Có những phương pháp điều trị tật khúc xạ nào?

Thời đại 4.0 với sự tham gia của các thiết bị điện tử vào cuộc sống hàng ngày cùng thói quen làm việc liên tục khiến số lượng người mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Vì thế, điều trị tật khúc xạ đang là mối quan tâm hàng đầu của những người đang có thị lực kém do các loại tật về mắt này gây nên.

Bạn đang đọc: Có những phương pháp điều trị tật khúc xạ nào?

1. Mắt bị tật khúc xạ là như thế nào?

Đôi mắt được coi là có sức khỏe bình thường là mắt có hệ thống quang học (giác mạc, thể thuỷ tinh, dịch kính) bình thường, theo đúng chuẩn chung. Khi đó các tia sáng từ bên ngoài chiếu vào mắt, xuyên qua các môi trường trong suốt, rồi hội tụ tại 1 điểm (tiêu điểm) nằm đúng trên võng mạc tạo thành hình ảnh sắc nét – khiến ta nhìn thấy vật rõ ràng.

Có những phương pháp điều trị tật khúc xạ nào?

So sánh mắt bình thường và mắt bị tật khúc xạ

Từ đó có thể suy ra rằng, mắt bị tật khúc xạ là mắt có hệ thống quang học không đúng tiêu chuẩn (sai kích thước và hình dạng), khiến tiêu điểm của các tia sáng không nằm đúng trên võng mạc, làm hình ảnh bị mờ, nhòe – khiến ta nhìn thấy vật không được rõ nét.

Vì tiêu điểm có thể ở vị trí sai khác nhau nên tật khúc xạ cũng chia thành các loại khác nhau:

– Cận thị: giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong, tiêu điểm nằm trước võng mạc, gây ra hiện tượng nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.

– Viễn thị: giác mạc hoặc thể thủy tinh quá dẹt, tiêu điểm nằm sau võng mạc, gây ra hiện tượng nhìn gần mờ, nhìn xa rõ.

– Loạn thị: bề mặt giác mạc cong không đều, ánh sáng hội tụ thành nhiều tiêu điểm trên võng mạc, gây ra hiện tượng nhìn mờ nhòe ở mọi khoảng cách, nhìn thấy hình đôi, hình ba và có bóng mờ. Loạn thị có thể đi kèm cùng viễn thị hoặc cận thị.

– Lão thị: thể thủy tinh cứng dần theo tuổi, không thể điều tiết độ cong bằng cách phồng lên hay dẹt xuống như ban đầu, khiến mắt nhìn mờ.

2. Các phương pháp điều trị tật khúc xạ hiện nay

Hiện nay với công nghệ phát triển, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị tật khúc xạ ở mắt từ tạm thời đến vĩnh viễn. Tựu chung có 3 cách cơ bản nhất là đeo kính mắt, đeo kính áp tròng và phẫu thuật giác mạc. Mỗi giải pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy vào nhu cầu, kinh tế và điều kiện sức khỏe mắt mà mỗi người sẽ được các bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp.

2.1 Đeo kính mắt điểu trị tật khúc xạ tạm thời

Đây là giải pháp đã có mặt từ rất lâu với nhiều hình dáng kính khác nhau qua từng thời kì. Tuy nhiên vì tính đơn giản, dễ dùng, dễ mua, chi phí hợp lý, dễ dàng vệ sinh mà kính mắt dạng có gọng vẫn là giải pháp phổ biến và được ưu tiên nhất hiện nay khi muốn cải thiện các sai số khúc xạ tạm thời.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp 3 thông tin bạn nên biết về viễn loạn nhược thị

Có những phương pháp điều trị tật khúc xạ nào?

Kính mắt giúp khắc phục tạm thời tật khúc xạ ở mắt

Tật khúc xạ của mỗi người có các mức độ khác nhau, để lựa chọn được loại kính đúng cho tình trạng cần có sự thăm khám và đo lường sai số khúc xạ của bác sĩ nhãn khoa. Thông thường mỗi loại tật khúc xạ sẽ sử dụng một loại kính có cấu tạo đặc biệt thích hợp như:

– Cận thị cần sử dụng kính cầu dạng lõm, là kính trừ và phân kỳ.

– Viễn thị cần sử dụng kính cầu dạng lồi, là kính cộng và hội tụ.

– Loạn thị cần sử dụng bằng kính trụ.

– Lão thị cần sử dụng kính 2 tròng hoặc 3 tròng để hỗ trợ mắt điều tiết khi thay đổi khoảng cách quan sát.

2.2 Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng chính là một dạng kính đeo cải tiến. Đeo kính áp tròng sẽ khắc phục các nhược điểm thường gặp ở kính gọng thông thường như mất thẩm mỹ, vướng víu, tầm nhìn hẹp. Tuy nhiên vì dạng kính này sẽ tiếp xúc trực tiếp với con ngươi mắt nên người dùng cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, đảm bảo đeo và vệ sinh kính đúng cách để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và một số bệnh về mắt.

Hiện nay có 2 loại kính áp tròng với 2 mục đích khác nhau:

– Kính dùng để cải thiện thị lực tức thì và tạm thời chỉ sử dụng ban ngày trong thời gian

– Kính áp tròng Ortho-K, chỉ sử dụng vào ban đêm khi đi ngủ và tháo ra vào ban ngày. Khác với kính áp tròng thông thường chỉ cải thiện tạm thời thị lực, Ortho-K giúp điều chỉnh lại độ cong của bề mặt giác mạc của mắt trong quá trình đeo, nhằm giảm mức độ cận, giúp người bị cận thị có thị lực tốt dần lên theo thời gian.

Lưu ý nếu đang có các bệnh về mắt, bạn cần ngưng hoặc có thể không được sử dụng kính áp tròng, tránh khiến cho tình trạng bệnh lý diễn biến nặng hơn. Đối với kính áp tròng Ortho-K, người bệnh cần thăm khám và có sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ trước khi sử dụng.

2.3 Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ

Có những phương pháp điều trị tật khúc xạ nào?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về giá tròng kính cận thường hiện nay

Phẫu thuật bằng laser là phương pháp điều trị tật khúc xạ vĩnh viễn hiện đại nhất

Phẫu thuật khúc xạ là phương pháp hiện đại, nhanh chóng nhất hiện nay giúp thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn, cải thiện hoàn toàn tình trạng tật khúc xạ. Phẫu thuật giúp điều chỉnh tật khúc xạ với cơ chế triệt tiêu độ viễn, loạn, cận bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc bằng laser hoặc đặt thấu kính nội nhãn. Sự điều chỉnh này sẽ phục hồi khả năng tập trung ánh sáng của mắt, giúp tia sáng đi vào mắt tập trung chính xác trên võng mạc, cải thiện tầm nhìn và độ rõ của ảnh.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị tật khcus xạ đứt điểm và đạt hiệu quả như ý chỉ sau một lần thực hiện, giúp bệnh nhân chia tay cặp kính, phục hồi thị lực một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Chính vì vậy, đây hiện là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân muốn lấy lại thị lực sáng rõ, nhất là những người trẻ.

Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ khác nhau. Tuy nhiên áp dụng phương pháp nào lại phụ thuộc vào thể trạng mắt của bệnh nhân và nhiều yếu tố khác. Ví dụ, đối với người bệnh bị tình trạng giác mạc mỏng, các phương pháp phẫu thuật sẽ hạn chế hơn so với những ttrường hợp giác mạc có độ dày lớn hoặc độ dày bình thường. Do đó để lựa chọn phương pháp điều trị tật khúc xạ phù hợp, người bệnh nên thăm khám tại nơi uy tín và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *