nguồn nước sinh hoạt bẩn,…

Thông thường, người bệnh khá chủ quan với bệnh do ban đầu, các triệu chứng bệnh chưa rõ ràng. Càng để lâu, vi khuẩn càng thâm nhập sâu hơn, gây ra những triệu chứng đáng ngại hơn. Lúc này, chị em phụ nữ mới quyết định đi khám phụ khoa hoặc sử dụng các phương pháp điều trị để thoát khỏi căn bệnh này.

Tính chất của viêm nhiễm vùng âm đạo là bệnh dễ tái phát, có thể phát triển nhanh từ cấp tính sang mãn tính. Bởi vậy, chị em chớ nên coi thường!

Viêm âm đạo, căn bệnh phụ khoa hơn 90% phụ nữ chủ quan

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều đối tượng phụ nữ

2. Nguyên nhân gây bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa Phụ cho biết viêm âm đạo được hình thành từ nhiều loại vi khuẩn, nấm. Theo đó, có thể phân loại các tác nhân như sau:

2.1. Viêm do nhiễm trùng

– Do nhiễm vi khuẩn:

Trong âm đạo thông thường sẽ có một số loại vi khuẩn sinh sống, gồm vi khuẩn có lợi và có hại. Sau khi quan hệ, nếu các chị em phụ nữ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

Viêm âm đạo do nấm men Candida tấn công:

Nấm men Candida là một loại vi khuẩn phổ biến sống trong âm đạo. Chúng thường phát triển nhiều trong khi phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc thường xuyên mặc quần áo lót quá chật hoặc bó sát, không giữ cho vùng kín thông thoáng, gây tình trạng bí hầm vùng kín, cũng khiến cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ.

– Nhiễm vi khuẩn Trichomonas:

Nhiễm trùng vi khuẩn Trichomonas là nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua đường tình dục, vi khuẩn này thường xâm nhập vào đường tiết niệu của nam giới và âm đạo ở nữ giới. Khi một trong hai người bị nhiễm vi khuẩn Trichomonas, chúng sẽ lây truyền qua cơ thể bạn tình, khiến họ bị nhiễm vi khuẩn.

2.2. Viêm âm đạo không xuất phát điểm do nhiễm trùng

Viêm vùng âm đạo do nguyên nhân này thường phát sinh trong quá trình vệ sinh vùng kín không đúng cách của chị em gây ra:

– Sử dụng thuốc xịt âm đạo, thụt rửa, xà phòng thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm có thể gây ra dị ứng, viêm nhiễm âm đạo.

– Các vật  thể lạ, như giấy lụa hoặc tampon bị lãng quên trong âm đạo có thể gây kích ứng các mô âm đạo, gây tình trạng viêm nhiễm.

2.3. Viêm âm đạo do teo âm đạo (thời kỳ mãn kinh)

Phẫu thuật cắt bỏ một hoặc hai bên buồng trứng, nồng độ hormone estrogen sụt giảm mạnh sau tiền mãn kinh có thể làm mỏng niêm mạc âm đạo. Ở một số trường hợp, tình trạng này làm kích thích âm đạo, dẫn đến khô và nóng rát.

2.4. Do bệnh lậu

Bệnh lậu là tiền đề của việc bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng âm đạo. Lậu thường lây từ người nam sang người nữ qua đường tình dục. Bệnh khiến tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo ngày cành nghiêm trọng hơn, thậm chí lan sâu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

3. Triệu chứng điển hình để chị em phát hiện sớm viêm âm đạo

Dựa vào sự thay đổi của dịch tiết âm đạo mà có thể xác định bạn có đang mắc viêm nhiễm âm đạo hay không.

Thông thường, dịch tiết âm đạo có màu trong suốt đến trắng sữa và gần như không mùi. Khi bị viêm, dịch tiết xuất hiện nhiều hơn, dịch tiết có màu trắng như bột và ngứa, kèm theo mùi hôi.

Ngoài ra, việc dựa vào một số loại dịch tiết, có thể phân biệt được nguyên nhân gây ra viêm nhiễm âm đạo:

– Do vi khuẩn: Dịch tiết màu trắng xám, có mùi hôi, tanh.

– Do nhiễm nấm Candida: Ngứa âm đạo, dịch tiết màu trắng và dày như phô mai; hoặc dịch tiết có dạng lỏng như nước đặc hoặc mủ, màu trắng đục, lợn cợn thành từng mảng kèm đau rát ngứa ngáy khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

– Do Trichomonas: Dịch tiết màu vàng xanh, đôi khi chất dịch hơi loãng, có mùi hôi, có các bọt khí li ti, ngứa ngáy vùng kín khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhận biết tình trạng này kèm theo một vài triệu chứng khác như ngứa rát vùng kín, đi tiểu buốt, âm đạo sưng đỏ, xuất huyết bất thường.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Ra máu báo thai thử que được chưa?

Viêm âm đạo, căn bệnh phụ khoa hơn 90% phụ nữ chủ quan

Cần theo dõi các triệu chứng bất thường để kịp thời nắm bắt tình trạng, mức độ viêm nhiễm

4. Một số biến chứng của bệnh mà bạn cần cảnh giác

Viêm âm đạo là bệnh lý dễ mắc phải, có khả năng tái phát nhanh và cần phải điều trị dứt điểm. Viêm thường xuyên tái phát sẽ gây ra một số biến chứng như:

– Viêm nhiễm một số cơ quan sinh dục, sinh sản: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng,…

– Gây đau đớn, cản trở quan hệ tình dục.

– Là tiền đề của vô sinh – hiếm muộn do vi khuẩn viêm tại âm đạo cản trở quá trình thụ thai.

Do đó, việc thăm khám phụ khoa thường xuyên là điều cần thiết, là một cách thức để bảo vệ sức khỏe sinh sản và sức khỏe bản thân của nhiều chị em phụ nữ. Vậy khi nào thì nên thực hiện thăm khám để kiểm tra, xác định mức độ viêm nhiễm?

– Khi bạn có mùi âm đạo đặc biệt khó chịu, tiết dịch nhiều, dịch tiết ra có màu đục, màu xám hoặc vàng xanh, âm đạo đau rát và ngứa ngáy.

– Bạn chưa bao giờ bị nhiễm trùng âm đạo, việc đến khám bác sĩ có thể giúp bạn tìm hiểu và xác định nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa an toàn dành cho bạn.

– Bạn đang trong thời kỳ mang thai, hoặc mãn kinh.

– Bạn thường xuyên quan hệ tình dục, việc quan hệ quá nhiều có thể khiến bạn bị mắc phải một số căn bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm âm đạo.

– Bạn đã từng bị viêm nhiễm phụ khoa trước đây.

Khi đã thuộc một trong những đối tượng nêu trên, chị em đừng ngần ngại mà hãy tìm các cơ sở uy tín để được tư vấn về các vấn đề phụ khoa một cách chi tiết, cũng như được chữa trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

5. Cách phòng bệnh và các phương pháp điều trị viêm âm đạo

Để phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín, chị em có thể áp dụng một vài lưu ý sau:

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khoa học, dùng nước sạch rửa nhẹ vùng kín, tránh tác động mạnh.

– Khi đi vệ sinh xong, nên dùng khăn giấy lau chùi từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn lan đến âm đạo.

– Không nên sử dụng những dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh và có nhiều hương liệu, dung dịch vệ sinh phải có độ PH tương đương PH âm đạo.

– Không sử dụng xà phòng quá mạnh, chẳng hạn như những chất có tác dụng khử mùi hoặc kháng khuẩn khi tắm rửa. Khi tắm xong nên lau chùi cơ thể sạch sẽ, đừng để cơ thể còn dính xà phòng.

– Không thụt rửa âm đạo

– Sử dụng biện pháp an toàn, bảo vệ cơ quan sinh dục khi quan hệ tình dục

– Đến các cơ sở uy tín để thăm khám định kỳ để phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm.

Viêm âm đạo, căn bệnh phụ khoa hơn 90% phụ nữ chủ quan

>>>>>Xem thêm: Bị đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh gì?

Khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ là tiền đề giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm tại vùng âm đạo

Tùy theo từng loại nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo mà có các biện pháp điều trị cụ thể như sau:

– Do vi khuẩn:

Đối với những trường hợp bị nhiễm khuẩn âm  đạo do vi khuẩn, bác sĩ chuyên khoa có thể kê thuốc metronidazole (Flagyl) đường uống. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kem clindamycin (Cleocin) hoặc kem metronidazole (MetroGel) dạng bôi, loại bỏ vi khuẩn, nấm gây viêm âm đạo.

– Do nhiễm nấm Candida:

Kem trị nấm là giải pháp hiệu quả cho những trường hợp viêm nhiễm do nấm Candida. Một số loại thuốc bôi ngoài thường được chỉ định có miconazole, tioconazole, clotrimazole,…

– Do khuẩn Trichomonas:

Những trường hợp viêm do khuẩn Trichomonas được chỉ định điều trị với tinidazole hoặc metronidazole, là hai dạng kháng sinh đường uống nhóm Nitroimidazole, ức chế sự phát triển của khuẩn, phục hồi tổn thương hiệu quả.

– Viêm không nhiễm trùng:

Để điều trị, người bệnh cần nắm rõ nguồn gốc cũng như nguyên nhân của sự kích thích tại vùng kín, sau đó tránh sử dụng chúng.

– Teo âm đạo (thường gặp ở phụ nữ mãn kinh):

Bệnh nhân bị teo âm đạo sẽ được điều trị bằng liệu pháp bổ sung Estrogen tại âm đạo, cải thiện pH tự nhiên một cách rõ ràng hơn.

Nhìn chung, để điều trị viêm âm đạo đúng cách, người bệnh cần chú ý thăm khám khi có các dấu hiệu viêm nhiễm bất thường. Ngoài ra, chị em cũng nên thường xuyên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhằm phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh cũng như được điều trị kịp thời căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Hiện tại, với hệ thống máy móc, thiết bị tân tiến, Thu Cúc TCI thực hiện khám và kiểm tra sức khỏe phụ khoa cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp chị em xử lý tận gốc tình trạng bệnh, đưa ra những lời khuyên hữu ích để phòng tránh, hạn chế viêm nhiễm tái phát, kéo dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *