5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều mẹ mang thai lần đầu thường nghĩ rằng ăn thật nhiều là cách tốt nhất để bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cho con. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Vậy 5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bạn đang đọc: 5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Những loại dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần phải bổ sung những dưỡng chất quan trọng để giúp thai nhi phát triển mạnh khỏe. Có rất nhiều loại chất dinh dưỡng mà mẹ cần phải chú ý đến, chẳng hạn như protein. Bởi lẽ protein là dưỡng chất thiết yếu, quyết định trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Nó sẽ duy trì sức khỏe của em bé, giúp các tế bào thần kinh của bé phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý tới liều lượng protein mà mình cần nạp vào cơ thể mỗi ngày. Theo đó, mẹ chỉ nên bổ sung khoảng 70 – 80g protein, chứ đừng bao giờ nạp nhiều hơn hoặc ít hơn nhé.

Tiếp đến, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại vitamin A, E và C để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ nên nạp vào cơ thể 70 – 90mg vitamin C, 10 – 15mg vitamin E và 800mcg vitamin A mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng phải bổ sung thêm 300mg canxi mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp xương và răng bé phát triển tốt nhất.

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Protein là dưỡng chất cần thiết giúp các tế bào thần kinh của bé phát triển tốt nhất

Loại dưỡng chất tiếp theo mẹ nên lưu ý mỗi ngày là sắt. Sắt vô cùng cần thiết với cơ thể của cả hai mẹ con nhé, vì vậy mẹ hãy bổ sung 30mg sắt mỗi ngày vào cơ thể trong suốt thời gian mang thai nhé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên tăng cường DHA trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo lời khuyên của các bác sĩ Thu Cúc, mỗi ngày mẹ nên bổ sung thêm 200g DHA để tốt cho sự phát triển của não và mắt bé.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm một lượng Iot vừa đủ mỗi ngày để thai nhi phát triển tối ưu nhé. Không chỉ vậy, để não bộ và các tế bào thần kinh của bé phát triển tốt, mẹ cũng nên bổ sung thêm cholin, axit folic…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ là cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ đây là giai đoạn thai nhi hình thành các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Về cơ bản, thực đơn hàng ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ không khác nhau quá nhiều nhưng ở mỗi tháng sẽ có sự điều chỉnh nho nhỏ nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của bé.

Tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, hàm lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao hơn so với bình thường, nên mẹ bầu thường bị ốm nghén. Chẳng hạn như thường xuyên cảm thấy buồn nôn và khó chịu ở vùng bụng, hay ăn uống nhiều hơn,… Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm sau để cải thiện tình trạng này, cũng như đảm bảo sự phát triển của thai nhi:

Những loại giàu protein như các loại cá, thịt và tinh bột

Như đã đề cập ở trên, protein chính là dưỡng chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, nhất là các tế bào thần kinh. Do đó, mẹ nên bổ sung những loại thực phẩm giàu protein như các loại cá, thịt và tinh bột mỗi ngày. Không chỉ vậy, mẹ cũng nên bổ sung canxi cho bé bằng cách uống sữa vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của mẹ

Sắt là một dưỡng chất quan trọng, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu của mẹ bầu. Do đó. mẹ nên bổ sung thêm thịt bò, thịt lợn nạc và các loại thịt đỏ khác trong khẩu phần ăn hàng ngày để thúc đẩy quá trình sản sinh máu.

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu nên bổ sung sắt, rau xanh, hạt ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu protein vào tháng đầu tiên của thai kỳ 5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc

Các loại rau xanh và hạt ngũ cốc như măng tây, cùng các loại đậu,… có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp các chất chống oxy hóa, tốt cho hệ miễn dịch và tiêu hóa của mẹ. Không chỉ vậy, chúng còn giúp em bé phát triển mạnh khỏe.

Tháng thứ 2

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như:

Tiếp tục bổ sung sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò

Mẹ nên ăn nhiều các loại thịt đỏ và các loại rau xanh để bổ sung sắt và axit folic như: Thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp, măng tây.

Các loại thực phẩm như: Hạt óc chó, bánh mì

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ nên ăn hạt óc chó vào tháng thứ 2 của thai kỳ để thai nhi trí não thai nhi phát triển toàn diện

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm để thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của bé và cung cấp thêm năng lượng cho mẹ, như: hạt óc chó, bánh mỳ, các loại rau xanh, sữa, các loại thực phẩm làm từ sữa, trứng, thịt.

Các mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày nhé!

Mẹ cũng nên uống thật nhiều nước trong suốt quá trình mang thai nhé. Bởi vì nước sẽ giúp duy trì thân nhiệt của mẹ và có tác dụng giảm táo bón, bệnh trĩ và phù nề.

Tháng thứ 3

Thông thường, các triệu chứng thai nghén của mẹ bầu sẽ giảm đáng kể vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm nhiều loại dưỡng chất khác, như:

Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này

Trong tháng cuối cùng của giai đoạn đầu mang thai, mẹ nên bổ sung thêm một số loại rau củ quả như: bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang…

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Các mẹ nên ăn nhiều khoai lang và măng tây vào tháng thứ 3 của thai kỳ

Thai phụ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày

Trong khoảng thời gian này, mẹ nên uống thêm các loại nước ép, sinh tố trái cây như: nước ép táo, nước cam, sinh tố bơ…

Uống thêm sữa mỗi ngày

Mẹ nên uống thêm sữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Không chỉ vậy, sữa còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp mẹ bầu nạp đủ canxi, các loại vitamin, khoáng chất cần thiết trong suốt quá trình mang thai.

Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin

Trong tháng thứ 3 thai kỳ, mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ để giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Những thực phẩm bà bầu không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu cũng lưu ý không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:

Tháng đầu tiên

Tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất của phôi thai. Do đó, trong thời gian này, mẹ nên tránh ăn những loại thực phẩm như:

Thực phẩm gây co thắt dạ con

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu không nên ăn dứa vào tháng đầu thai kỳ để tránh bị co thắt dạ con

Ở tháng đầu tiên, phôi thai vẫn chưa ổn định. Đó là lý do tại sao mẹ nên tránh ăn các loại thực phẩm gây co thắt dạ con để không bị sảy thai. Theo đó, mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm như: cam thảo, dứa, đu đủ xanh.

Các loại cá chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân không hề tốt cho sức khỏe của con người. Đặc biệt, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối.

Phô mai mềm

Phô mai mềm thường được làm từ các loại sữa chưa qua tiệt trùng, nên chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho mẹ và làm tăng nguy cơ sảy thai.

Tháng thứ 2

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, các dấu hiệu mang thai của mẹ trở nên rõ rệt hơn. Lúc này, mẹ cũng đã có đủ thời gian để tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm nên tránh. Ngoài những món ăn nên kiêng trong tháng đầu thai kỳ, mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe, như:

Pate

Vì pate được làm từ các loại thịt động vật, nên nó thường chứa vi khuẩn Listeria. Đây là loại vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Khó dễ chuyện tìm bác sĩ khám thai giỏi ở Hà Nội

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu nên tránh ăn pate để không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi 5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Gan

Gan được là món ăn chứa nhiều vitamin A và cholesterol không tốt cho huyết áp và tim mạch của mẹ bầu. Vì vậy, nếu không muốn thai nhi bị mắc các dị tật, mẹ bầu không nên ăn gan.

Sữa tươi chưa tiệt trùng

Sữa tươi chưa tiệt trùng thường chứa các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Cho nên vào tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ không được bổ sung loại thực phẩm này vào cơ thể.

Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn cực kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé. Bởi vì nó sẽ khiến phôi thai bị dị tật và gây hại cho lá gan của mẹ.

Trứng chưa nấu chín

Trứng chưa nấu chín thường chứa các loại vi khuẩn gây hại cho sự phát triển của phôi thai, như salmonella. Do đó, trong tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ không nên ăn trứng lòng đào, trứng sống, hay trứng rán ốp la.

Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua

Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông và nem chua thường được làm từ các loại thịt tươi sống. Do đó, chúng có thể chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy.

Tháng thứ ba

Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm thai nhi đã phát triển tất cả các cơ quan cần thiết. Do đó, trong thời gian này, mẹ nên ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu năng lượng, có lợi cho sức khỏe của mình và em bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các loại thực phẩm sau:

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu không nên ăn đồ ăn nhanh vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho thai nhi

Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Bên cạnh đó, chúng thường được nấu với nhiệt độ lớn nên các món ăn này không còn nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể của mẹ và bé. Vì thế, mẹ nên tránh ăn các món ăn nhanh như: hamburger, pizza, gà rán, khoai tây chiên…

Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp rất có hại cho sức khỏe của mẹ bầu. Bởi lẽ chúng chứa nhiều loại gia vị và muối nên dễ khiến mẹ bầu dễ bị tăng huyết áp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể mẹ và bé.

Những loại rau bà bầu không nên ăn

Không phải loại rau xanh nào cũng có lợi cho mẹ bầu. Những loại rau bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ là:

Rau sam

Theo các nghiên cứu khoa học, rau sam là loại thực phẩm chứa tính hàn cao. Do đó, nó sẽ khiến tử cung bị co bóp, làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Vì vậy, các mẹ bầu không nên ăn rau sam trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Rau răm

Nhiều phân tích cho thấy rau răm chứa một số chất làm cho cơ thể mẹ bầu mất máu, xuất hiện các cơn co bóp tử cung. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể bị sảy thai, hoặc gây ra dị tật ở thai nhi.

Rau ngót

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Rau ngót là thực phẩm có thể gây sảy thai, động thai

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau ngót chứa chất papaverin – khiến cơ trơn tử cung co thắt gây ra sảy thai, động thai.

Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc giúp điều hòa khí huyết, trong Đông y thường sử dụng để an thai nhưng nếu ăn quá nhiều ngải cứu, mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai.

Chùm ngây

Chùm ngây có chứa hormone alpha-sitosterol. Đây là loại chất không tốt với mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Bởi vì chùm ngây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ bị sảy thai.

Bà bầu không nên ăn quả gì?

Để đảm bảo thai nhi phát triển mạnh khỏe, mẹ bầu không nên ăn những loại quả dưới đây:

Đu đủ xanh

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đu đủ xanh kích thích gây co bóp tử cung, mẹ bầu không nên ăn loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ

Đu đủ xanh chứa nhiều chất latex và các loại enzyme gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, loại quả này còn dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.

Quả nhãn

Ăn nhiều nhãn sẽ khiến mẹ bầu bị nóng trong và táo bón. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên ăn nhãn.

Quả thơm

Quả thơm hay còn được gọi là quả dứa. Bởi vì loại quả này chứa chất bromelain, nên sẽ khiến tử cung bị co bóp. Nếu ăn dứa xanh trong 3 tháng đầu mang thai, thì mẹ bầu sẽ rất dễ bị sảy thai.

Mới có thai nên ăn gì? 5 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bên cạnh các loại thực phẩm tối kỵ, thì mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp thai nhi phát triển mạnh khỏe. Đó là:

Cá hồi

Cá hồi là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho mẹ bầu. Do đó, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung thêm cá hồi vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để tăng cường vitamin D, cũng như canxi, giúp xương bé chắc khỏe.

Súp lơ

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

Súp lơ là loại thực phẩm bổ sung thêm sắt và axit folic cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Súp lơ là loại thực phẩm cực kỳ an toàn cho mẹ bầu. Bởi lẽ chúng rất giàu axit folic và sắt, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu.

Họ hàng nhà đậu

Đậu và các món ăn được làm từ đậu là những loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu. Bởi vì chúng rất giàu protein, cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho mẹ bầu, cũng như giúp mô và cơ bắp của thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng nước như cam, quýt,… thường rất giàu folic và vitamin C. Vì vậy, chúng rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ bầu.

Trứng

Trứng là loại thực phẩm giàu protein và vitamin D. Đây là những dưỡng chất quan trọng, giúp xương của thai nhi phát triển tốt.

5 thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Mắc u nang cơ năng có nguy hiểm không?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để khám thai định kỳ nhé.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không chỉ lưu ý những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh mà cũng cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có dịch vụ thai sản trọn gói theo dõi từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Với dịch vụ này, lộ trình khám thai, siêu âm, xét nghiệm đã được lên lịch đầy đủ, chi tiết và rõ ràng, nhắc nhở mẹ bầu mỗi khi tới lịch để mẹ không bỏ qua bất kỳ mốc thăm khám quan trọng nào. Bên cạnh đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc còn có các gói thai sản từ tuần thứ 16, 28, 36 và gói chuyển dạ, các mẹ bầu có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mong muốn, hoàn cảnh và kinh tế của mình.

Tin liên quan

  • Bà bầu nên và không nên ăn gì trong ngày Tết để thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Bà bầu ăn uống ngày tết thế nào cho đúng
  • Bà bầu ăn gì ngày Tết? Những lưu ý dinh dưỡng quan trọng mẹ cần nhớ

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *