Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai điều các mẹ nên biết

Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, đang mang thai tháng thứ 4. Do cơ địa em rất dễ tăng cân nên em sợ sẽ không kiểm soát được cân nặng trong thai kỳ. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em cách kiểm soát cân nặng khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Thương Nguyễn – Hà Nội)
Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai điều các mẹ nên biếtTrả lời:
Chào bạn Thương! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi cách kiểm soát cân nặng khi mang thai của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Bạn đang đọc: Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai điều các mẹ nên biết

Tìm hiểu thêm: Những vấn đề cần lưu ý khi điều trị tủy răng

Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai điều các mẹ nên biết

Mẹ bầu nên có kế hoạch kiểm soát cân nặng khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai điều các mẹ bầu cần quan tâm

 

Bạn Thương thân mến! Sức khỏe và cân nặng của trẻ khi sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng cân của người mẹ trong thai kỳ. Những mẹ bầu không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Ngược lại, những thai phụ tăng cân quá nhiều khi mang thai sẽ phải đối mặt với việc sinh nở khó, có nguy cơ sinh mổ, nguy cơ nhiễm độc thai nghén cao, trẻ sinh ra nặng cân quá có nguy cơ bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, bệnh tim mạch… Chính vì thế, chúng tôi luôn khuyến cáo các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng khoa học để kiểm soát cân nặng khi mang thai ở ngưỡng tốt nhất.
Đối với thai phụ, sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể như sau: Trẻ: 3.300g; bánh rau: 700g; nước ối: 900g; tuyến vú: 500g; trọng lượng tử cung: 900g; thể tích máu: 1.300g; mỡ cơ thể: 2.300g; mô và dịch cơ thể: 1.800g – 3.200g. Cụ thể:

 

-Trong 3 tháng đầu thai kỳ, do bị nghén, có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng từ 1-2kg.

-Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai: mức độ tăng cân duy trì 0,4kg/tuần. Đối với phụ nữ có cân nặng thấp: mức độ tăng cân duy trì 0,5kg/tuần. Đối với phụ nữ thừa cân: mức độ tăng cân duy trì 0,3kg/tuần.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng 4-5kg; 3 tháng cuối tăng 5-6kg. Thai phụ cân nặng trung bình trước khi mang thai nên tăng khoảng 12 – 15kg. Thai phụ ít cân trước khi mang thai nên tăng 13-18kg. Trường hợp thai phụ thừa cân trước khi mang thai nên tăng khoảng 8-12kg. Nếu thai phụ mang song thai thì nên tăng 18-21kg.

Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai điều các mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Trồng răng hàm có đau không và cách thực hiện

Thai phụ cân nặng trung bình trước khi mang thai nên tăng khoảng 12 – 15kg. Thai phụ ít cân trước khi mang thai nên tăng 13-18kg. Trường hợp thai phụ thừa cân trước khi mang thai nên tăng khoảng 8-12kg. Nếu thai phụ mang song thai thì nên tăng 18-21kg.

Cách kiểm soát cân nặng khi mang thai

Ðể kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung. Trong quá trình khám thai, bạn sẽ được kiểm tra các chỉ số sức khỏe đồng thời theo dõi diễn biến cân nặng, diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám, siêu âm và các xét nghiệm thường quy.

Ðể tăng cân hợp lý khi mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi, bạn cần rèn luyện thể lực đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga giúp cho việc sinh con sau này cũng như việc duy trì cân nặng trở nên dễ dàng hơn. Trường hợp tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về cách kiểm soát cân nặng khi mang thai, bạn Thương vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *