Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?

Hỏi: Bác sĩ tư vấn giúp em, rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám ạ? Từ trước tới giờ vòng kinh của em rất đều đặn là 30 ngày. Nhưng tháng này bỗng dưng vòng kinh chậm lại đến tận 40 ngày mới có. Lúc đầu em rất lo lắng sợ mang thai ngoài ý muốn nhưng không phải. Hiện, em không thấy thêm dấu hiệu gì khác bất thường. Vậy em có nên đi khám phụ khoa hay không ạ? 

Bạn đang đọc: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?

Thảo Vân ( 25 tuổi, Hà Nội).

Trả lời:

Chào Thảo Vân!

Cảm ơn bạn đã chia sẻ những băn khoăn của mình tới chuyên mục tư vấn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Về vấn đề bạn hỏi: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể phụ nữ sẽ có những dấu hiệu thay đổi, điểm nổi bật trong đó là có kinh nguyệt. Có kinh nguyệt nghĩa là chị em đã có khả năng mang thai và sinh nở. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ khoảng 28 đến 32 ngày, thời gian có kinh là từ 3-5 ngày. Tuy nhiên cũng có những trường hợp kéo dài từ 5-7 ngày, nếu cơ thể không có các dấu hiệu lạ thì đây vẫn được coi là bình thường.

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý, đánh dấu nữ giới có khả năng mang thai và sinh nở Rối loạn kinh nguyệt kéo dài

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt của chị em có sự thay đổi thất thường về thời gian diễn ra vòng kinh, màu sắc máu kinh, tình trạng máu kinh… Sự thay đổi bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt có liên quan tới nhiều yếu tố như: bế kinh, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng hoặc liên quan tới các bệnh phụ khoa như: viêm nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung…

Trong trường hợp của bạn Thảo Vân, vòng kinh rất đều đặn và chỉ thất thường trong 1 tháng thì nguyên nhân có thể do bị căng thẳng, từ đó tâm lý, nội tiết tố trong cơ thể bị tác động dẫn tới việc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra chậm hơn. Nếu hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn các tháng và không đi kèm các biểu hiện bất thường khác của cơ thể thì đây chỉ là sự rối loạn về sinh lý. Chị em không nên lo lắng quá mà hãy tạo cho mình một tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng lại cuộc sống thì kinh nguyệt sẽ đều trở lại. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn tiếp tục bất thường vào tháng tới thì bạn Thảo Vân nên đi khám phụ khoa để bác sĩ kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn.

Lượng máu bao nhiêu là bình thường?

Theo các chuyên gia Sản khoa thì mặc dù kỳ kinh có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày nhưng lượng máu ước tính chỉ tầm khoảng 60-80ml. Vào những ngày đầu của chu kỳ, lượng máu sẽ ra nhiều và sẽ ít dần vào những ngày cuối. Để đảm bảo sức khỏe chị em nên thay băng vệ sinh 3-4 tiếng/lần và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay băng.

Những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt diễn bình thường sẽ diễn ra đều đặn theo từng tháng kèm theo các dấu hiệu mà phụ nữ có thể dễ dàng nhận thấy như: đau tức ngực, đau bụng dưới, đau thắt lưng, cảm giác thèm ăn, nổi nhiều mụn, tăng ham muốn tình dục… Ngoài những triệu chứng này, chị em có thể cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, tâm trạng khó chịu mỗi khi “đến tháng”. Đây được xem là các triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt, do đó bạn không cần phải quá lo lắng, các triệu chứng sẽ dần biến mất khi chu kỳ kết thúc.

Kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày

Một kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi diễn ra trong vòng 3-7 ngày, lặp lại đều đặn sau 28-33 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày thì được xem là bất thường. Đây là biểu hiện của tình trạng rong kinh. Nguyên nhân khiến dẫn đến tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày có thể là do sự rối loạn nội tiết hoặc các biểu hiện bệnh lý của tử cung như: u xơ, polyp tử cung, đa nang buồng trứng… Do vậy khi chị em cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả ngay khi gặp phải hiện tượng này.

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?

Đau tức bụng dưới là một trong những triệu chứng bình thường khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Các nguyên nhân khác khiến kinh nguyệt kéo dài

Sử dụng vòng tránh thai

Vòng tránh được xem là biện pháp tránh thai hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc sử dụng vòng tránh thai cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng dưới, đau lưng, xuất huyết và kinh nguyệt kéo dài.

Tình trạng trên sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu khi đặt vòng và sẽ kết thúc sau khi vòng đã ổn định (3 tháng). Nếu quá 3 tháng mà chu kỳ kinh nguyệt không trở lại bình thường chị em cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn các phương pháp tránh thai phù hợp khác.

Tìm hiểu thêm: CA 125 dấu ấn ung thư buồng trứng

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?

Tác dụng phụ của vòng tránh thai là một trong các nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài

Sảy thai

Không ít trường hợp chị em sảy thai trước khi phát hiện ra mình mang thai (chưa chậm kinh) cũng khiến kỳ kinh nguyệt bị kéo dài và mất nhiều máu hơn chu kỳ bình thường.

Bệnh tuyến giáp

Khi mắc các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ bị rối loạn, có thể kéo dài hoặc ngắn lại, lượng máu trong mỗi chu kỳ cũng thay đổi nhiều ít thất thường, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai của phụ nữ.

Tổn thương tử cung

Các tổn thương thường gặp ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc nguy hiểm hơn là ung thư cổ tử cung đều gây ra xuất huyết âm đạo kéo dài, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi và đe dọa tính mạng nếu không phát hiện kịp thời.

Giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ từ trung niên từ 40 đến 47 tuổi sẽ bước vào thời kỳ  mãn kinh. Đây là giai đoạn nồng độ hormone suy giảm kèm các biểu hiện rõ rệt như: Cơ thể mệt mỏi, tâm tính thay đổi, rối loạn kinh nguyệt kéo dài, giảm ham muốn tình dục…

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể kể đến là :tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày; rối loạn đông máu, thiếu vitamin, khoáng chất….

Làm thế nào để điều tiết chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn?

Để điều tiết chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn chị em nên lưu ý:

  • Giữ tinh thần thoải mái, ổn định, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, lo lắng bởi tâm lý sẽ tác động rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
  • Có lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, sử dụng chất kích thích
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục – một trong những nguyên nhân dẫn tới rối loạn kinh nguyệt

Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra trong thời gian dài, mắc sắc máu kinh có bất thường kèm theo các biểu hiện như đau lưng, mệt mỏi, xanh xao thì nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?

>>>>>Xem thêm: Điểm danh 5 nhóm nam giới dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là địa chỉ y tế uy tín được vô vàn chị em tin tưởng, lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý của nữ giới

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, bạn Thảo Vân đã có giải đáp cho thắc mắc “Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên đi khám”. Bạn Thảo Vân nên lưu ý khi thăm khám phụ khoa nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa đầu ngành, máy móc hiện đại để phát hiện chính xác nguyên nhân bạn gặp phải, từ đó có phương hướng điều trị nhanh và hiệu quả.

Tin liên quan

  • Cắt tử cung có còn kinh nguyệt không
  • Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không
  • Mơ thấy máu kinh nguyệt khi mang thai là điềm báo gì

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *