Hôi miệng tầng 4: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hôi miệng tầng 4 là tình trạng đáng báo động. Lúc này, bệnh hôi miệng đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh cũng như các hoạt động thường nhật. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng hôi miệng thêm trầm trọng? Làm sao để khắc phục vấn đề, chúng ta hãy cùng đi tìm đáp án qua những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Hôi miệng tầng 4: Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Tình trạng hôi miệng tầng 4

1.1 Hôi miệng tầng 4 là gì?

Hôi miệng tầng 4: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hôi miệng cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng

Khái niệm hôi miệng tầng 4 có lẽ chưa thực sự phổ biến. Hiểu đơn giản, bệnh hôi miệng được chia làm nhiều tầng tương ứng với những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tầng 4 là giai đoạn mà bệnh hôi miệng phát triển nặng nhất. Lúc này, người bệnh có thể nhận thấy thông qua những dấu hiệu từ hơi thở. Điển hình như mùi hơi thở có mùi hôi nồng nặc, khó chịu.

1.2 Hôi miệng tầng 4 có nghiêm trọng không?

Hiện tại, đa số mọi người vẫn chủ quan trước bệnh hôi miệng và cho rằng nó không gây nhiều trở ngại. Thế nhưng trên thực tế, số người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Và nếu lâu ngày không được chữa trị, tầng bệnh của hôi miệng sẽ tăng lên. Triệu chứng của bệnh ngày càng nặng và trầm trọng hơn. Dần dần, hôi miệng sẽ tiến triển, kéo theo những bệnh lý khác. Ví dụ như bệnh chảy máu chân răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

Ngoài ra, tình trạng hôi miệng cũng là sự báo động về việc khoang miệng đang là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng quá trình ăn uống của người bệnh. Khi thức ăn đi qua sẽ kéo theo vi khuẩn từ khoang miệng xuống, gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa.

2. Những lý do của bệnh hôi miệng

Tìm hiểu thêm: Mang thai ngoài tử cung có thể duy trì được không?

Hôi miệng tầng 4: Nguyên nhân và cách khắc phục

Hôi miệng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hôi miệng tầng 4 là sự phát triển từ tình trạng hôi miệng thông thường nhưng không được điều trị. Lý do chủ yếu là do người bệnh không nắm được nguyên nhân bệnh lý của mình. Sau đây là một vài lý do điển hình dẫn đến bệnh hôi miệng.

2.1 Không vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới hôi miệng. Khi khoang miệng không được đảm bảo làm sạch, những cặn thức ăn còn giắt lại ở kẽ răng chính là thứ đưa vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Và khi vi khuẩn đã trú ngụ trong miệng, chúng sẽ tiết ra các hợp chất với tên gọi là sulphur tạo ra mùi khó chịu.

2.2 Hút thuốc lá, thuốc lào

Theo nghiên cứu cho thấy, những đối tượng thường xuyên hút thuốc sẽ bị khô miệng, nước bọt tiết ra ít hơn. Điều này sẽ khiến khoang miệng mất đi sự làm sạch bằng nước bọt. Từ đó, những vi khuẩn bắt đầu phát triển, gây mùi hôi trong miệng. Bên cạnh đó, khi hút thuốc cũng đồng nghĩa ta đang gia tăng hàm lượng những chất dễ bay hơi trong phổi và miệng. khi ấy, tình trạng hôi miệng sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, hút thuốc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Điển hình như gia tăng mảng bám, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt vòm miệng,… Khi đó, những căn bệnh này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng.

2.3 Miệng bị khô, giảm tiết nước bọt

Chứng miệng khô hay còn có tên gọi khoa học là Xerostomia. Đây là tình trạng khoang miệng không được tiết đủ nước bọt. Nếu vấn đề này kéo dài sẽ khiến miệng mất đi sự làm sạch từ nước bọt. Những thức ăn còn bám lại sẽ dần phân hủy và tạo ra vi khuẩn.

Bên cạnh hút thuốc lá, thuốc lào, một số nguyên nhân dẫn tới khô miệng có thể kể đến như: rối loạn tuyến nước bọt, thở bằng miệng, viêm khoang miệng,…

2.4 Chế độ ăn không phù hợp

Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố khiến cho tình trạng hôi miệng nghiêm trọng hơn. Nhìn chung, ta sẽ thấy có 2 vấn đề chính trong chế độ ăn uống cần thay đổi.

Một là ăn kiêng quá đà dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng và chất béo, protein bị thừa. Khi ấy, mức năng lượng cơ thể thấp do không được cung cấp đủ carbohydrate. Do đó, cơ thể buộc phải sử dụng hết protein để tạo năng lượng, tạo nhiều xeton gây ra mùi khó chịu.

Hai là do chế độ ăn chứa quá nhiều những thức ăn gây hôi miệng. Những thức ăn chứa hàm lượng sulphur cao như hành, tỏi,… có khả năng xuyên qua lớp lót đường ruột và xâm nhập vào máu. Sau đó, những chất này sẽ giải phóng vào phổi và bốc hơi gây hôi miệng.

2.5 Các bệnh lý ảnh hưởng.

Hôi miệng tầng 4: Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Vì sao MC Tuấn Tú lựa chọn khám tầm soát ung thư

Hôi miệng có thể là do những vấn đề bệnh lý

Tình trạng hôi miệng trầm trọng cũng có thể là ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý. Đối với các loại bệnh này, ta có thể chia làm 2 nhóm chính là các bệnh lý xuất phát từ miệng và các bệnh lý không xuất phát từ miệng.

– Bệnh lý xuất phát từ miệng

Các bệnh lý xuất phát từ miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh implant và áp xe gây hôi miệng. Bên cạnh đó, các vết lở loét do những nguyên nhân ác tính, aphthous cũng sẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Những căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng tới cả những cơ quan khác.

– Bệnh lý không xuất phát từ miệng

Các bệnh về dạ dày, đường ruột tưởng chừng như không liên quan nhưng lại là tác nhân gây hôi miệng. Thậm chí hôi miệng còn chính là triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày.

Bệnh về gan, bệnh tiểu đường, bệnh về thận, … cũng dẫn tới sự phân hủy mỡ trong cơ thể. Và từ đó, bệnh hôi miệng cũng bắt đầu xuất hiện.

Một tình trạng khá hiếm gặp cũng góp mặt trong những nguyên nhân gây hôi miệng trầm trọng chính là hội chứng mùi cá ươn. Hội chứng này thường là do yếu tố di truyền. Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng mùi cá ươn là do sự rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Khi cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine có trong các thực phẩm như cá, mực,… sẽ khiến hóa chất tích tụ trong cơ thể.

3. Cách khắc phục tình trạng hôi miệng

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng hôi miệng. Thế nhưng quan trọng là chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân chính xác. Với mỗi nguyên nhân, chúng ta sẽ có những cách khắc phục riêng.

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, thao tác đúng cách.

– Cạo lưỡi thường xuyên.

– Lấy cao răng định kỳ.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh các loại thực phẩm gây hại.

– Sử dụng nước súc miệng, nhai kẹo cao su không đường.

Đặc biệt, với những trường hợp bị hôi miệng do bệnh lý, chúng ta cần tới gặp bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị và chăm sóc thích hợp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *