Táo bón khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu. Cùng tham khảo những cách phòng ngừa táo bón khi mang thai dưới đây…
Thai phụ rất dễ bị táo bón ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do 3 tháng đầu, thai phụ bị ốm nghén, nôn ói nhiều khiến cơ thể bị mất nước. 3 tháng cuối, thai nhi phát triển gây chèn ép lên ruột dễ làm xuất hiện tình trạng táo bón.
Bài viết dưới đây là những cách phòng ngừa táo bón khi mang thai:
Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa táo bón khi mang thai
Cách phòng ngừa táo bón khi mang thai như thế nào là vấn đề được rất nhiều thai phụ quan tâm tìm hiểu.
Không tự ý bổ sung canxi
Bổ sung canxi trong thời kỳ mang thai là việc làm quan trọng, cần thiết. Tuy nhiên, thai phụ cần bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ. Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón. Do đó, nếu bạn đang sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép.
Giảm liều lượng sắt
Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho thai phụ. Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định.
Tìm hiểu thêm: Ung thư cổ tử cung: mối đe dọa đối với mọi phụ nữ
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung canxi và sắt trong thai kỳ.
Ăn thực đơn nhiều chất xơ, giàu vitamin
Thai phụ hãy tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, dễ dàng thải các chất cặn bã ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong cam, chanh và cây họ đậu… Tốt nhất, bạn nên ăn khoảng 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày.
Thực phẩm giàu vitamin: Các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt, nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang…
Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thức ăn làm từ ngô rất dễ làm cho bạn bị táo bón.
Nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để thải ra bên ngoài vào sáng hôm sau.
Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cocacola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất xơ. Thai phụ nên tiêu thụ khoảng 10 cốc nước lọc mỗi ngày.
Tập thể dục đều đặn
Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy “táo” nhiều hơn. Thai phụ nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc nhấc (mang, vác) những đồ vật nặng.
Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe toàn thân.
Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai. Đi bộ cũng có tác dụng phòng chống táo bón tốt.
Món ăn phòng chống táo bón
Khoai lang là món ăn có tác dụng nhuận tràng, rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh táo bón. Khoai lang có chứa rất ít chất béo và không có cholesterol nên rất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Đu đủ chín có khả năng hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp ngăn ngừa táo bón. Đu đủ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.
>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ kiêng gì? Mẹ bầu nên nhớ để tránh ngay
Thai phụ nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ.
Táo là loại trái cây không thể bỏ qua ở bà mẹ mang thai, do có táo có chứa rất nhiều các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol và phòng ngừa táo bón rất hiệu quả.
Bí đỏ là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin A, E, C và B6, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở bà bầu. Bên cạnh đó, bí đỏ còn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Chuối cũng là loại thực phẩm rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón cho bà bầu rất hiệu quả. Mỗi ngày ăn 2 quả chuối (lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín) có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.
Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng. Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón khá hiệu quả
Rong biển là thực phẩm giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy quá trình bài tiết hữu hiệu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.