Thai nghén có thể lưu lại những kỷ niệm lâu dài trên cơ thể, một số trong đó là rõ ràng hơn những thứ khác. Dưới đây là những thay đổi phổ biến nhất.
Bạn đang đọc: 9 thay đổi vĩnh viễn ở cơ thể do thai nghén
1. Hông rộng hơn
Một số phụ nữ nói rằng họ có cảm giác vùng hông rộng hơn, nhưng thực ra là cấu trúc xương chậu của họ thay đổi.
Trong thời gian mang thai và khi sinh em bé qua đường âm đạo, cấu trúc xương sẽ có chút thay đổi. Kết quả là, bạn có thể nhận ra chiếc quần jeans của mình vừa vặn một cách khác thường.
Một số người không nhận thấy sự thay đổi nhưng một số khác thì có.
Mang thai có thể để lại nhiều di chứng trên cơ thể.
2. Bàn chân to ra
Khi mang thai, bàn chân của bạn thường bị sưng lên, nhưng ở một số người bàn chân có thể thực sự to hơn ngay cả sau khi sinh. Bạn có thể nhận thấy rằng đôi giày của mình vừa chân một cách khác biệt sau khi mang thai.
Điều này thường hết trong vòng sáu tháng đến một năm sau khi sinh, nhưng một số người có đôi chân lớn hơn bình thường vĩnh viễn.
3. Ngực nhỏ hơn hoặc lớn hơn
Ngực của bạn có thể thực sự “xẹp xuống” ” sau khi sinh, bất kể có cho con bú hay không.
Về cơ bản, ngực sẽ to lên khi mang thai do tăng cân và đón trước việc cho con bú, vì vậy nó có thể thay đổi hình dạng khi không còn sữa. Mất mỡ dưới da khiến mô vú chảy xệ ở một số người. Nhưng bạn cũng có thể có bộ ngực lớn hơn sau khi sinh. Hiện chưa biết lý do tại sao lại như vậy.
Khoảng một phần ba số phụ nữ sau khi sinh sẽ có bộ ngực nhỏ hơn, một phần ba có bộ ngực lớn hơn, và phần còn lại bộ ngực về cơ bản sẽ trở về kích thước ban đầu.
4. Quầng vú, âm hộ, và thậm chí cả các nốt ruồi sẫm màu hơn
Kích thước ngực không phải là thứ thay đổi.
Màu sắc thông thường của quầng vú và núm vú có thể trở nên sẫm hơn trong khi mang thai, và sau đó giữ nguyên như vậy sau khi bạn có em bé.
Điều này cũng có thể xảy ra đối với môi âm hộ và thậm chí một số nốt ruồi trên cơ thể.
Nguyên nhân là do lượng estrogen cao trong thời kỳ mang thai.
Tìm hiểu thêm: Quan hệ một lần có thai không?
>>>>>Xem thêm: Có nên xét nghiệm máu khi mang thai hay không?
Ảnh minh họa.
5. Tiểu không tự chủ
Sau khi sinh, bạn vẫn có thể gặp khó khăn khi kiểm soát việc đi tiểu. Trong khi phần lớn phụ nữ cuối cùng sẽ kiểm soát tốt bàng quang vào khoảng một năm sau khi sinh, thì những người sinh con to và sinh đường dưới có thể gặp phải vấn đề này lâu dài.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì nên đi khám bác sĩ để tìm hướng giải quyết.
6. Nám da
Còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ,” tình trạng này gây ra những đốm nâu trên mặt, xảy ra ở đa số phụ nữ mang thai. Nam da điển hình trên mặt thường giảm trong vòng một năm, nhưng một số có thể không bao giờ hết hoàn toàn.
7. Tóc thưa
Tóc và móng có xu hướng mọc tốt trong khi mang thai, nhưng giảm hoóc môn sau khi sinh có thể khiến bạn bị rụng tóc. Hậu quả là tóc có thể thưa và thiếu sức sống. Tuy nhiên, điều này thường phục hồi sau khoảng một năm.
8. Vết rạn da
Trong khi các vết rạn thường mờ dần trong khoảng vài tháng đến một hoặc hai năm sau khi sinh, song chúng không bao giờ biến mất. Tăng cân nhiều có vẻ khiến phụ nữ dễ bị rạn da, nhưng mang thai là một sự thay đổi lớn đến mức có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai cho dù họ tăng bao nhiêu cân (và cần nói rằng điều này là bình thường).
9. Chịu stress tốt hơn, nhờ những thay đổi vĩnh viễn trong não
Sự thay đổi này hay bị bỏ qua nhất. Những thay đổi ở mạng lưới tế bào thần kinh trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến cách não bộ chuyển sang chế độ “người mẹ bảo vệ”. Kết quả của điều này là sự tập trung vào việc dạy bảo, nuôi dưỡng, bảo vệ, và giảm đáng kể cảm giác gợi cảm, hành vi khêu gợi, và tìm kiếm “sự thân mật vui vẻ”. May mắn là mặc dù có thể mất một thời gian, song cuộc sống tình dục sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Theo các chuyên gia, những thay đổi này không xảy ra với tất cả mọi người – và không chắc bạn có gặp tất cả hay không. Nhưng nếu bạn nhận thấy rằng đôi giày của mình vừa chân một cách kỳ lạ sau khi có một em bé hoặc bị són một chút nước tiểu khi ho, thì hãy yên tâm rằng bạn không phải là người duy nhất.
Theo Dân trí
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.