Bà bầu nên làm gì khi chuyển dạ?

Khi cơn co thắt bắt đầu, người mẹ nên thở ra nhè nhẹ, chậm rãi và tưởng tượng về những hình ảnh tươi đẹp, đây là cách đẻ thường không đau, kinh nghiệm đẻ thường không đau giúp quá trình đẻ thường của chị em diễn ra dễ chịu hơn.

Bạn đang đọc: Bà bầu nên làm gì khi chuyển dạ?

Thông thường quá trình chuyển dạ kéo dài và những cơn đau quá mức có thể khiến bà bầu bị kiệt quệ, không còn đủ sức để rặn đẻ khiến đứa trẻ sinh ra dễ bị ngạt. Do vậy bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên chủ động tìm hiểu rõ về cơ chế của cơn đau chuyển dạ, cách thức giảm đau sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng và vượt qua giai đoạn này nhẹ nhàng hơn.

Làm quen với cơn đau chuyển dạ

Tất cả cơn chuyển dạ đều gây đau đớn. Tùy vào cơ địa mỗi thai phụ mà mức độ đau và các cơn co thắt diễn ra khác nhau. Lúc này, thay vì lo lắng, hoảng sợ, người mẹ nên tự xây dựng cho mình lòng tin bằng cách chuẩn bị đối mặt với cường độ mạnh của các cơn co thắt, hiểu được khả năng chịu đựng của cơ thể và học cách làm giảm đau. Nên nhớ rằng cơn đau chính là một phần rất tích cực của sự chuyển dạ, vì cứ sau mỗi lần co thắt thì thời khắc chào đời của con càng đến gần hơn.

Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về bệnh ung thư tuyến giáp

Bà bầu nên làm gì khi chuyển dạ?

>>>>>Xem thêm: Phương pháp giúp 2 hàm răng khớp nhau

Ảnh minh họa

Cách thở khi rặn đẻ

Thả lỏng và tập trung thở là kinh nghiệm rặn đẻ, giúp thai phụ bớt lo âu và giảm đau, đây là phương pháp hỗ trợ cách đẻ thường hiệu quả. Có hai cách thở nên áp dụng trong lúc này: thở chầm chậm và thở nhẹ nhàng. Trong các giai đoạn đầu tiên khi cơn co thắt bắt đầu nên thở ra nhè nhẹ và chậm rãi qua miệng sau đó hít vào từ từ qua mũi. Cứ giữ cách đó đều đều suốt cơn co thắt thường kéo dài từ 4 đến 6 giây. Đến khi cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn, người mẹ nhận thấy dễ thở thì bắt đầu áp dụng cách thở nhẹ, ngắn. Lưu ý: Khi thở, chỉ dùng phần trên của cơ thể, tránh dùng phần bụng dưới, nơi các cơn co thắt đang diễn ra dồn dập.

Tư thế khi chuyển dạ

Nhiều tư thế sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Có thể đi qua đi lại, dựa vào tường và lắc lư vùng chậu để sức nặng của bé trong bụng dồn về trước giúp giảm lực đè lên xương sống, tăng hiệu quả các cơn co thắt. Hoặc ngồi trên ghế, ngả người ra trước, hai chân dang ra. Cũng có thể bò nhằm giảm đau lưng khi cơn co thắt tiến triển mạnh hơn. Giữ cho 2 chân dang rộng, lưng thẳng, lắc vùng xương chậu. Nếu thấy mỏi có thể nằm hơi nghiêng, kê gối ở đầu và phần đùi trên, 2 chân dang ra, xuôi 2 tay, nhắm mắt thư giãn và tập trung thở.

Phát huy sức tưởng tượng

Mường tượng các hình ảnh tươi đẹp trong đầu giúp mẹ bầu giảm đau, giảm sợ hãi – đây là cách rặn đẻ hiệu quả, đúng cách cho mẹ. Khi bắt đầu một cơn co thắt, hãy cố gắng tưởng tượng đến những hình ảnh giúp bạn dễ chịu và yêu thích, chẳng hạn như một bờ biển mát rượi hay đồng cỏ xanh ngát đầy hoa. Cơn co thắt đầu tiên xuất hiện khi cổ tử cung đang giãn nở, có thể hình dung ra hình ảnh một nụ hoa xinh xắn đang từ từ hé mở từng cánh một, sẽ rất có ích cho bạn. Cũng có thể nghĩ đến các con sóng vỗ bờ từng đợt tương ứng với từng cơn co tử cung. Thực tế nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy rất dễ chịu khi áp dụng cách này để giảm đau.

Nghe nhạc cũng là cách rất hiệu quả để giảm đau khi vượt cạn. Một bản nhạc du dương trầm bổng sẽ giúp thai phụ vượt lên các cơn co thắt. Những bài hát nhịp điệu mạnh dần sẽ giúp bạn tăng sức chịu đựng để đương đầu với các cơn co thắt mạnh hơn, đây là một cách đẻ thường không bị rạch hiệu quả cho chị em.

Can thiệp y khoa

Khi các cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng hoặc thai phụ lo sợ đau quá sẽ không còn đủ sức vượt cạn, có thể cân nhắc đến các phương pháp can thiệp y khoa như thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc an thần. Sử dụng các loại thuốc an thần với liều lượng ít làm dịu các cơn đau, giảm lo âu, giúp thai phụ nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt đồng thời kiềm chế triệu chứng nôn mửa và tăng huyết áp. Tuy nhiên thuốc an thần lại gây cảm giác buồn ngủ nên cần được bác sĩ tư vấn cặn kẽ trước khi quyết định sử dụng.

Lưu ý: Nhiều bà bầu không thích dùng thuốc tê khi chuyển dạ vì e ngại những tác dụng phụ có thể xảy ra như say thuốc, chóng mặt, nôn mửa, ức chế hô hấp và say thuốc ở bé. Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau đã vượt quá ngưỡng chịu đựng, chuyển dạ kéo dài gây kiệt sức thì việc giảm đau bằng thuốc là cần thiết. Để biết phương pháp, cách sinh con phù hợp nhất với mỗi người, trước đó nên nhờ bác sĩ hoặc hộ sinh tư vấn về các phương pháp giảm đau có sẵn ở bệnh viện cũng như tác dụng và phản ứng phụ có thể gặp phải. Như thế, thai phụ quyết định lựa chọn phương pháp nào khi quá trình chuyển dạ gặp khó khăn.

Theo  Vnexpress

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *