Thai ngoài tử cung xảy ra khi một phôi thai phát triển bên ngoài tử cung (dạ con). Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, thai ngoài tử cung có thể bị sẩy hoặc vỡ khối thai gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tính mạng do mất máu quá nhiều. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về thai ngoài tử cung là rất cần thiết đối với chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
Bạn đang đọc: Những thắc mắc thường gặp về có thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung thường được phát hiện trong thời điểm nào?
Thai ngoài tử cung có thể được tìm thấy trong bất cứ giai đoạn nào từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp có thai ngoài tử cung được phát hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Và các triệu chứng bắt đầu xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi chị em bị chậm kinh.
Ai dễ có thai ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung có thể xảy ra với bất cứ người phụ nữ nào. Tuy nhiên những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn:
- Từng mắc bệnh viêm vùng chậu do nhiễm Chlamydia, làm tổn thương và tạo sẹo ở các ống dẫn trứng.
- Từng phẫu thuật ở vùng bụng, bao gồm phẫu thuật cắt ruột thừa hay sinh mổ.
- Đang mang thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm.
- Có thai trong trong khi đang đặt vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai.
- Đã từng có thai ngoài tử cung trước đó.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm hút thuốc và trong độ tuổi từ 40 trở lên.
Triệu chứng của có thai ngoài tử cung là gì?
Một trong những dấu hiệu thường gặp của thai ngoài tử cung là đau từ nhẹ đến nghiêm trọng ở bụng hoặc khung xương chậu.
Phát hiện sớm có thai ngoài tử cung không dễ. Vì các triệu chứng có thể tương tự như tình trạng trong những ngày “đèn đỏ” hoặc bị sẩy thai như chuột rút và chảy máu nhẹ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột hoặc người bệnh không gặp phải bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.
Lưu ý một số triệu chứng sau đây sẽ giúp xác định có thai ngoài tử cung:
- Chảy máu âm đạo bất thường hoặc khác so với kỳ kinh nguyệt, máu ra nhiều hoặc ít hơn bình thường, sẫm màu hơn hoặc loãng hơn.
- Đau từ nhẹ đến nghiêm trọng ở bụng hoặc khung xương chậu. Cơn đau có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột và có thể chỉ đau ở một bên. Những người nghi ngờ có thai và gặp phải triệu chứng này nên đi khám để kiểm tra.
Nếu thai ngoài tử cung không được chẩn đoán sớm, ống dẫn trứng có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của phôi thai dẫn tới vỡ. Điều này thường gây chảy máu trong ổ bụng kéo theo các triệu chứng như:
- Choáng váng, chóng mặt hoặc bị ngất
- Tiêu chảy hoặc đau khi đại tiện
- Sốc do chảy máu trong nghiêm trọng
- Đau ở đầu vai nếu tình trạng chảy máu bên trong kích thích các cơ quan nội tạng khác, chẳng hạn như cơ hoành. Cơn đau sẽ trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh nằm xuống và không thuyên giảm kể cả sử dụng thuốc giảm đau.
Nên làm gì khi có thai ngoài tử cung?
Đi khám ngay lập tức khi có những dấu hiệu nghi ngờ có thai ngoài tử cung. Để chẩn đoán, bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm tử cung… Nhìn chung thai nhi ngoài tử cung thường khó sống sót vì không có đủ máu và các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó thai ngoài tử cung thường được loại bỏ bằng cách dùng thuốc làm dừng sự phát triển của bào thai hoặc phẫu thuật.
Có thai ngoài tử cung ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản?
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân răng sâu bị hôi & Cách khắc phục hiệu quả
Việc có thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng còn lại nếu đã phẫu thuật cắt bỏ.
Việc có thai ngoài tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của ống dẫn trứng hoặc ống dẫn trứng còn lại nếu đã phẫu thuật cắt bỏ.
Các nguyên nhân gây có thai ngoài tử cung khác, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu trước đó, cũng có thể tác động đến khả năng sinh sản của người bệnh.
Nếu ống dẫn trứng vẫn bình thường, khỏe mạnh, người phụ nữ vẫn có cơ hội thụ thai một lần nữa bởi vì cơ thể có rụng trứng. Theo thống kê khoảng 6/10 phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung có thể thụ thai một lần nữa và có một thai kỳ thành công.
Trường hợp người bệnh không thể thụ thai tự nhiên, có thể lựa chọn thụ tinh ngoài ống nghiệm.
Nguy cơ thai ngoài tử cung có tiếp diễn không?
Phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung có khoảng 1/10 nguy cơ tiếp tục gặp phải tình trạng này ở tương lai. Nguy cơ có thai ngoài tử cung có tiếp diễn hay không còn tùy thuộc vào loại phẫu thuật và liệu có bất kỳ thương tổn nào vẫn còn tồn tại ở ống dẫn trứng hay không.
Để ngăn chặn nguy cơ tái diễn, người bệnh cần thăm khám định kỳ sau xử trí thai ngoài tử cung. Nếu có thai một lần nữa, gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra xem bào thai có đang phát triển ở đúng vị trí hay không.
Nên chờ đợi khoảng bao lâu trước khi cố gắng thụ thai tiếp?
>>>>>Xem thêm: Giải đáp hết thắc mắc về phẫu thuật cắt bao quy đầu
Những người đã từng có thai ngoài tử cung nên dành thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi cả về thể chất và tinh thần trước khi bắt đầu thử thụ thai.
Tác động của thai ngoài tử cung có thể gây nhiều khó khăn cho người bệnh. Nếu có thể, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi cả về thể chất và tinh thần trước khi bắt đầu thử thụ thai.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm hợp lý để có thể bắt đầu thụ thai. Nếu đã từng phẫu thuật nội soi, nên đợi cho tới khi có ít nhất 2 chu kỳ kinh nguyệt đầy đủ. Còn những người đã mở hở, tốt nhất nên chờ đợi khoảng 6 tháng cho tới khi các vết sẹo mổ đã hoàn toàn lành lặn.
Nếu tiêm thuốc methotrexate, cần chờ ít nhất 3 tháng trước khi cố gắng có em bé để đảm bảo rằng không còn thuốc trong cơ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.