Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới, đặc biệt xảy ra tần suất cao đối với các trường hợp mang thai. Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh… Vậy làm thế nào để phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai.
Bạn đang đọc: Phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai
1. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu khi mang thai
Theo các chuyên gia y tế, ở phụ nữ, niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.
Ngoài ra, do đang mang thai nên có sự thay đổi cấu trúc của xương chậu, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu có thể gây đẻ non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh
Phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai
Khi bị viêm đường tiết niệu khi mang thai, chị em thường có cảm giác nóng rát khi tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu buốt, đái khó, đôi khi ra máu (lượng nước tiểu ít và bắt sản phụ phải rặn tiểu trong mỗi lần tiểu tiện). Bệnh nhân sẽ có hiện tượng sốt, đau ở lưng, hông, dưới sườn và nôn ói khi có biểu hiện nhiễm khuẩn.
Nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai kịp thời, thai phụ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì thế cần hỗ trợ điều trị ngay khi mới có dấu hiệu viêm đường tiết niệu.
3. Đề phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai
Để phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai, chị em cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm bệnh. Cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không nên cố nhịn tiểu khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, sau khi đi đại tiện. Khi vệ sinh vùng âm hộ-hậu môn thì nên vệ sinh từ trước ra sau.
Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật lấy sỏi qua da trong điều trị sỏi thận – tiết niệu
Để phòng viêm đường tiết niệu khi mang thai, chị em cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tăng cường dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày
Ngoài ra, bà bầu nên uống đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.
Đa dạng các nhóm thực phẩm nhằm tăng cường vitamin, chất xơ, khoáng chất chống táo bón khi mang thai và tăng cường sức đề kháng chống lại các nguyên nhân gây bệnh.
Trong trường hợp đã mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai, chị em cần hỗ trợ điều trị tại nhà dưới sự theo dõi, hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không có hại cho thai nhi. Sau đợt hỗ trợ điều trị, cần phải kiểm tra lại nước tiểu.
Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được hỗ trợ điều trị tích cực trực tiếp tại bệnh viện. Cần có sự theo dõi và chăm sóc trực tiếp của các bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, sản phụ sẽ được tiến hành khám đầy đủ, làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem có bị ảnh hưởng tới thai nhi hay không…
>>>>>Xem thêm: Những ưu điểm của máy tán sỏi thận ngoài cơ thể
Cần đi khám và hỗ trợ điều trị ngay khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu để không ảnh hưởng tới thai nhi (ảnh minh họa)
Chị em cần tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Bên cạnh đó, cần có sự chăm sóc về sản khoa như kiểm tra thai, theo dõi tim thai… Nếu có nguy cơ sảy thai thì sử dụng thuốc chống co bóp tử cung (theo chỉ định của bác sĩ)…
*Những thông tin về việc điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai trong bài chỉ mang tính chất tham khảo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.