Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả người mẹ và thai nhi.

Bạn đang đọc: Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Vì sao chị em dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai?

Đường niệu của người mang thai có những đặc điểm không bình thường do khối lượng tử cung lớn chèn ép vào bàng quang và niệu quản gây giãn niệu quản, ứ đọng nước tiểu hoặc giãn đài bể thận do sự trào ngược nước tiểu. Nước tiểu ứ đọng gây giảm độ đặc, có hiện tượng chuyển ngược dòng bàng quang – niệu quản, lượng đường trong nước tiểu tăng, progestin và estrogen niệu tăng…

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu do vi khuẩn gây ra

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai xảy ra khi các vi sinh vật  ở ống tiêu hóa bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sản. Hầu hết là do vi khuẩn E.coli từ vùng hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo vốn rất ngắn của phụ nữ, nhiễm khuẩn khu trú ở đấy gọi là nhiễm khuẩn niệu đạo. Từ đây, vi khuẩn di chuyển đến bàng quang, lan đến bể thận qua đường niệu quản gây viêm thận – bể thận.

Một số thể nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ có thai

Thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng

Vi khuẩn mới khu trú ở niệu đạo nên thường không gây triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể cảm nhận được. Có khoảng gần 10% phụ nữ mang thai gặp trường hợp này.
Vì thế, ngay từ lần khám thai đầu tiên phải bắt buộc cấy nước tiểu và sau đó từ tuần thứ 12 – 16 của thai kỳ phải xét nghiệm lặp lại để tìm vi khuẩn. Nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang cấp (30%) hay viêm đài – bể thận cấp (50%). Ngoài ra, cũng có thể đưa đến tình trạng thai chậm phát triển, trẻ sinh ra thiếu cân, sinh non.

Thể viêm bàng quang

Biểu hiện: tiểu buốt, tiểu dắt, có khi tiểu ra máu mủ cuối bãi, có cảm giác nóng bỏng, rát khi tiểu, không sốt, người mệt mỏi khó chịu.  Nếu không được xử trí kịp thời thì viêm bàng quang có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp.

Tìm hiểu thêm: Đau vùng thượng vị dai dẳng cẩn thận dấu hiệu ung thư dạ dày

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà chị em có biểu hiện khác nhau, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe

Thể viêm thận – bể thận cấp

Đây là thể nặng nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh thường khởi phát đột ngột với hội chứng nhiễm khuẩn rầm rộ, sốt cao 39 độ C – 40 độ C, mạch nhanh, rét run, thể trạng suy sụp nhanh, hốc hác, mệt mỏi li bì, đau vùng thắt lưng bên phải là triệu chứng hay gặp, có khi đau âm ỉ, cũng có lúc đau dữ dội từng cơn, đau xuyên xuống hố chậu phải và bộ phận sinh dục.
Nếu không xử trí kịp thời thì viêm thận – bể thận cấp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị choáng, sốc nhiễm khuẩn gây suy tuần hoàn, suy hô hấp cấp, suy thận cấp…. Thai nhi dễ bị suy thai, đẻ non…
Bệnh cảnh này thường gặp trên người có tiền sử viêm thận – bể thận do sỏi, có viêm bàng quang do sỏi, hoặc dị dạng đường tiết niệu từ trước khi mang thai mà không biết nay mới có điều kiện bộc lộ ra ngoài.

Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

Tùy vào từng thể bệnh, mức độ cụ thể mà có phương pháp hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu phù hợp.

Nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai

>>>>>Xem thêm: Chụp PET/ CT bao nhiêu tiền?

Phụ nữ mang thai cần tìm đến bác sĩ để hỗ trợ điều trị kịp thời nếu phát hiện dấu hiệu bất thường (ảnh minh họa)

Đối với thể nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng và thể viêm bàng quang cấp, sản phụ có thể hỗ trợ điều trị ngoại trú dưới sự theo dõi hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Dùng kháng sinh loại không có hại cho thai. Khi tìm thấy vi khuẩn, phải hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh cho đến lúc hết nhiễm khuẩn.
Đối với thể viêm thận – bể thận cấp, sản phụ cần được cần hỗ trợ điều trị tích cực tại bệnh viện. Tại đây, sản phụ sẽ được thăm khám đầy đủ cả về tiết niệu và sản khoa, tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn và chức năng thận, làm siêu âm kiểm tra hệ tiết niệu, siêu âm kiểm tra xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không… Muốn hỗ trợ điều trị có kết quả tốt bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu thì người bệnh nên sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
Việc hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu khi mang thai như thế nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. Để an toàn cho mẹ và thai nhi, chị em nên tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Tái khám định kỳ nhằm nắm được tình trạng sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *