Tình trạng răng quặp vào trong và những ảnh hưởng

Tình trạng răng quặp vào trong là khi răng bị sai lệch vị trí của các trục răng, sai lệch khớp cắn. Điều này khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và các hoạt động ăn nhai của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây:

Bạn đang đọc: Tình trạng răng quặp vào trong và những ảnh hưởng

1. Thế nào là tình trạng răng quặp vào trong?

Tình trạng răng quặp vào trong và những ảnh hưởng

Trường hợp răng cửa bị quặp

Răng quặp vào trong hay còn được gọi là tình trạng răng cụp. Tình trạng này là khi răng bị mọc lệch mà rất nhiều người gặp phải. Răng quặp có thể gây ảnh hưởng lớn như về tính thẩm mỹ, về những hoạt động ăn nhai, về vấn đề giao tiếp, …

Sau đây là những trường hợp răng quặp phổ biến:

– Răng hàm trên bị quặp vào trong: Đây là trường hợp người bệnh cắn lại thì hàm phía dưới sẽ phủ răng ở hàm trên. Tình trạng này còn thường được gọi là răng móm.

– Răng hàm dưới bị quặp vào trong: Khi đó, người bệnh cắn lại thì hàm phía trên, răng sẽ ở tư thế phủ lấy răng ở hàm dưới. Tình trạng này còn thường được gọi là răng hô.

Bên cạnh đó, thực tế cũng xuất hiện những trường hợp có một hay nhiều chiếc răng bị quặp vào bên trong so với những răng còn lại.

2. Nguyên nhân khiến răng quặp vào trong

Vấn đề răng quặp bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường sẽ rất khó để ta có thể phán đoán.

Trong các nguyên nhân gây răng quặp, yếu tố di truyền, bẩm sinh và những thói quen xấu là 2 nguyên nhân cơ bản, thường gặp nhất:

– Yếu tố di truyền và bẩm sinh: Đây là nguyên nhân liên quan tới vấn đề gen di truyền. Khi trong gia đình có người thân như ông, bà hoặc bố, mẹ bị răng quặp thì nguy cơ đẻ ra con cũng gặp tình trạng này là rất cao. Bên cạnh đó, điều này cũng có thể do sự phát triển bẩm sinh của bệnh nhân. Điều này khiến xương hàm dưới sẽ phát triển nhiều hơn hẳn so với xương hàm trên.

Tìm hiểu thêm: Tình cờ phát hiện bệnh nhờ…tầm soát ung thư

Tình trạng răng quặp vào trong và những ảnh hưởng

Những thói quen xấu thường ngày sẽ khiến răng quặp

– Những thói quen xấu: Nguyên nhân thứ 2 này chính là từ những thói quen hàng ngày mà chúng ta tưởng vô hại như nghiến răng, mút tay, bặm môi trên nhiều lần, … Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách loại bỏ những thói quen xấu ấy.

3. Những ảnh hưởng của răng quặp

Răng quặp vào trong gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt tới người bệnh. Và sau đây là một số những tác động điển hình:

3.1 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ

Răng quặp vào trong tác động rất lớn tới tình trạng thẩm mỹ của người bệnh. Vấn đề này khiến gương mặt người bệnh trở nên kém thân thiện và mất điểm về nụ cười. Thậm chí, điều này còn gây ảnh hưởng tới sự tự tin của bản thân bệnh nhân. Họ tự ti và không dám cười một cách tự nhiên. Ngoài ra, việc phát âm cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ tình trạng răng quặp.Từ đó, các hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày cũng bị cản trở.

3.2 Ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai

Hoạt động ăn nhai là điều tiếp theo bị ảnh hưởng từ tình trạng răng quặp. Khi bị răng quặp, việc nhai, xé thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi đó, quá trình thực hiện ăn nhai sẽ khiến răng cối và răng hàm phải hoạt động nhiều và tốn sức hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai cũng như khớp thái dương hàm sẽ dễ bị mỏi.

3.3 Tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý

Khi bị răng quặp, người bệnh cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định trong quá trình vệ sinh răng miệng. Do đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, tấn công và gây nên nhiều bệnh lý. Ví dụ như bệnh viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu, …

4. Phương pháp khắc phục vấn đề răng quặp

Tình trạng răng quặp vào trong có thể được cải thiện bằng một số phương pháp như sau:

4.1 Phục hình thẩm mỹ bằng răng sứ

Tình trạng răng quặp vào trong và những ảnh hưởng

>>>>>Xem thêm: Những nguy cơ khi trị cao răng tại nhà

Bọc răng sứ giúp khắc phục vấn đề răng quặp

Bọc sứ là một trong những giải pháp cho răng quặp được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh giúp cải thiện về màu sắc và hình thể của răng, phương pháp này còn giúp khắc phục khớp cắn chuẩn.

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài một phần răng cho phù hợp với tỉ lệ rồi chụp mão sứ lên. Sau khi thực hiện răng sẽ trắng sáng, đều và thẳng hàng hơn.

Những ưu điểm khi sử dụng phương pháp bọc sứ:

– Thực hiện nhanh chóng.

– Tính thẩm mỹ cao.

– Tình trạng của khớp cắn được cải thiện rõ rệt.

– Tuổi thọ răng sứ cao, trung bình từ 10 – 15 năm.

Những hạn chế khi sử dụng phương pháp bọc sứ:

– Không hỗ trợ bảo tồn răng thật.

– Chi phí thực hiện cao.

– Khả năng nhai, nghiền thức ăn về sau sẽ không được đảm bảo.

– Cần có chế độ chăm sóc và ăn uống khoa học, phù hợp.

4.2 Niềng răng

Niềng răng là phương pháp cũng được đánh giá cao về tác dụng khắc phục những hàm răng xấu, răng mọc sai lệch. Sử dụng các khí cụ nhỉnh nha, các bác sĩ sẽ kéo những răng mọc lệch lạc về đúng vị trí theo như mong muốn. Và việc chữa răng quặp bằng niềng răng mất bao nhiêu thời gian còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và khoảng cách ta muốn răng dịch chuyển là bao nhiêu.

Những ưu điểm khi sử dụng phương pháp niềng răng:

– Tính thẩm mỹ cao: Chỉ sau 18 – 24 tháng, niềng răng đã đem đến cho hàm răng vẻ đẹp với độ chuẩn khớp cắn và những chiếc răng mọc thẳng, đều hơn.

– Cải thiện chức năng ăn nhai: Sau khi đã giúp hàm răng thẳng đều và khít nhau, việc nghiền thức ăn sẽ không còn là trở ngại.

– Chi phí không cao: trung bình chi phí niềng răng sẽ dao động từ 35 triệu – 50 triệu.

– Độ bền cao: Sau khi niềng, tình trạng răng quặp vào trong sẽ chấm dứt hoàn toàn. Hàm răng đề và đẹp sẽ được duy trì.

Những hạn chế khi sử dụng phương pháp niềng răng:

– Thời gian thực hiện khá lâu: Người bệnh cần trải qua quá trình niềng trung bình từ 18 – 24 tháng để có thể cải thiện hàm răng.

– Quá trình đeo niềng răng có thể gây nhiều bất tiện như việc ăn uống, ảnh hưởng tính thẩm mỹ, …

4.3 Phẫu thuật chỉnh hình

Do răng quặp dẫn tới tình trạng lệch khớp cắn, người bệnh có thể tiến hành phẫu thuật chỉnh hình răng quặp để khắc phục. Trong trường hợp răng quặp ở hàm trên, bác sĩ sẽ tiến hành đẩy xương hàm về phía trước cho chẩn với khớp của hàm dưới và ngược lại.

Những ưu điểm của phương pháp phẫu thuật chỉnh hình:

– Thời gian thực hiện diễn ra nhanh chóng. Trung bình mỗi ca mổ thực hiện trong khoảng 3 – 4 tiếng.

– Hiệu quả khắc phục triệt để, giúp hàm răng không bị lệch khớp cắn.

Những hạn chế của phương pháp phẫu thuật chỉnh hình:

– Chi phí thực hiện cao.

– Phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng tới xương hàm, đòi hỏi chuyên môn cao với bác sĩ thực hiện.

– Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần một khoảng thời gian để lành thương.

Trên đây là tất cả những điều cơ bản về ảnh hưởng của răng quặp cũng như cách điều trị. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho mọi người và có thể áp dụng khi cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *