Niềng răng thưa hết bao nhiêu lâu?

Răng thưa là tình trạng kẽ răng không khít với nhau. Do đó, giữa các răng sẽ xuất hiện khoảng trống rộng. Khoảng trống này sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ. Do đó, nhiều người đã chọn phương pháp niềng răng thưa để cải thiện tình trạng. Vậy niềng răng thưa bao lâu thì đem lại hiệu quả?

Bạn đang đọc: Niềng răng thưa hết bao nhiêu lâu?

Niềng răng thưa hết bao nhiêu lâu?

Răng thưa là tình trạng kẽ răng không khít với nhau

1. Nguyên nhân gây răng thưa

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng bị thưa. Và sau đây là 4 nhóm lý do chủ yếu:

1.1 Do bẩm sinh

Một số trường hợp bị răng thưa là do yếu tố bẩm sinh. Điều này bắt nguồn từ kích thước răng quá nhỏ so với khung hàm. Hoặc cũng có thể do người bệnh mọc thiếu răng. Từ đó, tình trạng các khe thưa lớn hơn thông thường xuất hiện.

Ngoài ra, răng thưa bẩm sinh còn có thể do răng sữa mọc lệch, mọc sai vị trí. Sau đó, khi răng vĩnh viễn mọc lên và ổn định sẽ bị ảnh hưởng. Điều này là do cấu trúc răng từ răng mới khiến răng không đều, không khít nhau.

1.2 Do thói quen xấu

Một số những thói quen xấu hàng ngày cũng gây ảnh hưởng đến tình trạng thưa kẽ răng. Ví dụ như việc xỉa răng hàng ngày. Đây là thói quen đã có từ rất lâu và ở nhiều người. Việc xỉa răng được thực hiện với mục đích lấy đi những thức ăn thừa còn sót trong răng. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng bảo vệ răng miệng này khi duy trì lâu dài sẽ khiến răng thưa. Kẽ răng chịu sứ tác động lâu ngày của tăm vào chân răng. Răng sẽ dịch chuyển chút một và dần xa nhau. Từ đó, những kẽ răng với khoảng trống to sẽ xuất hiện.

1.3 Do răng mọc ngầm

Thực tế, có những răng thay vì nhô lên khỏi nướu lại mọc ngầm trong xương hàm. Điều này khiến cho phần khung hàm bị thiếu răng. Từ đó, các răng mọc sau sẽ không thể lấp đầy khoảng trống dẫn tới tình trạng thưa răng. Mức độ lệch lạc của các mầm răng càng lớn, răng mọc lên sẽ càng thưa.

Bên cạnh đó, việc mất răng nhiều ngày sẽ khiến cho xương răng bị tiêu dần. Răng sẽ có xu hướng bị ngả về phía răng bị mất. Do đó, những răng khác cũng sẽ bị kéo theo, bị đổ xiên và dần thưa ra.

1.4 Do bệnh lý răng miệng

Việc răng thưa cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý răng miệng. Ví dụ như viêm nha chu, viêm tủy, viêm cuống, … Lâu ngày không được điều trị, răng sẽ bị lung lay, xổ đẩy vào nhau. Điều đó khiến khoảng cách của các răng cũng thay đổi. Hàm răng trở nên lộn xộn, mọc không đồng đều. Kéo theo đó là khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của răng cũng bị ảnh hưởng.

2. Những ảnh hưởng của răng thưa

2.1 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ

Việc răng bị thưa ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của toàn gương mặt. Một hàm răng đồng đều, trắng sáng sẽ đem đến cho ta nụ cười thân thiện. Từ đó, công việc, giao tiếp hàng ngày cũng suôn sẻ hơn. Ngược lại, với một hàm răng thưa, không đồng đều gương mặt của chúng ta sẽ gây mất thiện cảm. Đôi khi tình trạng này cũng khiến đối phương thấy ta là người xuề xòa, không có ý thức chăm sóc bản thân. Cùng với đó, khuyết điểm này sẽ khiến người mắc bị mất tự tin. Bệnh nhân sẽ chỉ chăm chăm để ý tới khuyết điểm, không thoải mái thể hiện bản thân.

2.2 Nguy cơ mất thêm răng

Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều có một vai trò nhất định không thể thiếu. Chính những vai trò ấy tạo nên sự liên kết giữa các răng. Do đó, khi kẽ răng có khoảng trống lớn sẽ khiến hàm răng của ta thường xuyên bị dịch chuyển. Kèm với đó là sự tác động của những vi khuẩn. Khi vi khuẩn tấn công lâu ngày gây viêm nhiễm, dễ mất răng.

2.3 Ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm

Khi tình trạng răng thưa là do các răng bị mọc ngược hoặc mọc không đủ sẽ khiến các răng còn lại không thể được cố định. Răng chạy lung tung dẫn tới tình trạng khớp cắn bị sai lệch. Theo thời gian, điều này có thể khiến khung xương hàm thay đổi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt.

2.4 Dẫn tới một số bệnh lý khác

Khoảng cách giữa các răng quá lớn sẽ khiến thức ăn dễ bị dắt vào kẽ răng. Cùng với đó, khi việc vệ sinh không được thực hiện đúng cách sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi. Khi chúng phát triển và tấn công vào nướu sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý khác. Ví dụ như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, …

3. Cần niềng răng thưa bao lâu?

Tìm hiểu thêm: Chụp X quang khi mới mang thai có nguy hiểm không?

Niềng răng thưa hết bao nhiêu lâu?

Trung bình, thời gian niềng cho răng thưa sẽ dao dộng từ 1-2 năm

Thời gian cho quá trình niềng răng của mỗi người là không giống nhau. Trung bình, thời gian niềng cho răng thưa sẽ dao dộng từ 1-2 năm. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng, mức độ thưa của mỗi người. Cùng với đó là các yếu tố như phương pháp niềng, tay nghề bác sĩ, …

Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định củ thể tình trạng răng và tư vấn chi tiết. Sau đó khi phác đồ điều trị được đưa ra cụ thể mới có thể phán đoán thời gian niềng kéo dài bao lâu.

4. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng thưa

Niềng răng thưa hết bao nhiêu lâu?

>>>>>Xem thêm: Bí quyết nha khoa: Chăm sóc răng sau khi hàn trám

Tuân thủ những lời dặn của bác sĩ và khám lại đúng lịch hẹn

Bên cạnh các yếu tố về phương pháp hay bác sĩ, quá trình chăm sóc khi niềng răng cũng là điều quan trọng. Để quá trình niềng đem lại hiệu quả như mong đợi, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

– Thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng phù hợp và đúng cách. Trong quá trình niềng nếu khoang miệng không được đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ dẫn tới sự tấn công từ vi khuẩn. Khi đó, nhiều vấn đề sẽ xuất hiện làm giảm hiệu quả niềng.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và khoa học hơn. Đặc biệt, ta không nên cố nhai những thứ quá cứng hay dai. Khi đó, mắc cài sẽ dễ bị bung và gây ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ niềng.

– Từ bỏ những thói quen xấu như nhai đá, cắn móng tay, nghiến răng, mút tay, … Những thói quen tưởng chừng như vô hại này sẽ gây nhiều tác động xấu tới hàm răng.

– Nói không với chất kích thích và những loại đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, … Những sản phẩm này khi được sử dụng sẽ khiến sức khỏe răng miền bị ảnh hưởng, hiệu quả niềng răng bị giảm sút.

– Tuân thủ những lời dặn của bác sĩ và khám lại đúng lịch hẹn.

Vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu đôi nét cơ bản về niềng răng và đáp án cho câu hỏi niềng răng thưa bao lâu thì có hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ có lợi cho các bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *