Sụp mí mắt là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Sụp mí là hiện tượng thường gặp với tình trạng mí mắt trên nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường. Sụp mí ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt và tầm nhìn của mọi người nên cần được phát hiện sớm và khắc phục đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu sụp mí mắt là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào qua bài viết sau đây!

Bạn đang đọc: Sụp mí mắt là bệnh gì, có nguy hiểm không?

1. Sụp mí mắt là bệnh gì?

Sụp mí mắt là tình trạng thường gặp ở nhiều người với biểu hiện đặc trưng là phần da của mí mắt trên bị chùng xuống, rũ xuống phần nhãn cầu. Rìa của mí mắt có thể thấp hơn so với bình thường (mụn thịt) hoặc có da thừa nhiều ở mí mắt trên (bệnh da liễu).

Nếu các nếp da của mí mắt trên rủ xuống quá so với bờ mi thì có thể khiến tầm nhìn bị suy giảm. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà sụp mí có thể gây cản trở tới tầm nhìn của đồng tử. Trong một số trường hợp, sụp mí có thể tự khỏi sau một thời gian. Một số trường hợp thì cần phải điều trị để không làm ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới thị lực.

Sụp mí mắt là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Sụp mí mắt là bệnh gì theo các bác sĩ nhãn khoa thì đây là tình trạng mí mắt trên bị chùng xuống gây cản trở thị lực

2. Nguyên nhân gây bệnh

Ở trạng thái bình thường, mi mắt trên sẽ che qua vùng rìa của giác mạc phía trên khoảng 2mm – ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen mắt. Nếu mi mắt che quá giới hạn kể trên thì mắc phải tình trạng sụp mi. Nguyên nhân dẫn tới sụp mí mắt theo các chuyên gia là do bẩm sinh hoặc do một số vấn đề về sức khỏe. Cụ thể:

– Bẩm sinh: Chiếm tới gần 70% các trường hợp bị sụp mí, bao gồm sụp mí bẩm sinh đơn thuần, sụp mí bẩm sinh phối hợp.

– Lão hóa: Những người cao tuổi thường gặp phải tình trạng sụp mí do cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, cơ mí mắt không còn đàn hồi như lúc còn trẻ.

– Mắc phải: Ảnh hưởng của tình trạng liệt dây thần kinh số 3 do hội chứng khe giơi, hội chứng đỉnh hố mắt, xoang hang hay sụp mí do nước cơ, cân cơ, chấn thương vùng mắt…

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng sụp mí có thể diễn ra ở một hoặc cả hai mắt.

3. Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sụp mí theo các chuyên gia về nhãn khoa cụ thể như sau:

– Mí sụp, chảy xệ hoặc chùng xuống ở một hoặc hai bên.

– Tầm nhìn bị ảnh hưởng, nhìn không rõ do mí mắt che khuất đồng tử.

– Phải ngửa đầu ra sau thì mới nhìn thấy được mi mắt phía dưới.

– Mắt thường xuyên mỏi, đau nhức quanh mắt.

– Tăng tiết nước mắt như trong mắt lại có cảm giác khô.

– Khuôn mặt thiếu thẩm mỹ, không có sức sống, cảm giác mệt mỏi…

Mọi người có thể gặp phải một, mốt số hoặc toàn bộ các triệu chứng kể trên. Nếu phát hiện tình trạng sụp mí, mọi người nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách khắc phục sớm, giúp giảm thiểu nguy cơ gây cản trợ thị lực của mắt.

Sụp mí mắt là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Mí sụp, chảy xệ hoặc chùng xuống ở một hoặc hai bên là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của những người bị sụp mí

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1. Chẩn đoán

Khi nhận thấy có các dấu hiệu sụp mí đã kể trên, mọi người nên đi khám sớm để được xử trí đúng cách. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra để xác định tình trạng sụp mí của từng người. Tại các cơ sở y tế hiện nay, các kỹ thuật cần được thực hiện bao gồm:

– Khám lâm sàng với bác sĩ để kiểm tra thị lực trực quan và cung cấp thông tin tiền sử mắc các bệnh lý về mắt.

– Cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh bằng việc kiểm tra đèn khe xét nghiệm Tensilon để xác định nhược cơ…

4.2. Điều trị

Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây sụp mí mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp.

– Sụp mí do lão hóa, không mắc bệnh lý thì không cần điều trị, khắc phục bằng việc tập các bài thể dục cho mắt và massage nhẹ nhàng vùng mắt để cải thiện tình trạng.

– Sụp mí cản trở tầm nhìn cần điều trị y khoa hoặc sử dụng kính để giữ mắt. Phương pháp này có hiệu quả trong trường hợp sụp mí tạm thời.

– Phẫu thuật nâng mí để thắt chặt cơ mi mắt trên, nâng và cải thiện cơ mí bị trùng.

– Ngoài ra, một số trường hợp sụp mí do bệnh lý thì cần điều trị bệnh lý để tránh ảnh hưởng tới cơ của mí mắt.

Hiện nay, có đa dạng phương pháp cải thiện sụp mí nhưng người bệnh cần thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu thêm: Làm gì khi bị đau mắt đỏ?

Sụp mí mắt là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Điều trị sụp mí có nhiều phương pháp, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn

5. Chăm sóc mắt tránh sụp mí

Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà sụp mí còn cản trở tầm nhìn và tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe thị lực. Do vậy, mọi người cần xây dựng một chế độ chăm sóc mắt khoa học để ngăn ngừa nguy cơ sụp mí.

– Quy tắc 20-20-20, sử dụng máy tính trong vòng 20 phút thì có 20 giây để mắt nghỉ, nhìn xa 7m. Để trung tâm màn hình máy tính thấp hơn tầm mắt, ngồi đúng tư thế khi làm việc.

– Đeo kính râm, kính bảo vệ mắt khi ra ngoài đường để chống khói bụi và tác hại của tia UV.

– Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc các dung dịch nhỏ mắt, dưỡng mắt theo khuyến cáo của các bác sĩ nhãn khoa.

– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho mắt như vitamin A, C, E… qua các thực phẩm lành mạnh, tươi xanh.

– Massage nhẹ vùng mắt va tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe thị lực.

– Từ bỏ thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe mắt và cơ thể.

– Khám thị lực thường xuyên hơn, ít nhất là 1-2 lần/năm để kiểm soát và tầm soát sớm các bệnh lý về mắt.

Sụp mí mắt là bệnh gì, có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Nâng cơ mí mắt: Giải pháp hiệu quả cho mắt sụp mí

Đeo kính râm, kính bảo vệ mắt khi ra ngoài đường để chống khói bụi và tác hại của tia UV

Nhìn chung, mặc dù sụp mí không phải là bệnh lý nhãn khoa quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất tiện nên mọi người cần thăm khám và xử trí đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp cho bạn băn khoăn sụp mí mắt là bệnh gì. Bạn có nhu cầu khám và điều trị các vấn đề hoặc bệnh lý nhãn khoa hãy tới các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ chuyên môn cao để được chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *