Hiểu về u nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng ,cách điều trị

U nang gan là một bệnh hiếm gặp nên nhiều người không biết đây là bệnh gì, có nguy hiểm hay không. Cùng tìm hiểu về u nang gan qua một số thông tin cơ bản ở bài viết sau.

Bạn đang đọc: Hiểu về u nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng ,cách điều trị

Hiểu về u nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng ,cách điều trị

U nang gan là những túi bất thường chứa đầy chất lỏng trong gan.

Gan đóng vai trò như thế nào trong cơ thể?

Gan là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể, nằm dưới khung xương sườn bên phải. Gan người trưởng thành thường nặng 1,4 – 1,6 kg, mềm, có màu đỏ sẫm. Cơ quan này có nhiệm vụ làm sạch máu. Ngoài việc thải độc tố, gan còn thực hiện khoảng 500 công việc khác, trong đó có sản xuất mật – một chất dịch giúp tiêu hóa thức ăn. Nó cũng làm nhiệm vụ hấp thụ những gì bạn ăn uống và chuyển hóa chúng thành năng lượng, dinh dưỡng.

U nang gan là gì?

U nang gan là những túi bất thường chứa đầy chất lỏng trong gan.

Nguyên nhân gây u nang gan?

Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của u nang gan vẫn chưa được xác định rõ. U nang gan có thể là bẩm sinh hoặc phát triển một thời gian sau đó. U nang gan thường phát triển rất chậm và không được phát hiện cho khi trưởng thành.
Bên cạnh đó cũng có một số loại u nang gan gây ra bởi ký sinh trùng (do Echinococcus) tuy nhiên rất hiếm gặp.

Các triệu chứng của u nang gan là gì?

Tìm hiểu thêm: Có cần phải khám sức khỏe tiền hôn nhân hay không?

Hiểu về u nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng ,cách điều trị

Hầu hết u nang gan không có triệu chứng nên thường được phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT).

Hầu hết các trường hợp u nang gan không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu u nang gan phát triển lớn, nó có thể gây đầy hơi và đau ở phần trên bên phải của bụng. Đôi khi u nang gan lớn và người bệnh có thể cảm nhận thấy khi sờ ở bụng.

U nang gan có thể gây ra những biến chứng gì?

Phần lớn u nang gan lành tính tuy nhiên cũng một số trường hợp có biến chứng hiếm gặp là suy gan hoặc ung thư gan.

U nang gan được chẩn đoán như thế nào?

Vì hầu hết u nang gan không có triệu chứng nên thường được phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Nếu có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính ở bụng để quan sát gan rõ ràng hơn.
Một xét nghiệm máu cũng có thể được thực hiện để loại trừ khả năng u nang gan là do ký sinh trùng.

U nang gan được điều trị như thế nào?

Hiểu về u nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng ,cách điều trị

>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng mặt trong giá bao nhiêu? 

Nếu u nang quá lớn và gây ra các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể sẽ phải tiến hành dẫn lưu hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

Nhìn chung u nang gan không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên nếu u nang quá lớn và gây ra các triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể sẽ phải tiến hành dẫn lưu hoặc phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật cũng được áp dụng trong trường hợp u nang gan làm tắc nghẽn dòng chảy của mật đến đường ruột.
Nếu u nang gan là do nhiễm ký sinh trùng, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bệnh gan đa nang là gì?

Bệnh gan đa nang là sự phát triển của của nhiều u nang trong gan. Gan đa nang có thể gây đau cho người bệnh nhưng không ảnh hưởng đến chức năng gan. Nếu gan đa nang bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng gan và kéo theo các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật.

Đa số gan đa nang là do nguyên nhân di truyền nhưng cũng có những trường hợp xảy ra ngẫu nhiên không liên quan đến di truyền. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ phát triển đa nang gan nhiều hơn nam giới. Hầu hết các bệnh nhân không biết mình có gan đa nang cho tới khi trưởng thành, các u nang đủ lớn để phát hiện.

Vì là bệnh di truyền nên nếu bệnh nhân hoặc ai đó trong gia đình mắc gan đa nang, các thành viên trong gia đình cần kiểm tra tầm soát gan đa nang.
Những người có gan đa nang thường cũng bị thận đa nang – tình trạng phát triển rất nhiều u nang trong thận gây ra cao huyết áp và suy thận. Đôi khi ghép gan và ghép thận có thể là cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *