Chào các bác sĩ Thu Cúc. Dạo gần đây vùng kín của tôi có ra huyết trắng có màu trắng sữa, gây cảm giác khó chịu khiến tôi rất lo lắng. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp tôi tình trạng huyết trắng ra hơi loãng nhưng có màu trắng như sữa thì có phải là biểu hiện bệnh phụ khoa hay không? Và tôi cần phải làm gì? Cảm ơn bác sĩ.Huyết trắng có màu trắng sữa là bệnh gì?
Bạn đang đọc: Huyết trắng có màu trắng sữa là bệnh gì?
Thúy Hường (Thường Tín – Hà Nội)
Chào bạn Hường!
Để giúp bạn Hường giải đáp thắc mắc: Huyết trắng có màu trắng sữa là bệnh gì? Liệu đây là hiện tượng sinh lý bình thường hay cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm? Hãy cùng tham khảo chia sẻ dưới đây để nắm được những thông tin bổ ích về căn bệnh này nhé!
Huyết trắng có màu đục, trắng sữa là dấu hiệu bệnh lý chị em không nên coi thường
Huyết trắng như thế nào là bất thường?
Các biểu hiện dễ nhận thấy của huyết trắng đấy là lượng khí hư ra nhiều, có màu lạ như: xanh, vàng, trắng đặc biệt là mùi hôi khó chịu, ngứa, bỏng rát âm đạo, đau rát khi quan hệ hoặc khi đi tiểu tiện kèm theo cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới. Chị em có thể nhận biết huyết trắng bất thường thông qua những biểu hiện dưới đây:
- Huyết trắng khô thành chất bột trắng, kèm cảm giác ngứa rát dữ dội, nguyên nhân được cho là nhiễm nấm
- Huyết trắng có màu trắng, đục, xanh, vàng, nếu để lâu dịch sẽ khô cứng tạo thành mảng dưới đáy quần, nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn trùng roi âm đạo gây ra
- Huyết trắng đặc như sữa chua, có màu xanh, mủ, hôi dính bết thành từng tảng kèm xuất hiện nhẹ khi giao hợp
- Huyết trắng có màu hồng kèm tình trạng đau bụng dưới, nguyên nhân có thể do phần phụ bị tổn thương, nguy hiểm hơn có thể là ung thư
Ra nhiều huyết trắng là bệnh gì?
Huyết trắng ra nhiều và có màu trắng sữa cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, chị em cần hết sức lưu ý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sau đây là các bệnh chị em có thể gặp phải khi bị huyết trắng:
Nhiễm nấm Candida albicans
Nhiễm nấm Candida được xem là bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất ở chị em phụ nữ, với những biểu hiện thường gặp như huyết trắng màu trắng đục, có thể vón cục hoặc dính thành từng mảng và thường kèm theo hiện tượng ngứa rát ở vùng âm hộ. Bệnh xuất hiện chủ yếu do nguyên nhân suy giảm hệ miễn dịch ở phụ nữ có thai và phụ nữ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
Ra nhiều huyết trắng có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm Candida albicans
Do nhiễm tạp trùng
Huyết trắng do tạp trùng tấn công âm đạo và gây ra tình trạng ngứa rát vùng kín. Nguyên nhân gây ra bệnh được cho là thói quen thụt rửa âm đạo và sinh hoạt tình dục không an toàn.
Do nhiễm trùng roi Trichomonas
Phụ nữ bị nhiễm trùng trùng roi Trichomonas vaginalis sẽ có các biểu hiện như sau: huyết trắng màu xanh, vàng kèm theo biểu hiện ngứa âm đạo dữ dội, có thể đau khi giao hợp. Bệnh nhân nhiễm trùng roi có thể lây qua đường tình dục, khác với những trường hợp viêm do tạp khuẩn thì không lây.
Do các bệnh lý liên quan đến tử cung
Huyết trắng ra nhiều, có mùi hôi, gây cảm giác khó chịu cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến tử cung như: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung hay u xơ…Tuy các biểu hiện có khác nhau nhưng nhìn chung bệnh đều khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt.
Viêm ở vùng chậu
Ra nhiều huyết trắng cũng được cảnh báo là nguyên nhân gây nên viêm vùng chậu. Bệnh sẽ có các triệu chứng dễ nhận biết như sau: đau bụng dưới, đau rát khi quan hệ, ra máu khi quan hệ hoặc ra máu bất thường…
Tìm hiểu thêm: Ung thư vú: Mối đe dọa hàng đầu với phụ nữ toàn thế giới
Ra nhiều huyết trắng cảnh báo nguy cơ viêm vùng chậu
Căn bệnh lây qua đường sinh dục
Các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, Herpes, sùi mào gà, mụn sinh dục đều có những đặc điểm chung là ngứa rát vùng âm đạo, huyết trắng ra nhiều. Đây là các căn bệnh xã hội nguy hiểm, chị em cần hết sức lưu ý biểu hiện để chữa trị kịp thời.
Nguy cơ bệnh ung thư
Huyết trắng ra nhiều có sẽ có nguy cơ xấu nhất là ung thư, biểu hiện của bệnh là lượng huyết trắng ra nhiều, kéo dài, có mủ và máu kèm theo, bệnh xuất hiện ở những phụ nữ bị u xơ, polyp tử cung. Để phòng tránh nguy cơ xấu nhất, chị em cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, tránh tình trạng chủ quan, bệnh phát triển nặng.
Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
Huyết trắng ra nhiều kèm các triệu chứng: ngứa ngáy, bỏng rát vùng âm đạo đã gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ, đặc biệt là vấn đề tâm lý và đời sống vợ chồng.
Nếu bệnh không phát hiện kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản. Các biến chứng của bệnh phải kể đến là hiện tượng tắc vòi trứng, khiến quá trình thụ thai trở nên khó khăn. Nguy hiểm hơn bệnh còn khiến không ít phụ nữ bị hiếm muộn, khó có con.
Bị huyết trắng khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ đứa ra sẽ có nguy cơ nhẹ cân, thị lực yếu và ảnh hưởng lớn tới đường hô hấp.
Nguy hiểm hơn, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ có tiến triển thành căn bệnh ung thư quái ác, ảnh hưởng rất lớn tới tính mạng và cuộc sống của phụ nữ. Do đó, việc đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện ra các bất thường trong cơ thể là vô cùng cần thiết.
Phương pháp điều trị bệnh huyết trắng
Huyết trắng tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi, tránh tái phát nếu tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc đặt kết hợp với sản phẩm vệ sinh vùng kín. Đối với trường hợp nặng hơn, chị em có thể được can thiệp bằng các phương pháp khác như: đốt điện, đốt laser, áp lạnh…Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ là phương pháp nhanh nhất giúp đẩy lùi bệnh huyết trắng, tránh tái phá
Bệnh huyết trắng có thể điều trị bằng thuốc hoặc sản phẩm vệ sinh
Phòng tránh bệnh huyết trắng bằng cách nào?
Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng cách:
Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm. Không lạm dụng các loại dung dịch hóa chất tẩy rửa, không thụt rửa sâu trong âm đạo. Mặc quần thoáng mát, rộng rãi, thay đồ lót khi cảm thấy ẩm ướt….
Bên cạnh đó việc xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống, khoa học, thường xuyên bổ sung Vitamin C cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, chị em nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tìm cách tự mua thuốc và tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Quy trình tầm soát ung thư vòm họng diễn ra như thế nào?
# 1 Huyết trắng có màu trắng sữa là bệnh gì?
Tin liên quan
- Tìm hiểu về bệnh huyết trắng sau sinh
- Huyết trắng sền sệt là dấu hiệu bệnh gì
- Huyết trắng dạng sợi có sao không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.