Nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu có nguy hiểm hay không?

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu thường có mức độ nghiêm trọng hơn so rất nhiều so với những người bình thường. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, cũng như sự phát triển của thai nhi. Để rõ hơn về hiện tượng này cũng như cách điều trị hiệu quả nhất, hãy tham khảo bài viết bên dưới đây của chúng tôi nhé!

Bạn đang đọc: Nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu có nguy hiểm hay không?

1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu

HP là tên viết tắt của một loại vi khuẩn dạng xoắn có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là vi khuẩn sống ký sinh ở bên dưới niêm mạc dạ dày. Trên thực tế, vi khuẩn HP chưa hẳn đã gây hại cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, nếu môi trường bên trong dạ dày lý tưởng và thuận lợi sẽ vi khuẩn này sẽ gây ra những vấn đề như trào ngược thực quản dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Đối với mẹ bầu, các chuyên gia cho rằng, việc phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có liên quan mật thiết tới những dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Trong đó chủ yếu tập trung vào những biểu hiện như giảm tiểu cầu, thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, tiền sản giật, gây dị tật cho thai nhi,… Ngoài ra, khi bị nhiễm vi khuẩn này, mẹ bầu sẽ xuất hiện những dấu hiệu như khó tiêu, nôn mửa, đau nhức thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản,…

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu có nguy hiểm hay không?

Có rất nhiều mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn HP mang bầu

Theo các bác sĩ, vi khuẩn Helicobacter Pylori xâm nhập vào bên trong cơ thể mẹ bầu sẽ sinh sôi, nảy nở và lây lan cực kỳ nhanh chóng. Những con đường lây nhiễm chủ yếu là qua miệng, phân, dạ dày.

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori là:

– Không có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

– Tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguồn nước hoặc những bề mặt bị ô nhiễm.

– Ăn uống chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với những người bị nhiễm khuẩn HP.

– Lây nhiễm chéo giữa người thân và bạn bè.

– Sinh sống ở những nơi có mật độ dân cư cao sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP trong không khí.

Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh nguyệt

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu có nguy hiểm hay không?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn HP

3. Nhiễm khuẩn HP khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Việc nhiễm vi khuẩn HP có thể không phải là vấn đề lớn với nhiều người. Tuy nhiên, với mẹ bầu, đây lại là điều cực kỳ lo ngại. Khi bị nhiễm khuẩn HP, mẹ bầu có nguy cơ mắc phải những căn bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn bị chậm lại, bỏ bữa, chán ăn,..

Nếu hiện tượng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Bên cạnh đó, thai nhi cũng chậm phát triển, thậm chí có thể gây sảy thai.

Ngoài ra, việc mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cũng khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu, căng thẳng,… Điều này khiến cho những ngày tháng mang thai trở nên tồi tệ hơn.

Mặc dù khuẩn HP trong dạ dày khi mang thai không lây nhiễm cho trẻ lúc chào đời. Tuy nhiên, thói quen gần gũi và chăm sóc trẻ của mẹ không đúng cách sẽ khiến nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn rất cao.

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang bầu có nguy hiểm hay không?

>>>>>Xem thêm: Lý do nên xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sớm

Nhiễm khuẩn HP khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu

4. Cách điều trị hiệu quả tình trạng nhiễm vi khuẩn HP ở mẹ bầu

Khi có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn HP khi mang thai, các mẹ cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, các bác sĩ sẽ không kê thuốc Tây để điều trị nếu tình trạng nhiễm khuẩn HP cho mẹ bầu ở mức độ nhẹ.

Thay vào đó, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ áp dụng một số điều sau để làm giảm những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày:

– Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, tập thể dục với những động tác nhẹ nhàng.

– Không được để bụng đói và cũng không nên ăn quá no. Quan trọng nhất là mẹ bầu phải ăn uống đúng giờ.

– Khi mang thai, các mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cảm thấy khó chịu, bị ợ chua, trào ngược dạ dày.

– Thai phụ nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích, đồ uống có cồn,… Tốt nhất, mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và làm giảm khả năng tiết dịch vị của dạ dày như trứng, cá, sữa, bắp cải, thức ăn chứa nhiều tinh bột. Đồ ăn cần phải được hấp, ninh và nấu chín kỹ. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn những loại thức ăn cứng và khó tiêu hóa.

– Nên đi ngủ đúng giờ và sớm để dạ dày được nghỉ ngơi, tránh cảm thấy khó chịu.

– Bổ sung nhiều rau xanh, nước lọc để trung hòa dịch vị và giảm đau dạ dày.

– Nên tập các động tác thể dục và vận động nhẹ nhàng để giúp tinh thần luôn khỏe khoắn.

– Đi khám thai định kỳ theo chỉ định để bác sĩ theo dõi sát sao mức độ và tình trạng bệnh của mẹ bầu. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị tình trạng nhiễm khuẩn HP tốt nhất cho các mẹ.

Trong trường hợp khuẩn HP khiến phụ nữ mang thai bị viêm loét dạ dày hoặc mắc phải những căn bệnh khác, việc điều trị bằng thuốc là điều cần thiết. Tốt nhất, thai phụ nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải đi khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh để có phương hướng xử trí kịp thời.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai. Để biết chính xác bệnh lý mình đang mắc phải, thai phụ cần đến Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được bác sĩ đầu ngành trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *