Nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống

Thiên đầu thống hay còn được gọi là Glocom, là bệnh lý nhãn khoa vô cùng nguy hiểm bởi có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, việc nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống từ sớm, đặc biệt là khi bệnh ở giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Bạn đang đọc: Nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống

1. Thiên đầu thống là bệnh gì?

Mắt ở trạng thái khỏe mạnh sẽ có hình dạng như một quả cầu với đường kính khoảng 2cm. Trong mắt chứa thủy dịch, một loại nước đặc biệt có thể lưu thông để nuôi dưỡng các bộ phận khác của mắt. Khi đó, thuỷ dịch sẽ thoát khỏi mắt bằng các lỗ nhỏ ở phía trước và lưu thống vào cơ thể. Tuy nhiên vì nhiều nguyên do như bít tắc lỗ hở khiến dịch bị ứ đọng và làm cho áp suất trong mắt tăng cao. Tình trạng này được các chuyên gia gọi là thiên đầu thống.

Nói cách khác, thiên đầu thống xảy ra khi tình trạng áp lực trong mắt tăng quá cao, dẫn tới tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh khiến mọi người bị suy giảm thị lực một cách nghiêm trọng và khó có thể phục hồi.

Thiên đầu thống thường xuất hiện ở người trung niên và thời gian gần đây đang có xu hướng trẻ hóa bởi thói quen sống kém khoa học, không bảo vệ và làm sạch mắt đúng cách. Bệnh có thể di truyền với tỷ lệ mắc cao ở những trẻ sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh. Suy nghĩ quá mức, căng thẳng và stress cũng có thể gây bệnh.

Nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống

Thiên đầu thống xảy ra khi tình trạng áp lực trong mắt tăng quá cao, dẫn tới tổn thương thần kinh thị giác.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác, bệnh có tỷ lệ mắc cao ở người thuộc các trường hợp sau đây:

– Gia đình có người mắc bệnh

– Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài

– Biến chứng của các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, đái tháo đường

– Chấn thương, tổn thương ở vùng mắt

– Người hay lo âu, suy nghĩ tiêu cực

– Người có nhãn cầu và giác mạc nhỏ

– Người bị nhãn áp cao trên 25 mmHg

– Người cao tuổi, mắt lão hóa…

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, phụ nữ là đối tượng có tỷ lệ mắc thiên đầu thống cao gấp 2 lần so với đàn ông. Bệnh được phân thành hai thể là glocom góc đóng và glocom góc mở. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện không rõ ràng và khó phát hiện. Mọi người chỉ nhận ra tình trạng bất ổn khi bệnh đã ở giai đoạn nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn và có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Do vậy, mọi người nên đi khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt kể trên để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách.

3. Triệu chứng thiên đầu thống

Bệnh thường khởi phát đột ngột vào chiều tối hoặc khi người bệnh bất ổn về tinh thần và cảm xúc. Mọi người có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng sau đây như là:

– Đau nhức mắt dữ dội

– Đau nửa đầu cùng bên

– Mắt căng tức

– Nhìn mờ

– Tầm nhìn bị thu hẹp

– Chảy nước mắt

– Đỏ mắt

– Nhãn cầu căng cứng

– Phù giác mạc

– Sợ ánh sáng

– Người mệt mỏi

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh mi mắt khi bị viêm bờ mi

Nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống

Triệu chứng thiên đầu thống thường gặp là căng tức, đau nhức mắt dữ dội

Mặc dù các triệu chứng kể trên không quyết định chính xác 100% người gặp phải đang mắc thiên đầu thống. Tuy vậy, đó là những dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận biết nhất của bệnh. Mọi người cần đi khám ngay khi gặp phải các tình trạng đó và lắng nghe tư vấn cũng như chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị.

4. Điều trị và phòng ngừa bệnh

4.1. Nguyên tắc điều trị

Theo các chuyên gia, bệnh thiên đầu thống không thể điều trị hoàn toàn dứt điểm. Do vậy, việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp nhãn áp ổn định hơn, giảm thiểu tối đa nguy cơ thương tổn hệ thống dây thần kinh thị giác.

Nguyên tắc điều trị thiên đầu thống thường được áp dụng hiện nay là sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc hạ nhãn áp. Nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa bằng việc sử dụng tia laser, phẫu thuật.

Bác sĩ tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm kỹ càng trước khi quyết định phương pháp điều trị cho từng người. Bệnh lý này điều trị khá phức tạp nên cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra, để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Nhận biết các triệu chứng thiên đầu thống

>>>>>Xem thêm: 6 loại thuốc trị đau mắt đỏ mà bạn nên biết

Điều trị thiên đầu thống có thể áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khao tuỳ chỉ định của bác sĩ

4.2. Phòng ngừa mắc bệnh

Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có một lối sống lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thiên đầu thống:

– Thăm khám nhãn khoa thường xuyên 1-2 lần/năm để phát hiện sớm bệnh. Tầm soát sớm ở trẻ nhỏ hoặc những người sinh ra trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh, người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý nhãn khoa và người ngoài 40.

– Sử dụng thiết bị điện tử đúng cách, không nên dùng quá lâu để tránh mỏi và nhức mắt. Nên để mắt nghỉ ngơi sau một thời gian ngắn làm việc, massage nhẹ vùng mắt và để mắt thư giãn.

– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ chất, uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng qua những thực phẩm tươi xanh, nhiều chất xơ và vitamin.

– Sử dụng các loại kính bảo vệ mắt khi làm việc trên máy tính, điện thoại, kính chống tia UV khi ra ngoài đường.

– Vệ sinh mắt hằng ngày bằng các dung dịch chuyên dụng được khuyến cáo bởi bác sĩ nhãn khoa chuyên môn cao.

– Sống vui tơi để giữ vững sức khẻo tinh thần, hạn chế căng thẳng, áp lực, lo âu quá mức.

Sức khỏe nhãn khoa của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề nên việc nhận biết sớm các triệu chứng thiên đầu thống sẽ giúp các bác sĩ có thể điều trị kịp thời, tăng hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục cho người bệnh hơn. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, do đó việc chăm khám mắt định kỳ là cần thiết để tránh những bệnh lý nguy hiểm không đáng có. Đừng quên lựa chọn các cơ sở y tế quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để chăm sóc sức khỏe đôi mắt của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *