Sau khi sinh, tùy vào từng gia đình sẽ có những cách vệ sinh riêng cho mẹ và bé. Sức khỏe răng miệng của mẹ trong thời gian này cũng cần phải lưu ý. Vậy chăm sóc răng miệng sau sinh cho mẹ như thế nào cho đúng?
Bạn đang đọc: Lưu ý cho mẹ chăm sóc răng miệng sau sinh
1 Những bệnh lý về răng miệng mẹ sau sinh hay gặp
Sau khi sinh em bé là lúc sức khỏe của mẹ cũng có nhiều sự thay đổi. Trong quá trình mang thai, răng và xương của thai nhi được hình thành từ chính nguồn canxi trong cơ thể mẹ. Việc kiêng cữ cũng như sức khỏe còn yếu khiến nhiều mẹ không để ý đến việc chăm sóc răng miệng sau sinh. Thêm vào đó, sau khi sinh mẹ thường ăn rất nhiều thức ăn bổ dưỡng hoặc các đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo, sữa,… Do đó thức ăn thừa rất dễ bám lại vào các kẽ răng hoặc trong khoang miệng. Tất cả điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển và gây ra một số vấn đề về răng miệng. Một số bệnh các mẹ thường gặp như:
-Tình trạng chảy máu chân răng; lung lay răng
– Răng nhạy cảm
– Ê buốt, sưng tấy răng
– Sâu răng;
– Viêm nướu, viêm lợi; dần dẫn đến viêm nha chu,…
– Hôi miệng
– Xuất hiện cao răng
Không chỉ vậy, vi khuẩn từ những vết viêm nhiễm có thể xâm nhập vào máu. Dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như viêm tuyến vú cấp tính, viêm khung xương chậu,… Thậm chí những bệnh này có thể lây sang em bé khi tiếp xúc với mẹ.
2. Bao lâu sau khi sinh mẹ được vệ sinh răng miệng?
Vì vậy sau khi sinh nở các mẹ cần tránh việc kiêng cữ quá độ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mẹ và cả sức khỏe của bé. Vậy sau bao lâu mẹ có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng?
Theo các bác sĩ, sau khi mẹ đã ngồi và đi lại được thì mẹ có thể đánh răng như bình thường. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý rằng cơ thể lúc này còn khá yếu và nhạy cảm, mẹ hãy chải răng thật nhẹ nhàng, không nên đánh quá mạnh tránh ảnh hưởng đến răng. Nếu răng có hiện tượng ê buốt, sưng tấy, mẹ nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng.
Với các mẹ sinh mổ, việc đi lại sẽ khó hơn thì có thể súc miệng với nước muối ấm để vệ sinh răng miệng. Giữ thói quen đánh răng và súc miệng vào mỗi buổi sáng và buổi tối, giúp làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh lý về răng miệng do vi khuẩn có hại gây ra. Sau các bữa ăn nhẹ, mẹ có thể dùng tăm nước hay chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
Mẹ hoàn toàn có thể đánh răng sau khi sinh
3. Mẹ cần chú ý điều gì khi vệ sinh răng miệng
Mặc dù đánh răng là thói quen hàng ngày, tuy nhiên có rất nhiều điều mẹ cần tránh phạm phải trong thời điểm này. Nếu không cẩn thận những sai lầm đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ về sau. Đồng thời gây ra các bệnh về răng miệng đã nêu ở trên. Vậy mẹ cần phải chú ý những điểm gì khi vệ sinh răng miệng sau sinh?
3.1. Chọn đúng loại bàn chải
Nhiều mẹ thường chủ quan trong quá trình lựa chọn bàn chải để vệ sinh răng miệng. Loại bàn chải lông cứng luôn bị nhầm tưởng là có khả năng loại bỏ các mảng bám ở trên răng tốt hơn. Tuy nhiên, các bàn chải này có khả năng gây tổn thương đến lợi, gây chảy máu chân răng. Những chiếc lông quá cứng cũng làm bào mòn răng, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của răng, gây nên các cảm giác ê buốt về sau.
3.2 Thay đổi bàn chải định kì
Tiếp theo chính là việc không thay bàn chải thường xuyên, nhiều mẹ chỉ thay bàn chải khi đã bị hỏng, lông bàn chải đã mòn,… Thậm chí nhiều mẹ sau khi đánh răng lại không để khô mà lại cất vào trong hộp. Việc sử dụng một chiếc bàn chải quá lâu, cất vào hộp kín sau khi sử dụng có thể gây tích tụ vi khuẩn có hại, ngược lại sẽ làm hại đến sức khỏe răng miệng.
Do vậy, mẹ sau sinh hãy luôn chú ý đến việc lựa chọn đúng bàn chải và sử dụng hợp lý. Đảm bảo bàn chải có thể loại bỏ hết thức ăn, vi khuẩn, mảng bám trên răng giúp răng sạch hơn, hạn chế gây ra các bệnh về răng miệng. Lưu ý thay bàn chải mới sau mỗi 3 tháng và để bàn chải nơi khô ráo, không cất quá kĩ sau mỗi lần vệ sinh răng miệng.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi có mấy giai đoạn và tiên lượng sống
Chọn bàn chải phù hợp khi vệ sinh răng miệng
3.3. Đánh răng chưa kĩ hoặc quá mạnh
Sau quá trình sinh nở, răng của mẹ thường có dấu hiệu lung lay hoặc yếu hơn. Vì vậy trong quá trình vệ sinh răng miệng không nên quá mạnh. Việc này có thể làm mòn và tổn thương đến răng. Ngược lại nhiều mẹ lại đánh răng chưa kĩ, chưa vệ sinh các kẽ răng được kĩ càng. Vô tình đã khiến vi khuẩn có chỗ để tích tụ, gây nên các bệnh răng miệng. Để giảm thiểu tình trạng này, các mẹ cần chú ý trong quá trình răng miệng. Đánh bằng lực vừa phải với bàn chải lông mềm. Chú ý ở các kẽ răng và mặt trong của răng để tránh hình thành các bệnh về răng miệng.
3.4. Vệ sinh răng miệng quá nhiều hoặc quá ít
Rất nhiều mẹ suy nghĩ rằng chỉ đánh răng hai lần một ngày là chưa đủ. Việc đánh răng nhiều hơn 2 lần một ngày hoặc ít hơn đều là sai. Khi mẹ đánh răng quá nhiều có thể làm mòn răng, gây lộ ngà răng, tổn thương nướu,…. Ngược lại việc đánh răng quá ít sẽ gây ra sâu răng, vè lâu dài có thể gây mất răng thật.
4. Một số lưu ý khác cho mẹ
Ngoài những vấn đề về chăm sóc răng miệng sau sinh đã nêu trên, mẹ có thể lưu ý thêm một số điều sau để việc vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả tốt nhất:
– Hạn chế sử dụng tăm tre để xỉa răng, tránh làm hại chân răng và lợi.
– Trong ăn uống cần tránh ăn những món ăn nhiều đường, tinh bột, đồ ăn có tính axit cao. Giảm thiểu ăn các món quá nóng hoặc quá lạnh
– Đến nha khoa thăm khám định kì để hạn chế bệnh răng miệng
– Kết hợp cả vệ sinh vùng lưỡi để tránh việc hơi thở có mùi
>>>>>Xem thêm: Chỉ số CA 72-4
Cần đi khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng
Sức khỏe răng miệng đóng một vai trò trong cuộc sống thường ngày. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ đã có cho mình thông tin hữu ích về cách vệ sinh răng miệng sau khi sinh. Hãy đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám khi mẹ thấy mình đang có các dấu hiệu về các bệnh lý răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.