Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Mọc nanh sữa là một hiện tượng xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Khi xảy đến, tình trạng này khiến trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đó là những ảnh hưởng gì? Hãy cùng đi tìm ngay lời giải đáp trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

1. Nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Nanh sữa gần giống với tình trạng mọc mụn ở lợi

Nanh sữa là một cách gọi dân gian về hiện tượng trẻ sơ sinh xuất hiện những đốm trắng trên lợi. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của việc dưa thừa canxi trong cơ thể trẻ. Thế nhưng trên thực tế, mọc nanh sữa là một dạng tổn thương lành tính. Hiện tượng này thường xuất hiện ở niêm mạc miệng của trẻ sơ sinh trong thời gian ngắn.

Vẻ ngoài của nanh sữa trông gần giống với tình trạng mọc mụn ở lợi. Những nanh sữa có vỏ mỏng và trong lòng chứa chát Keratin màu trắng. Theo nhiều chuyên gia, đây là phản ứng trong quá trình hình thành mầm răng của thai nhi. Khi đó, các phần tế bào tham gia vào quá trình tạo mầm răng không bị biến mất hoàn toàn. Chúng còn sót lại ở xương hàm, từ đó hình thành nanh sữa.

2. Dấu hiệu nhận biết mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết tình trạng mọc răng nanh ở trẻ khá rõ ràng. Cha mẹ có thể nhận thấy thông qua việc để ý hàm trên và dưới của trẻ. Trên cung hàm sẽ xuất hiện những nốt mụn có màu trắng hoặc vàng nhạt. Ngoài ra, các nanh sữa sẽ có kích thước trong khoảng 2 – 3 mm. Tuy nhiên, có một số trường hợp nghiêm trọng, nanh sữa có thể dài tới 1 cm. Nhưng trường hợp như vậy khá hiếm gặp.

Thông thường, nanh sữa sẽ xuất hiện khi trẻ 3 tháng tuổi. Cụ thể sẽ tùy vào tình trạng cơ địa của trẻ. Có những trẻ mọc nanh sữa muộn hơn vào khoảng tháng thứ 7 hoặc 8. Bàn đầu, nanh sữa không gây tác động gì tới bé. Thế nhưng nếu không được chăm sóc phù hợp dẫn tới nhiễm khuẩn, đây sẽ chính là những tác nhân khiến trẻ thấy khó chịu, đau nhức. Lúc này, phần lợi quanh nanh sữa sẽ có biểu hiện sưng đỏ thậm chí có thể viêm loét, sốt nhẹ. Điều này là do sang chấn.

3. Nanh sữa mọc có nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh hay không

Theo một số thống kê, số lượng trẻ sơ sinh mọc nanh sữa chiếm tới hơn 50%. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây chỉ là một tổn thương lành tính diễn ra trong thời gian ngắn. Đa số trẻ có nanh sữa đều không biểu hiện đau đớn, chúng sẽ tự vỡ và hoàn toàn biến mất sau khoảng 2 tuần.

Tuy nhiên, không loại trừ có những trường hợp quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ bị ảnh hưởng do nanh sữa. Trẻ sẽ có những biểu hiện đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trẻ bỏ bú bình, quấy khóc, ảnh hưởng tới cả chế độ ăn uống và giấc ngủ. Trường hợp này là do sự nhiễm khuẩn của răng sữa gây nên. Vi khuẩn tấn công khiến vị trí nanh sữa bị sưng đau khi chạm vào. Và khi bị nhiễm khuẩn, nanh sữa của trẻ vẫn có màu trắng nhưng vùng niêm mạc xung quanh rìa của đốm trắng sẽ sưng đỏ và loét.

4. Phương pháp điều trị và chăm sóc khi trẻ mọc nanh sữa

4.1 Phương pháp điều trị nanh sữa ở trẻ

4.1.1 Có cần nhổ nanh sữa cho trẻ?

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

Khi trẻ sơ sinh được chẩn đoán là có nanh sữa, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy quan sát xem nanh sữa có gây nên ảnh hưởng gì cho trẻ hay không

Khi trẻ sơ sinh được chẩn đoán là có nanh sữa, cha mẹ không nên quá lo lắng. Ta hãy quan sát xem nanh sữa có gây nên ảnh hưởng gì cho trẻ hay không. Ví dụ như cảm giác khó chịu, quấy khóc, … Nếu không có bất thường nào, cha mẹ chỉ cần đảm bảo chế độ vệ sinh phù hợp cho trẻ và theo dõi.Thông thường, những chiếc nanh sữa sẽ biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Trong trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ tư vấn cho trẻ chích hoặc nhổ nanh.

4.1.2 Phương pháp nhổ nanh sữa?

Quy trình nhổ nanh sữa khá đơn giản. Tuy nhiên, thao tác thực hiện yêu cầu về độ nhanh và chính xác. Điều này là để tránh tình trạng tổn thương những vùng xung quanh hoặc gây chảy máu. Như vậy, trẻ sẽ bị đau thêm và làm trầm trọng hơn sự lo lắng của cha mẹ.

Phương pháp nhổ nanh sữa:

– Bôi thuốc tê cho trẻ để giảm đau.

– Sử dụng dụng cụ nha khoa nhọn để làm rách vỏ. Sau đó, nang sẽ tự vỡ để giải phóng những chất màu trắng hoặc vàng nhạt.

– Sau 1 – 2 ngày, vết lợi bị chích, rạch sẽ tự động liền lại

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, việc chích nhể nanh sữa chỉ góp phần giúp nanh nhanh tiêu biến. Phương pháp này không có bất kỳ tác dụng dự phòng. Do đó, nanh sữa vẫn có thể tái phát ở vị trí khác sau khi chích.

4.2 Cách chăm sóc khi trẻ mọc nanh sữa

Mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?

>>>>>Xem thêm: Ung thư màng phổi: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Sử dụng gạc rơ lưỡi tiệt trùng nhúng qua với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh khoang miệng

Bên cạnh việc nhổ nanh sữa, cha mẹ cũng cần thực hiện những phương pháp chăm sóc tại nhà phù hợp để đảm bảo trẻ không bị nhiễm khuẩn. Cụ thể:

Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch trước khi thực hiện việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Cha mẹ nên rửa tay bằng xà phòng thật sạch. Sau đó hãy lau khô tay bằng khăn sạch. Như vậy, ta sẽ tránh được tình trạng gián tiếp đưa vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng trẻ.

Bước 2: Sử dụng gạc rơ lưỡi tiệt trùng nhúng qua với nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 0.9%. Hành động này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho trẻ lại vẫn đem lại hiệu quả làm sạch cao.

Bước 3: Cha mẹ đưa tay có gạc rơ lưỡi nhẹ nhàng lau khoang miệng của trẻ. Chú ý, đưa gạc qua cả những phần lưỡi và nanh sữa. Thao tác thực hiện lưu ý cần phải thật nhẹ nhàng. Việc chà xát quá mạnh không những không đem lại hiệu quả làm sạch mà còn có thể khiến khoang miền trẻ tổn thương. Trẻ sẽ khó chịu và có động thái phản kháng. Ta nên thực hiện hành động này 3 lần / ngày. Như vậy, sức khỏe toàn khoang miệng sẽ được đảm bảo, nanh sữa tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Bước 4: Đưa tay mát xa quanh cơ miệng trẻ để giúp thoải mái hơn.

Đó là những thông tin cơ bản về nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho mọi người trong quá trình chăm sóc con nhỏ

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *