Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các sản phụ sau sinh, tình trạng này có thể cải thiện rõ nếu mẹ biết cách áp dụng đúng các bài thuốc chữa tắc tia sữa hoặc điều trị kịp thời bằng các phương pháp thông tắc tia sữa tại cơ sở y khoa uy tín.
Bạn đang đọc: Các bài thuốc chữa tắc tia sữa nhanh chóng các mẹ cần biết
1. Tắc tia sữa bắt nguồn từ đâu?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong ống dẫn sữa không thoát ra ngoài được, do ống dẫn sữa hẹp hoặc bị bịt kín dẫn đến bầu vú bị căng tức, nóng ran, sờ nắn thấy có các cục kết rắn, thậm chí sốt và ớn lạnh khi tình trạng trở nặng. Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa thường bắt nguồn từ việc sữa tiết ra nhiều nhưng bé không bú hết, mẹ quên không hút hết sữa thừa dẫn đến ứ đọng, bít tắc ống dẫn sữa và tắc tia sữa.
Tắc tia sữa là tình trạng sữa bị ứ đọng trong ống dẫn sữa không thoát ra ngoài được, do ống dẫn sữa hẹp hoặc bị bịt kín
Ngoài ra tắc tia sữa còn một số nguyên nhân khác như:
– Mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu vú bằng khăn ấm sau khi con bú xong. Sữa dính ở đầu vú tiếp xúc với môi trường bên ngoài lâu bị nhiễm khuẩn gây bít tắc.
– Mẹ bị stress, căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình kích thích tuyến sữa hoạt động.
– Phần ngực mẹ bị chịu áp lực do mẹ mặc áo ngực quá chật, hoặc mẹ nằm sấp khiến các ống dẫn sữa bị ép, gây tắc tia sữa.
2. Thuốc chữa tắc tia sữa hiệu quả
Tình trạng tắc tia sữa nếu không được điều trị đúng kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như mẹ mất sữa hoàn toàn, viêm vú, áp xe vú, xơ hóa, u xơ tuyến vú,…Để chữa tắc tia sữa hiệu quả, mẹ cần xác định được mức độ bệnh của mình và áp dụng các bài thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp.
2.1 Thuốc chữa tắc tia sữa theo dân gian
Bài thuốc chữa tắc tia sữa theo dân gian tương đối hiệu quả đối với những mẹ mới xuất hiện biểu hiện của tắc sữa, mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, bầu ngực căng tức, càng ngày càng căng, sữa vắt ra rất ít hoặc không ra nữa. Tuy nhiên, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng cách thực hiện và áp dụng chính xác để đạt được hiệu quả tốt. Dưới đây là một số phương pháp được lưu truyền phổ biến trong dân gian.
Tìm hiểu thêm: Sau mổ chửa ngoài tử cung kiêng quan hệ bao lâu?
Thuốc chữa tắc tia sữa theo dân gian tương đối hiệu quả với những mẹ mới bị tắc sữa
– Uống nước xơ mướp khô: Cách làm: Cho xơ mướp khô cùng 10 gai bồ kết, 1 củ hành tươi (hoặc khô) và 2 bát nước vào đun sôi, đun đến khi nào chỉ còn khoảng 1 bát thì mẹ đổ ra chờ nguội để uống. Sau khi uống xong thì dùng lược thưa chải nhiều lần từ cuống xuống đầu vú, rồi dùng máy hút sữa hút mạnh để thông sữa trở lại. làm liên tục trong vòng từ 2-3 ngày rồi ngưng.
– Uống nước lá đinh lăng: Cách làm: Lá đinh lăng sau khi thái nhỏ, rửa sạch, thì đem đun nước uống và uống thay nước lọc hàng ngày. Nếu không có lá tươi mẹ cung có thể dùng lá đã sao vàng. Nước đinh lăng có mùi vị dễ chịu, không đắng, dễ uống, còn giúp cho sữa thơm, kích thích bé bú.
– Nước lá bồ công anh: Cách làm: Tương tự như nước lá đinh lăng, nước lá bồ công anh cũng có thể sử dụng thay nước uống hàng ngày. Bã lá bồ công anh có thể lấy đắp lên ngực để tăng thêm hiệu quả, áp dụng liên tục 5 ngày.
– Đắp lá bắp cải: Cách làm: Mẹ lấy bắp cải tách riêng từng lá ra, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem hơ nóng rồi đắp lên ngực, xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực, ấn mạnh xem sữa có chảy ra không. Khi lá bớt nóng mẹ lại hơ lên rồi đắp tiếp, làm liên tục như vậy cho đến khi sữa được khơi thông hoàn toàn.
– Chữa tắc tia sữa bằng lá mít: Cách làm: Mẹ lấy 18 lá mít đem hơ nóng rồi đặt lên mỗi bên ngực 9 lá, nhất là các vị trí mẹ cảm thấy cứng, vì đó là vị trí tia sữa bị tắc. Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng rồi ấn mạnh, nếu có sữa chảy ra hãy cho bé bú ngay để khơi thông tia sữa hoàn toàn, sau đó tiếp tục mát xa và hút sữa sạch sữa thừa chảy ra.
– Chữa bệnh tắc tia sữa bằng đu đủ: Cách làm: Giống như 2 cách trên, với lá đu đủ mẹ chọn lá non về cắt thành miếng vừa rồi hơ nóng và đắp lên ngực mát xa cho đến khi sữa được chảy thông.
Lưu ý, chữa trị tắc tia sữa bằng các phương pháp dân gian có thể chỉ hữu ích với một số người trong một số trường hợp nhất định. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để thực hiện chúng một cách cẩn thận và hiệu quả.
2.2 Điều trị tắc tia sữa tại cơ sở y khoa uy tín
Nếu tình trạng tắc sữa kéo dài nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ bị suy nhược vì sốt cao, da khô, môi khô do mất nước,… thì cần được đưa ngay đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có đội ngũ y tế lành nghề, và trang thiết bị hiện đại để điều trị.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn II ai cũng phải biết
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã và đang là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn.
Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng xung quanh vùng ngực, thăm khám tận tình để tìm ra nguyên gây tắc tia sữa và đưa ra phương hướng xử lý tốt nhất. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc thông tắc tia sữa cùng hệ thống máy móc chuyên dụng hiện đại giúp chữa tắc tia sữa nhanh chóng và hiệu quả.
Tại bệnh viện, tình trạng tắc tia sữa của mẹ sẽ được bác sĩ chữa trị nhanh chóng bằng phương pháp chiếu tia hồng ngoại kết hợp với sự theo dõi sát sao của bác sĩ để đưa ra phương hướng điều trị chuyên sâu khi cần thiết.
2.3 Sử dụng thuốc tây chữa tắc tia sữa
Đây được xem biện pháp điều trị tắc tia sữa cuối cùng khi không có biện pháp nào thay thế.
Với trường hợp này, nếu mẹ bị đau tức vùng ngực và kèm theo sốt cao, các bác sĩ thường tư vấn mẹ sử dụng các loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm không Steroid như: Paracetamol, Ibuprofen.
Tuy nhiên, thuốc tây giống như “con dao 2 lưỡi” đối với những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bé. Chính vì vậy mẹ cần hết sức thận trọng, không nên lạm dụng và phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Hy vọng với những kiến thức chia sẻ, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tắc tia sữa cũng như phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thuốc chữa tắc tia sữa cũng như dịch vụ thông tắc tia sữa, mẹ có thể liên hệ trực tiếp với TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.